Biện pháp bán nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 60 - 61)

Các khoản nợ Agribank áp dụng biện pháp bán nợ cho VAMC. Vào khoảng tháng 10/2013 khi Agribank cũng là ngân hàng đầu tiên bán 2.534 tỷ đồng nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC), con số nợ xấu khổng lồ. Ở thời điểm đó, lãnh đạo Agribank cho hay việc bán nợ xấu cho VAMC giúp ngân hàng này giảm tới 7,56% tổng nợ xấu của ngân hàng. Tổng nợ xấu của toàn hệ thống Agribank ở thời điểm bán nợ cho VAMC khoảng gần 33.519 tỷ đồng. So với tổng số nợ xấu toàn bộ hệ thống ngân hàng được NHNN công bố ở thời điểm trên là 139.000 tỷ đồng, thì riêng tỷ lệ nợ xấu của riêng Agribank đã chiếm khoảng 1/4.

Riêng với chi nhánh Agribank Chi Nhánh Sài Gòn số liệu thu nợ bằng biện pháp bán nợ cho VAMC năm 2014 và năm 2015 được thể hiện dưới đây

Bảng 2.13: Số liệu thu hồi nợ bằng biện pháp bán nợ giai đoạn 2013-2015

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2013 2014 2015

Dư nợ gốc 2.85 1,071

Giá trị khoản nợ đã bán 2.85 1,062

Giá trị thu hồi 1.90 23.00

Tỷ lệ thu hồi/dư nợ gốc (%) 66.67% 2,15%

(Nguồn: Báo cáo nội bộ về tình hình HĐKD của Agribank Chi Nhánh Sài Gòn

2013-2015)

Tỷ lệ giá trị thu hồi nợ trên giá trị khoản nợ thấp (năm 2014: 66.67%, năm 2015 là 2.15%)

Để việc bán nợ thành công và hiệu quả thì công việc trước tiên và tối quan trọng là Agribank Chi Nhánh Sài Gòn đã làm là phải rà soát, phân loại từng khoản nợ, đánh giá lại tất cả các nguồn thu có thể thu hồi, tài sản thế chấp và ưu điểm nổi bật của từng khách hàng cần bán, làm cơ sở đưa ra mức giá chào bán và đàm phán giá bán nợ, tránh trường hợp bị ép giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)