Tăng cường chất lượng công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng, công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 73 - 74)

công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay

Giai đoạn thẩm định trước khi cấp tín dụng: Khi thẩm định hồ sơ vay vốn cần chú ý đến những nguyên nhân đã gây ra nợ xấu. Cần phải phân tích khách hàng trên mọi khía cạnh gồm: Tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích ngành, phân đoạn thị trường, khách hàng, ngành kinh doanh mục tiêu, các sản phẩm…Bên cạnh đó, cần phân tích tình hình tài chính của khách hàng có lành mạnh, đủ khả năng tài trợ cho dự án thực hiện hay không? Ngoài ra, còn phải xem xét về năng lực quản lý của cấp lãnh đạo, nguồn nhân lực của khách hàng…Trên cơ sở đó xác định tính khả thi của phương án, dự án kinh doanh để có những đề xuất hợp lý nhằm hạn chế những rủi ro và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng.

Giai đoạn kiểm tra sau cho vay:

Chú trọng công tác kiểm tra thường xuyên và liên tục sau cho vay nhằm phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kịp thời, giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng.

Chú trọng lập sổ theo dõi định kỳ tháng hoặc quý, thông tin về khách hàng, tăng cường đi khảo sát thực tế khách hàng.

Chú trọng theo dõi thường xuyên thông tin về biến động thị trường, ngành hàng liên quan đến mặt hàng mà ngân hàng cho vay, chú ý tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh đối tác của khách hàng vay vốn tại ngân hàng.

Tăng cường công tác rà soát việc thực hiện các điều kiện đã được phê duyệt tín dụng trong tờ trình thẩm định vay vốn, cũng như các cam kết vay vốn của khách hàng. Tuân thủ các chính sách, quy trình quy chế cho vay của Chính phủ, NHNN và ngân hàng ban hành.

Theo dõi chặt chẽ nguồn tiền của khách hàng để kịp thời thu nợ đúng hạn, tránh việc khách hàng sử dụng vào mục đích khác. Kiểm tra hàng tồn kho, các khoản phải thu phải trả, cũng như báo cáo tài chính của khách hàng để phát hiện kịp thời những biến động bất thường và sự mất cân đối của khách hàng.

Rà soát giới hạn tín dụng đối với khách hàng theo đúng quy định. Trường hợp khách hàng không cung cấp báo cáo tài chính, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm tính hợp tác…thì phải thận trọng trong cấp tín dụng, có chính sách giảm dần dư nợ để tìm hiểu và đánh giá thêm thông tin cập nhật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)