Quá trình thẩm định, phê duyệt tín dụng
Việc thẩm định tín dụng chưa được tiếp cận trên cấp độ toàn công ty hoặc nhóm khách hàng có liên quan với nhau. Vì vậy, không nhìn thấy bức tranh đầy đủ về khả năng tài chính (vốn tự có thực, công nợ), dòng tiền, điều chuyển tiền giữa các công ty liên quan, không tính toán chính xác nhu cầu vốn tự có và vòng quay vốn lưu động dẫn đến cấp tín dụng quá mức, một lô hàng cho vay nhiều lần (đảo nợ), không quản lý được dòng tiền của khách hàng.
Cho vay dự án thường chỉ được đánh giá chủ yếu trên cơ sở hiệu quả của dự án, chưa đánh giá kỹ hoạt động và dòng tiền của toàn công ty, bản thân dự án cho vay thì tốt, nhưng khó khăn từ hoạt động khác đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, hoặc ảnh hưởng đến khả năng thu xếp vốn tự có, vốn kinh doanh của dự án
Chưa có định hướng tổng thể về cơ cấu danh mục tín dụng theo xếp hạng tín dụng hoặc theo ngành hàng
Chưa phân tích kỹ tình huống khủng hoảng trong quyết định cho vay, đặc biệt là trong cấp tín dụng đầu tư dự án
Chưa thẩm định khả năng thu xếp vốn tự có của doanh nghiệp; Khi cho vay đầu tư dự án, nhiều dự án dang dở do thiếu vốn, phải tăng cho vay để hoàn thành, hoặc khách hàng đi vay ngân hàng khác, hoặc sử dụng vốn ngắn hạn để bù đắp dẫn đến hiệu quả giảm, gia tăng rủi ro so với phương án thẩm định ban đầu.
Chưa chú trọng đúng mức đến khả năng thu xếp vốn lưu động (đặc biệt đối với các dự án có nhu cầu vốn lưu động lớn như sắt thép, xi măng dẫn đến đình đốn sản xuất do thiếu vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ trong thời gian đầu đi vào hoạt động.
kho, tài sản dở dang, đầu tư tài chính…gây ra tiềm ẩn rủi ro suy giảm tài sản so với nguồn vốn.
Chưa đánh giá kỹ yếu tố tín nhiệm, năng lực của người chủ sở hữu hoặc người lãnh đạo chính của công ty.
Trong một số trường hợp chưa có kinh nghiệm trong thẩm định các yếu tố kỹ thuật, công nghệ, các điều kiện cần thiết (vùng nguyên liệu, vị trí đặt nhà máy…) đối với các dự án đặc thù, sản phẩm mới, đối với những ngành mà yếu tố công nghệ, máy móc thiết bị, chuỗi sản xuất, chu kỳ sản phẩm…có tính quyết định đối với sự thành bại của dự án.
Quá trình tác nghiệp, giải ngân, quản lý sau cho vay:
Nhìn chung, việc quản lý sau cho vay chưa tốt, theo dõi chưa sát sao tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh của doanh nghiệp nhằm phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro để có biện pháp xử lý sớm, giảm thiểu tổn thất, cụ thể:
Chưa chú trọng đúng mức việc luân chuyển tiền – hàng trong quá trình giải ngân: thực tế cho thấy có những trường hợp giải ngân tiền vay nhưng không theo dõi sát sao tài sản đối ứng hình thành từ tiền vay đó, nên dẫn đến tình huống không có hàng đối ứng hoặc không theo dõi, quản lý được nguồn thanh toán.
Chưa đánh giá đúng mức tình hình vay nợ của khách hàng tại ngân hàng khác: trong bối cảnh một khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác nhau, nếu không theo dõi sát sao sẽ dẫn đến tình huống khách hàng có thể sử dụng nguồn tiền trả nợ của ngân hàng này khi chưa đến hạn để thanh toán cho ngân hàng khác, hoặc sử dụng cho mục đích khác, hoặc vay mượn quá mức dẫn đến đầu tư kinh doanh kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến năng lực trả nợ chung của doanh nghiệp. Chưa đánh giá thường xuyên chất lượng tài sản của khách hàng: Khả năng chậm luân chuyển của hàng tồn kho, giá trị thị trường hàng tồn kho, chất lượng các khoản phải thu…
Chưa quan tâm và nhận diện các công ty liên quan của khách hàng vay vốn, chưa theo dõi việc luân chuyển tiền, công nợ, dòng tiền trong nhóm các khách hàng có liên quan với nhau, không sớm phát hiện dấu hiệu chiếm dụng nguồn tiền thanh
toán, có khả năng giải ngân cho công ty này thanh toán cho công ty khác trong nhóm, nhưng trên thực tế không có hàng hóa thực để đối ứng.
Một số trường hợp nhận thế chấp hàng hóa tồn kho hoặc tồn kho luân chuyển nhưng không theo dõi, quản lý được hàng thế chấp, không có quy trình quản lý hàng tồn kho luân chuyển.
Chưa chú trọng theo dõi, thu thập và đánh giá thông tin đầy đủ về các hoạt động kinh doanh, các dự án đang triển khai khác của khách hàng và người có liên quan đến khách hàng. Nhiều trường hợp dòng tiền bán hàng về bị khách hàng chiếm dụng để bù đắp thanh khoản cho những hoạt động đầu tư khác.
Chưa chú trọng theo dõi và cập nhật thường xuyên thông tin về biến động thị trường của các ngành mà khách hàng đang kinh doanh, do đó không kịp thời nhận diện dấu hiệu rủi ro thị trường để sớm có giải pháp yêu cầu khách hàng cắt lỗ nhằm giảm tổn thất.
Thiếu rà soát định kỳ đối với các khoản cấp tín dụng dự án đầu tư, vì vậy không kịp thời phát hiện việc thiếu vốn tự có, tăng tổng mức đầu tư, nguy cơ chậm tiến độ, biến động thị trường, tình hình thực hiện điều kiện tín dụng, vấn đề thiếu hụt nguồn vốn lưu động… ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án nhằm sớm có giải pháp giảm thiểu rủi ro.