Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 51 - 53)

Năng lực tài chính yếu, phụ thuộc nhiều vào vốn ngân hàng: Nhiều doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy cao, vốn tự có thấp, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Vùng đệm vốn tự có mỏng nên dễ lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản khi thị trường tài chính biến động, khả năng đỗ vỡ cao. Vì vậy, khi chính sách tiền tệ thắt chặt, thì các doanh nghiệp dễ gặp khó khăn về khả năng trả nợ.

Quản trị doanh nghiệp chưa theo kịp quy mô phát triển, thiếu kinh nghiệm, thiếu minh bạch:

Nhiều doanh nghiệp chỉ chú ý tới mục tiêu trước mắt như tăng doanh thu, lợi nhuận trong ngắn hạn mà chưa chú trọng công tác quản trị doanh nghiệp nói chung và

quản trị tài chính nói riêng, thường sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn gây mất cân đối nguồn vốn.

Chưa chú trọng chính sách kiểm soát rủi ro (rủi ro thị trường, rủi ro đối tác, chính sách cắt lỗ…)

Đa số doanh nghiệp còn khá non trẻ, kinh nghiệm thị trường chưa nhiều do chưa trải qua thời kỳ khủng hoảng nên dễ đổ vở khi gặp khó khăn về tài chính kinh tế, điển hình là các ngành bất động sản, thương mại café, thu mua nông sản, phân bón, nguyên vật liệu…

Đầu tư dàn trải, đầu tư quá khả năng

Đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính: Đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản bằng nguồn vốn từ hoạt động kinh doanh chính, khi nền kinh biến động thì doanh nghiệp bị thiếu hụt về thanh khoản.

Đầu tư mở rộng công suất, tăng mạnh quy mô hoạt động không tương xứng với kinh nghiệm quản trị, qui mô vốn dẫn đến nhiều dự án không thu xếp đủ vốn, không tạo ra hiệu quả dòng tiền, gây sức ép tài chính quá lớn trong ngắn hạn.

Đầu tư dàn trải, đầu tư cùng lúc nhiều dự án dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp, thiếu hụt dòng tiền

Đầu tư vốn ngắn hạn vào những tài sản có tính thanh khoản thấp.

Khách hàng cố tình lừa đảo:

Làm giả hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản thế chấp

Vay ké, vay chung nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng

Nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng ít hơn nhiều so với số tiền khách hàng thực vay, số tiền chênh lệch dùng để chi tiêu, dẫn đến thâm hụt vốn không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Lập công ty nhưng chỉ để hoàn thiện hồ sơ pháp lý hoặc làm trung gian vay nợ ngân hàng cho các đối tượng không đủ điều kiện vay vốn hoặc không tiếp cận được ngân hàng mục đích là thu phí dịch vụ, thực chất không có kinh doanh.

Một số đối tượng chuyên cho vay nặng lãi dùng giấy tờ nhà của người dân nghèo đã thế chấp cho họ và yêu cầu người dân ký các hợp đồng ủy quyền để thế chấp

vay tiền ngân hàng. Sau đó cho người dân vay lại số ít, còn lại sử dụng vào mục đích khác, chiếm đoạt…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)