Khái quát cổ tích Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian tày ở ba bể, bắc kạn (Trang 80 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Khái quát cổ tích Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn

Trong kho tàng truyện kể dân gian Tày ở Ba Bể, so với thể loại thần thoại và truyền thuyết thì truyện cổ tích là thể loại có số lượng bản kể nhiều hơn cả. Cũng giống như truyện cổ tích của các dân tộc khác, cổ tích Tày huyện Ba Bể được coi là loại hình nghệ thuật đích thực, đó là những tác phẩm nghệ thuật dân

gian hoàn chỉnh. Trong những tác phẩm đó, người Tày huyện Ba Bể xưa thỏa sức sáng tạo và gửi gắm những ước mơ, khát vọng; những tâm tư, tình cảm, kinh nghiệm sống của mình. Là kết quả của trí tưởng tượng dân gian, là những câu chuyện được sáng tạo trên cơ sở của sự hư cấu kì ảo có chủ tâm. Những cốt kể cổ tích đều thể hiện khát vọng, ước mơ về những điều “nên có” và “có thể có” diễn ra trong thế giới cổ tích nhưng đều không được coi là những câu chuyện có thực. Nếu như trong thần thoại và truyền thuyết luôn có yếu tố hoang đường hay tính chất huyền thoại gắn liền với những quan niệm, những lí giải của người xưa về thiên nhiên vạn vật, về lịch sử, về sự thật xảy ra trong quá khứ thì trong truyện cổ tích mặc dù nội dung mỗi truyện đều có yếu tố của thực tế giống như những truyện kể phản ánh hiện thực cuộc sống của nhân dân nhưng luôn được coi là những câu chuyện không có thực.

Theo cách phân loại truyện cổ tích của tác giả Vũ Anh Tuấn trong giáo trình Văn học dân gian và kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy, truyện cổ tích Tày huyện Ba Bể có đủ các tiểu loại. Đó là: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật. Trong các tiểu loại đó, cũng có những type truyện xuất hiện ở truyện cổ tích của các dân tộc khác.

Truyện cổ tích thần kì có những type truyện tiêu biểu như truyện về người con côi, người đội lốt. Ở những truyện cổ tích này thường hướng tới xây dựng những nhân vật có số phận bất hạnh, qua đó phản ánh những xung đột, mâu thuẫn giữa tầng lớp dưới (nhân vật bất hạnh) với các lực lượng thuộc tầng lớp trên trong xã hội đã có sự phân hóa giai cấp. Những mâu thuẫn, xung đột ấy được giải quyết nhờ vào sự trợ giúp của yếu tố thần kì. Yếu tố thần kì chính là đặc trưng nổi bật của tiểu loại cổ tích này như truyện: Tiếng hát nàng Slao; Hò Pịa; Con ốc thần….

Cổ tích sinh hoạt thường gắn với những vấn đề liên quan đến đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tày xưa ở Ba Bể. Đó có thể là những mối quan hệ gia đình: cha mẹ - con cái, vợ - chồng hay mối quan hệ xã hội: chủ - tớ, bạn bè… Cổ tích sinh hoạt ít sử dụng yếu tố kì ảo. Những khó khăn, mâu thuẫn, xung đột trong truyện sẽ được giải quyết bằng chính những hành động hay tác động của

con người. Trong tiểu loại này có những type truyện về nhân vật thông minh như

Chàng mồ côi thông minh; Người chồng thông minh…; truyện về nhân vật xấu

tính tiêu biểu có truyện Người vợ dối gian; Ông vua xấu tính…

Tiểu loại cổ tích loài vật cũng rất phổ biến trong kho tàng cổ tích dân tộc Tày Ba Bể. Đó là những câu chuyện xoay quanh việc phản ánh hoặc lí giải những đặc điểm, đặc tính sinh học của loài vật hay sự xuất hiện của một loài vật nào đó như truyện Ve sầu và đom đóm; Chuyện cua trốn nợ; Tại sao ngày nay gấu cụt đuôi…

Tuy phân loại như vậy nhưng chúng tôi nhận thấy, trong một số truyện cổ tích của người Tày Ba Bể có tổng hợp trong đó vừa là cổ tích thần kì vừa có cả chi tiết về loài vật (Lí giải về sự xuất hiện của con vật) như truyện Hò Pịa; Nàng Sáy là cổ tích thần kì nhưng đồng thời truyện cũng lí giải về sự xuất hiện của các con vật như con vắt, con đỉa.

Qua khảo sát, tổng hợp và nghiên cứu về truyện cổ tích Tày Ba Bể ta có thể thấy trong những cốt kể là một thế giới cổ tích vốn rất hư ảo do con người tưởng tượng ra. Đó là những câu chuyện mang tính đặc trưng của địa phương miền núi rõ nét. Chính điều này đã góp phần tạo nên sự phong phú, độc đáo cho kho tàng truyện cổ tích Tày Ba Bể. Như vậy, có thể thấy truyện cổ tích của dân tộc Tày Ba Bể khá phong phú không chỉ ở số lượng bản kể mà còn đa dạng ở các tiểu loại.

3.2. Số liệu khảo sát

3.3. Phân tích số liệu khảo sát

Nhóm 1: 11 = 28%

Nhóm 2: 18 = 46% Nhóm 3: 10 = 26%

Nhóm 1:Truyện cổ tích thần kì Nhóm 2:Truyện cổ tích sinh hoạt Nhóm 3:Truyện cổ tích loài vật

3.3.1. Truyện cổ tích thần kì

3.3.1.1.Truyện về nhân vật mồ côi

Truyện về nhân vật mồ côi được lưu truyền khá phổ biến trong truyện cổ tích của dân tộc Tày Ba Bể. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 07 truyện, chiếm 63,6% trên tổng số truyện cổ tích thần kì; trong đó có 03 cốt kể là kết quả điền dã của tác giả.

Trong xã hội của người Tày Ba Bể xưa cũng như của nhiều dân tộc khác thì người mồ côi là một nạn nhân phổ biến của xã hội đã có sự phân hóa, phân biệt kẻ giàu, người nghèo. Khi đó, xã hội xuất hiện những con người có số phận bất hạnh như người mồ côi, người con út, người con riêng…

Người con côi xuất hiện trong truyện kể của người Tày Ba Bể thường là những chàng trai, cô gái có cuộc đời bất hạnh, họ sinh ra trong gia đình nghèo khổ, không địa vị của cải; có nhân vật con côi còn phải mang diện mạo xấu xí. Nhưng đổi lại, họ thường là những con người có lòng lương thiện, nhân ái luôn biết giúp đỡ người khác, chăm chỉ và tài năng. Những tài năng của người con côi - đứa con của rừng núi Ba Bể cũng gần gũi, mộc mạc như chính tâm hồn của họ đó là tài săn bắn hay hát lượn, hát sli…

Trong truyện cổ tích về nhân vật mồ côi của người Tày Ba Bể, nhân vật mồ côi thường không gặp những mâu thuẫn gay gắt trong gia đình hay ngoài xã hội mà nhân vật thường được tác giả dân gian đặt vào hoàn cảnh sống cô đơn, nghèo khổ. Điều này phải chăng bắt nguồn từ thực tế của đời sống xã hội. Có thể ở giai đoạn này, cư dân Ba Bể xưa chưa có sự phân hóa về giai cấp một cách rõ rệt. Họ vẫn sống dựa vào thiên nhiên, chưa có sự chênh lệch quá lớn về giàu nghèo nên chưa xảy ra những xung đột, mâu thuẫn gay gắt giữa kẻ giàu người nghèo, giữa giai cấp thống trị với những người nghèo khổ bất hạnh. Hình ảnh nhân vật mồ côi thường được người Tày xưa xây dựng là một chàng trai mồ côi, nghèo khổ, chăm chỉ làm lụng: “Hằng ngày người con thường giúp mẹ mò cua bắt ốc đổi gạo nuôi

cứ gặt xong phía trước, phía sau bông lúa lại trổ và chín khiến mồ côi cứ luôn

chân luôn tay không nghỉ” (Hò Pịa).

Tuy nghèo khổ, bất hạnh nhưng mồ côi luôn mang khát vọng về tình yêu và hạnh phúc gia đình với những người con gái đẹp. Trong hầu hết các truyện kể về nhân vật mồ côi của dân tộc Tày Ba Bể thì motif kết hôn xuất hiện với tần số khá cao (5/7 truyện). Dù là bằng cách này hay cách khác, để mồ côi có được vợ đẹp thì việc sử dụng motif kết hôn của các tác giả dân gian cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật. Từ một người nghèo khổ, bất hạnh, cô đơn, mồ côi có gia đình, có cuộc sống êm đẹp hạnh phúc; người con gái đẹp trở thành vợ mồ côi giống như phần thưởng đặc biệt đối với nhân vật. Điều này không chỉ tiếp thêm sức mạnh để mồ côi vươn lên trong cuộc sống mà còn gửi gắm trong đó là ước mơ giản dị của người Tày Ba Bể xưa. Trong motif kết hôn đó, đối tượng mà mồ côi kết hôn thường là những người con gái/con trai đẹp, con nhà giàu, đặc biệt nhiều nhất là nàng tiên như trong các truyện kể: Nàng Sáy; Hò Pịa; Nàng tiên; Con ốc thần… Điều này thể hiện niềm tin của người lao động nghèo, những số phận bất hạnh, thấp kém chịu nhiều thiệt thòi nhưng lại chăm chỉ sẽ được bù đắp xứng đáng. Vậy nhưng trong những truyện kể trên chỉ có truyện Con ốc thần; Tiếng hát nàng Slao; Nàng sáy là kết thúc một cách có hậu. Trải qua bất hạnh và thử thách mồ côi có cuộc sống hạnh phúc, giàu sang. Câu chuyện có cái kết tốt đẹp bởi trong truyện kể này, mồ côi có được người vợ/chồng đẹp là nhờ vào sự chăm chỉ, tài năng và tốt bụng của mình nên cuối cùng được bù đắp xứng đáng.

Còn trong những truyện Hò Pịa; Nàng tiên thì kết thúc lại không có hậu. Mồ côi trong truyện gặp phải kết cục nghiệt ngã bởi mồ côi trong những truyện này có được tiên nữ làm vợ là nhờ vào “mưu kế” của mình. Chính vì kết hôn không phải là sự tự nguyện mà tiên nữ lấy mồ côi vì “miễn cưỡng”: Mồ côi dấu đôi cánh khiến tiên nữ không thể bay về trời đành chấp nhận ở hạ giới làm vợ

mồ côi. Dù cuộc sống gia đình họ đã có những ngày thật hạnh phúc “Họ có con

đôi cánh của mình với nỗi nhớ da diết về gia đình của mình ở trên trời nên tiên

nữ đã bỏ lại gia đình dưới hạ giới để bay về trời”. Trước khi từ giã các con, tiên

nữ đã nhắn nhủ “khi nào bố mắng thì ra sân trước nhà ngửa mặt lên trời gọi mẹ. Khi nào thấy trên trời thả xuống hai sợi dây thì các con cứ theo dây màu đen mà

leo lên còn cho bố theo dây màu trắng” (Nàng tiên). Và việc mồ côi chết là do

tiên bày cách cho chàng con đường lên trời cùng các con: Mồ côi leo được nửa chừng tiên nữ từ trên trời nhấp nước dây đứt mồ côi rơi xuống. Theo lời nguyền của tiên máu của mồ côi rơi trên cạn biến thành con vắt, rơi xuống nước biến

thành con đỉa, xuống thác biến thành con bọ nẹt. Từ kết thúc truyện có thể thấy

một phần quan niệm của người Tày Ba Bể, dù có tưởng tượng, hư cấu hay kì ảo thì vẫn gắn với hiện thực đời sống. Con người và tiên thuộc về hai thế giới khác nhau vì thế khó có thể có một kết thúc tốt đẹp. Việc vợ tiên dặn dò và nhấp nước khiến mồ côi rơi xuống chết giống như một sự trả thù cho việc làm trước đó của mồ côi“Mồ côi giấu đôi cánh khiến nàng không thể về trời, sống ở hạ giới với

nỗi buồn nhớ gia đình, quê hương” (Nàng tiên). Như vậy, từ những truyện kể

với kết thúc không có hậu này ta cũng thấy được thái độ khá rạch ròi của người Tày xưa. Họ biết phân biệt chuyện đúng - sai, theo quan niệm “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Nàng tiên xuất hiện trở thành vợ mồ côi, giúp mồ côi có được cuộc sống gia đình ấm êm nhưng cũng chính lực lượng thần kì (nàng tiên) lại nghiêm túc trừng phạt về sự “láu cá, thủ đoạn” của mồ côi. Khi sự thật được phơi bày cũng là lúc hạnh phúc của mồ côi bị tuột khỏi tầm tay. Chi tiết kết thúc “một tiếng nổ lớn làm dâng lên một cái cột nước đẩy mồ côi lên cao rồi lại ném xuống đất” đầy ám ảnh.

Trong truyện về nhân vật mồ côi của người Tày Ba Bể còn có truyện kể về chàng mồ côi sống nghèo khổ, trải qua những thử thách khó khăn, bằng sự giúp đỡ thần kì mồ côi phải đối mặt với yêu tinh và chiến thắng. Phần thưởng mà mồ côi có được không phải là motif quen thuộc kết hôn với người con gái đẹp mà mồ côi được vua giữ lại làm tướng to trong triều. Đó là chàng mồ côi trong truyện Anh chàng mặt đỏ, mặt đen.

Như vậy, truyện kể về nhân vật người con côi không chỉ phản ánh chân thực số phận của những con người đáng thương, nghèo khổ trong xã hội, trong cuộc sống đời thường mà nó còn là kết quả của trí tưởng tượng, lòng nhân đạo và cả ước mơ về sự công bằng của tập thể nhân dân trong quá trình sáng tác.

3.3.1.2. Truyện về nhân vật người khỏe, người tài giỏi

Theo số liệu sưu tầm, khảo sát và điền dã, hiện chúng tôi mới chỉ tìm được 01 bản kể về nhân vật người khỏe, chiếm 9,1% trên tổng số truyện cổ tích thần kì của dân tộc Tày Ba Bể. Đó là truyện Ba chàng trai tài giỏi. Có thể do môi trường sống gần gũi với núi rừng, sông suối, điều kiện tự nhiên vừa hùng vĩ vừa khắc nghiệt dữ dội, một mặt phải sống hòa mình với thiên nhiên, mặt khác lại phải đấu tranh, chinh phục tự nhiên để sinh tồn nên đã làm nảy sinh kiểu truyện này. Tuy nhiên, kiểu truyện này qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy có rất ít bản kể so với các kiểu truyện cổ tích khác. Lí giải về điều này như trong Giáo

trình văn học dân gian của tác giả Vũ Anh Tuấn chủ biên nhận xét về sự ra đời

của truyện cổ tích “Có những truyện cổ tích ra đời ngay trong thời kì thần thoại hưng thịnh (loại truyện cổ tích thần kì), tuy nhiên phần lớn truyện cổ tích ra đời sau thần thoại, khi chế độ công xã thị tộc tan rã và được thay bằng gia đình riêng

lẻ, đó là lúc trong lòng xã hội có sự phân chia giai cấp một cách sâu sắc” [51,

tr.112] thì có thể kiểu truyện này ít bản kể là do kiểu truyện này ra đời từ sớm, khi mà thời kì thần thoại vẫn còn hưng thịnh nên có thể các bản kể đã bị thất lạc. Mặt khác, cũng có thể hiểu cổ tích nảy sinh khi chế độ công xã thị tộc tan rã, xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp nhưng do môi trường sống hài hòa với thiên nhiên cùng mối quan hệ xóm làng thân thiết, con người chất phác, mộc mạc nên người Tày Ba Bể xưa ít chịu ảnh hưởng bởi sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Chính vậy họ ít nhận thấy có nhân vật nổi bật hoặc cũng không xuất hiện nhân vật kì tài, khỏe mạnh đứng ra đấu tranh với giai cấp thống trị để cứu giúp bản làng nên kiểu truyện về người tài giỏi ít bản kể. Cũng trong cuốn giáo trình trên, các tác giả đã nhận xét kiểu truyện dũng sĩ hay truyện về các chàng trai khỏe “kiểu truyện

dựng là những con người tài giỏi hơn người. Những nhân vật này thường xuất hiện đúng lúc nhân dân cần, là vị cứu tinh cho một người cụ thể hoặc cũng có thể cứu cho cả bản làng thoát khỏi những hiểm nguy bằng tài năng, sức lực của họ. Tài năng của họ thường được xây dựng, khẳng định bằng việc thông qua những thử thách đó là cuộc so tài hoặc đối mặt mặt với các loại thế mạnh như chim thần, quỷ dữ, chim lạ… và bằng chính tài năng của mình họ đã tiêu diệt được cái ác. Qua cốt truyện này đồng bào dân tộc Tày cũng muốn phản ánh khát vọng chinh phục thiên nhiên của họ. Như trong truyện Ba chàng trai tài giỏi thì tình huống khó khăn để ba chàng trai thể hiện tài năng của mình là trong buổi kén rể cho con gái xinh đẹp của một gia đình nọ. Buổi lễ đang diễn ra thì bỗng xuất hiện con chim lạ xà xuống cắp cô gái bay đi khiến cả hội vô cùng hoảng hốt. Chính lúc cô gái gặp nguy hiểm, tài năng của các chàng trai được bộc lộ.

Chàng trai thứ nhất: thử thách của chàng là đối mặt với “con chim lạ tít

tắp trên trời cao”. Tài năng của chàng là bắn cung. Bắn cung cũng là một chi tiết

gần gũi với cuộc sống của người dân tộc Tày vốn quen thuộc với săn bắt hái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian tày ở ba bể, bắc kạn (Trang 80 - 91)