Khái niệm kiểu truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian tày ở ba bể, bắc kạn (Trang 40 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Khái niệm kiểu truyện

Khi nghiên cứu về truyện kể dân gian thì khái niệm về kiểu truyện (type) vẫn được các nhà nghiên cứu dùng như một cách tiếp cận văn học dân gian nói chung, truyện kể dân gian nói riêng. Tác giả Nguyễn Tấn Đắc đã khái quát “type và motif là những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền

vững của truyện kể dân gian” [6; tr.11].

Hiểu theo nghĩa thông thường, type được hiểu như là chỉ một lớp sự vật có những đặc điểm giống nhau hay kiểu người có những đặc điểm chung. Type được hiểu giống với các khái niệm về đại diện điển hình, kiểu mẫu, kiểu.

Trong nghiên cứu về truyện kể dân gian thì thuật ngữ type thường được hiểu dựa vào khái niệm của nhà nghiên cứu Stith Thompson viết trong cuốn Standar

dictionary of Folklore (New York, 1950), ý khái quát là: “Typelà những cốt kể

có thể tồn tại độc lập trong kho truyện truyền miệng. Dù đơn giản hay phức tạp, truyện nào được kể như một cốt kể độc lập đều được xem là một type. Có những truyện kể dài chứa đựng hàng tá motif, lại có những truyện kể ngắn như những mẩu kể trong các chùm truyện về súc vật có thể chỉ có một motif đơn lẻ. Trong trường hợp đó, type và motif đồng nhất. Nếu hiểu type là những cốt kể độc lập như vậy thì trong mỗi nền văn hóa riêng biệt chỉ có một số lượng type nhất định”

[6; tr.11].

Nghiên cứu về kiểu truyện trong truyện kể dân gian, tác giả Nguyễn Bích Hà nêu ý kiến: “Tất cả những truyện có những mô típ tương tự nhau như vậy làm thành một kiểu truyện, khác với những kiểu truyện khác bởi hệ thống mô típ riêng, bởi quan niệm nghệ thuật riêng, bởi ý nghĩa phản ánh riêng. Kiểu truyện là một tập hợp

những truyện kể có những mô típ cùng loại hình” [9; tr.26].

Tác giả Nguyễn Thị Minh Thu quan niệm “Tập hợp những mẫu truyện kể dân gian có chung một cốt kể tức là chung một hệ thống motif sẽ tạo thành một type. Type là một cốt với tất cả các dị bản của nó và trở thành một kiểu truyện, tức là một đơn vị truyện độc lập, phân biệt với đơn vị truyện khác. Có thể gọi

type là một truyện đơn vị, một kiểu truyện. Kiểu truyện tương đương với thuật ngữ type” [48; tr.39].

Như vậy, kiểu truyện hay type truyện là nhóm các truyện có cùng một chủ đề, có cùng kiểu cấu trúc hay type truyện có thể được hiểu là tất cả những mẫu truyện kể dân gian có chung một cốt kể, nghĩa là chung các motif (bao gồm cả các dị bản của nó). Type là đơn vị truyện kể tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ và nó chứa trong mình những motif khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian tày ở ba bể, bắc kạn (Trang 40 - 41)