Lịch sử vùng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian tày ở ba bể, bắc kạn (Trang 25 - 26)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.2. Lịch sử vùng đất

1.1.2.1. Nguồn gốc tộc người Tày

Dân tộc Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên với các tên gọi khác nhau như: Thổ, Ngạn, Phèn… và theo một số nghiên cứu còn cho rằng dân tộc Tày ở Việt Nam có mối quan hệ gần gũi với người Choang tại Trung Quốc. Ở Việt Nam, người Tày có mặt khắp

cả nước, tuy nhiên địa bàn cư trú chủ yếu là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên,

Bắc Kạn… [59]. Ở Bắc Kạn, dân tộc Tày chiếm số lượng đông nhất trong các

dân tộc của tỉnh Bắc Kạn với 52,9% trên tổng số dân toàn tỉnh. Trong đó, huyện Ba Bể có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống thì đồng bào dân tộc Tày chiếm 61,93 % trong tổng số dân cư trên địa bàn huyện. Trong các tộc người sống ở huyện Ba Bể thì tộc người Tày định cư sớm nhất. Khoảng hơn 2000 năm qua, cư dân Tày đã có mặt và sinh sống định cư tại Ba Bể và trở thành tộc người chiếm đa số ở đây.

1.1.2.2. Địa bàn sinh tụ

Huyện Ba Bể chủ yếu có địa hình hiểm trở với nhiều núi cao, nhiều sông suối nên không có nhiều cánh đồng hay bãi bồi rộng lớn mà chủ yếu là các thung lũng nhỏ hay bãi bồi ven sông, hồ. Từ khi có mặt ở vùng đất này, tộc người Tày là những cư dân định cư sớm nhất nên họ vẫn còn khá thuận lợi trong việc định cư lập bản làng. Bản làng của họ thường dựng nơi chân núi đồi thấp, bên cạnh những thung lũng nhỏ, cạnh những dòng sông, suối hay ven hồ để thuận tiện cho việc canh tác sản xuất nông nghiệp và đánh bắt cá. Hiện nay, ở Ba Bể chỉ có thị trấn Ba Bể là nơi tập trung đông dân cư nhất bởi chỉ có thị trấn Ba Bể là vùng đất rộng và bằng phẳng nhất ở đây. Các xã còn lại chủ yếu vẫn giữ được những nét nguyên sơ và không có sự thay đổi nhiều về địa bàn sinh tụ như bản Pác Ngòi, thôn Lủng Quang, xã đồng Phúc, Quảng Khê… Một số xã như Mĩ Phương, Địa Linh, Khang Ninh… cư dân người Tày đã có thay đổi về nơi sống, họ chọn dựng nhà cửa gần đường huyện lộ để thuận tiện cho việc kinh doanh, đi lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian tày ở ba bể, bắc kạn (Trang 25 - 26)