Khái quát truyền thuyết Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian tày ở ba bể, bắc kạn (Trang 65 - 73)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Khái quát truyền thuyết Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn

Về truyền thuyết của dân tộc Tày Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, hiện nay số lượng lưu truyền và sưu tầm còn không nhiều. Có thể, ở giai đoạn đó, truyền thuyết dân tộc Tày Ba Bể vẫn bảo lưu các yếu tố cổ sơ, với quan hệ họ tộc bộ lạc khép kín, họ sống hòa mình với thiên nhiên hoang sơ nên họ ít dành sự quan tâm tới việc xây dựng các nhân vật anh hùng mà thiên về xây dựng những nhân vật khổng lồ mang màu sắc huyền thoại hơn. Và một lí do nữa khiến truyền thuyết của người Tày Ba Bể hiện nay còn ít bản kể có thể là do bị thất truyền, đặc biệt là những truyện kể về người anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Truyền thuyết của người Tày Ba Bể chủ yếu mang nội dung kể và giải thích sự hình thành, tồn tại và tên gọi của những địa danh có thật ở địa phương, những phong tục gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tày nơi đây. Vẫn mang yếu tố hoang đường, kì ảo nhưng truyền thuyết đã gắn với hiện thực đời sống, hiện thực lịch sử, niềm tin, niềm tự hào của người Tày Ba Bể. Bên cạnh truyền thuyết về địa danh, truyền thuyết về nhân vật anh hùng lịch sử của người Tày Ba Bể hiện chúng tôi chưa khảo sát được bản kể nào về một người anh hùng cụ thể nhưng cũng đã có truyện kể về những vị tướng vô danh đứng lên trừng trị kẻ ác, đứng lên chống giặc cờ đen gắn với sự xuất hiện của địa danh ở địa phương. Ngoài ra, truyền thuyết Tày Ba Bể còn có truyện kể về dòng họ tốt bụng.

2.2.3. Phân tích số liệu khảo sát

2.2.3.1. Nhóm truyền thuyết địa danh

Về truyền thuyết địa danh, trong Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số

miền núi phía Bắc tác giả Nguyễn Thị Minh Thu đã trích dẫn những quan niệm

về truyền thuyết địa danh của một số nhà nghiên cứu. Theo Đỗ Bình Trị thì truyền thuyết địa danh được hiểu như sau: “Truyền thuyết địa danh là truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lí khác nhau hoặc về nguồn gốc

của bản thân những địa điểm, địa hình, sự vật địa lí ấy”[48; tr.67]. Tác giả Thái

Hoàng khẳng định: “Truyền thuyết dân gian về các địa danh có khi phản ánh một sự kiện lịch sử nhưng rất nhiều truyền thuyết chỉ là một thứ “từ nguyên học

dân gian” nhằm cắt nghĩa tên gọi địa phương mà thôi” [48; tr. 67]. Như vậy, các

nhà nghiên cứu nghiêng về khẳng định truyền thuyết địa danh thật sự thì sẽ có liên quan đến dấu tích lịch sử.

Trên cơ sở những quan niệm của các nhà nghiên cứu về truyền thuyết địa danh, chúng tôi khảo sát, sưu tầm được 05 bản kể về truyền thuyết địa danh của dân tộc Tày huyện Ba Bể, chiếm 50% trên tổng số truyện truyền thuyết ở địa phương này. Trong đó, số truyện khảo sát được qua kết quả điền dã là 03 cốt kể. Số lượng tuy không nhiều nhưng những truyền thuyết này gắn liền với những địa danh thiên nhiên có thật ở địa phương và hiện nay những địa danh này vẫn tồn tại.

Về truyền thuyết địa danh của dân tộc Tày Ba Bể thì đa số các truyện đều liên quan đến lịch sử và tín ngưỡng. Đây là những câu chuyện được người xưa kể lại nhằm giải thích nguồn gốc, tên gọi địa danh bằng cảm quan lịch sử và tín

Nhóm 1: 5 = 50%

Nhóm 2: 4 = 40% Nhóm 3: 1 = 10%

Nhóm 1:Truyền thuyết về địa danh Nhóm 2:Truyền thuyết về phong tục Nhóm 3:Truyền thuyết về dòng họ

ngưỡng. Những chi tiết, sự kiện hoặc nhân vật có thể có thật cũng có thể không hoàn toàn có thật trong đời sống nhưng chúng lại mang ý nghĩa khái quát về lịch sử và đời sống tinh thần của người Tày Ba Bể xưa. Ở địa phương này, mỗi ngọn núi, con sông, cái hang, hòn đảo hay cái hồ nước, cái đền cũng đều gắn với một sự tích. Bằng trí tưởng tượng phong phú gắn với tín ngưỡng, lịch sử đồng bào dân tộc Tày nơi đây đã sáng tạo những truyện kể truyền thuyết mang đặc trưng riêng của địa phương. Trong những cốt truyện đó đều chứa đựng chút yếu tố kì ảo, hoang đường.

Trước tiên, truyền thuyết địa danh Tày Ba Bể gắn với những địa danh có thực, những địa danh này trải dài theo lịch sử ngày nay vẫn tồn tại. Người xưa có thể dựa vào những cảnh quan thiên nhiên, những đặc điểm về địa danh có thật đó để đặt tên địa danh gắn với một câu chuyện hư cấu để giải thích sự hình thành địa danh. Như địa danh hồ Ba Bể ở địa phương này cũng được gắn liền với một câu chuyện truyền thuyết giải thích về sự hình thành một hồ nước rộng lớn mênh mông với cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo. Người xưa không thể giải thích được sự hình thành hồ là do kiến tạo địa lí đặc biệt xảy ra vào cuối kỉ Camri, mà họ giải thích sự xuất hiện của hồ một cách rất tự nhiên gắn với tín ngưỡng, niềm tin của họ với đấng tối cao, với người đã sáng tạo ra loài người và muôn loài vật - đó là Pụt. Họ cũng gửi gắm vào đó niềm tin về lẽ thiện - ác ở đời. Truyền thuyết về hồ Ba Bể có nhiều dị bản nhưng cốt kể Sự tích hồ Ba Bể của người Tày Ba Bể kể lại: “Xưa vùng hồ Ba Bể bây giờ vốn là vùng đất trù phú, đông đúc. Cuộc

sống của mọi người nơi đây vốn đã đầm ấm lại ngày càng thêm đầm ấm”. Chi

tiết này có thể đã gắn với lịch sử của tộc người Tày Ba Bể, họ đã kể thực về cuộc sống phồn thịnh của mình khi định cư ở vùng đất này.Trong cuộc sống phồn thịnh đó “dân làng mở hội để vui chơi ca hát” chi tiết “mở hội” cho ta thấy đời sống tinh thần lạc quan của người Tày Ba Bể xưa in dấu ấn trong truyền thuyết.

Thấy cảnh trần gian tấp nập vui vẻ Pụt sinh ra nghi hoặc… nghĩ vậy Pụt liền

hóa phép thử lòng người”. Qua phép thử, Pụt đã thấy được lòng người thiện - ác

của mình để trừng phạt những kẻ ác, dối trá, tham lam và giúp đỡ, chở che người lương thiện.“Ta đến đây không phải để hỏi chuyện mất bò, đó chẳng qua chỉ là việc để thử lòng người mà thôi. Cảm ơn hai mẹ con bà có tấm lòng nhân hậu, đêm nay trước khi đi ngủ nhớ rắc trấu xung quanh nhà cho cẩn thận dặn dò xong

bà lão biến mất”. Sức mạnh của đấng tối cao đã biến vùng đất Ba Bể trù phú,

vui tươi trở thành hồ nước mênh mông. “Tối hôm đó, hai mẹ con đã làm theo lời dặn. Nửa đêm sấm chớp nổi lên ầm ầm, mưa như trút nước. Thế rồi đất dưới chân mọi người rung chuyển và từ từ sụt xuống cho nước ngập đầy cả vùng chỉ

còn duy nhất nhà của hai mẹ con bà góa là còn nguyên vẹn”. Vậy là từ đó, nước

ngập thành bể, chỗ nhà ở của hai mẹ con bà góa trở thành đảo Bà Góa. Người Ba Bể xưa cũng có quan niệm về “ Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”; đồng thời thấy được cả cách giải thích hình thành hồ nước mênh mông, những hiện tượng tự nhiên sấm chớp, mưa như trút nước, hiện tượng ngập nước, đất sụt… không phải do thiên nhiên mà quan niệm của người xưa đó là do sự trừng phạt của thần linh (Pụt) với con người.

Không chỉ dừng lại ở đó, cũng trong Sự tích hồ Ba Bể cái tên hồ Ba Bể còn liên quan đến niềm tin tâm linh của tộc người Tày Ba Bể, họ tin có thần thuồng luồng ở cõi nước: Sau khi nước ngập, đất sụt tạo thành (hồ) bể lớn thì thủy tộc ở các nơi kéo đến đây để ở. Sau nhiều cuộc giao tranh ác liệt giữa muôn loài thủy quái, cuối cùng thuồng luồng cổ đỏ được trở thành vua của vương quốc này. Thuồng luồng bố chia bể nước thành ba vùng để ba đứa con cai quản. Ba Bể có tên lần lượt là Pé Lèng, Pé Lù, Pé Lồm. Người dân ở đây từ đó quen gọi

tắt là hồ Ba Bể (Sam pé).Trong quan niệm của người Tày Ba Bể (cũng như một

số dân tộc khác), thuồng luồng hay rắn là loài vật thiêng, là loài vật làm vua cõi nước và phù trợ cho con người trong đời sống. Sự tưởng tượng ra các hình tượng thần ở dưới nước trong truyền thuyết một lần nữa thể hiện niềm tin của người Tày Ba Bể vào sự tồn tại của cõi nước và sức sống mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ thần nước trong tâm thức của đồng bào Tày nơi đây.

Ngoài truyền thuyết địa danh hồ Ba Bể liên quan đến vật thiêng là thuồng luồng thì trong truyện Sự tích con mương Tà Loòng cũng là một truyện kể liên quan đến chi tiết vật thiêng “thuồng luồng”. Truyện kể về việc hình thành con mương Tà Loòng ở Đồng Phúc - Ba Bể liên quan đến việc trả ơn của thuồng luồng với ông cụ họ Ma: Thuồng luồng đã được ông cụ họ Ma giúp nên giữ được chỗ ở của mình. Sự giúp đỡ của ông cụ họ Ma khiến thuồng luồng cảm kích và muốn được bão đáp công ơn và kết quả của sự bão đáp đó chính là sự xuất hiện của “dòng nước mát uốn lượn dưới thung lũng, tưới nước cho cả một vùng đất

bằng phẳng, người dân ở đây vẫn quen gọi nó là “con mương Tà Loòng”. Trong

câu chuyện này, người dân Tày Ba Bể xưa không chỉ tin vào vật thiêng ngự trị cõi nước mà còn quan niệm về mối quan hệ giữa người và các vị thần cõi nước rất gần gũi. Con người - thần có mối quan hệ qua lại, tương trợ nhau. Chính nhờ ơn người giúp đỡ mà thần đã trả ơn để Đồng Phúc - Ba Bể ngày nay vẫn còn có địa danh Con mương Tà Loòng.

Truyện kể Kéo lòi vài là sự lí giải của người xưa về đặc điểm nào đó của địa danh, giống đặc điểm một loài vật của nhà trời: Người xưa đặt tên cho con đèo vùng tiếp giáp giữa xã Nam Cường - huyện Chợ Đồn với Bó Lù - xã Nam Mẫu - huyện Ba Bể là kéo Lòi Vài dựa vào hình dáng của một tảng đá rất to có hình giống dấu vết chân trâu trên đỉnh đèo. Người Tày huyện Ba Bể xưa cho rằng, đó là vết chân trâu của nhà trời in lại, từ đó họ đặt tên con đèo là “Kéo

Lòi Vài”- (Vết chân trâu). Con vật xuất hiện trong truyện không phải là thuồng

luồng, rắn hay là một con vật nào khác mà là dấu vết của con trâu. Con trâu là con vật hiền lành gần gũi với công việc lao động sản xuất nông nghiệp và trâu cũng là con vật xuất hiện trong truyện thần thoại Tại sao ngày nay trâu ăn cỏ. Theo thần thoại này thì con trâu vốn ở trên trời và được Pụt sai đem giống lúa quý cho con người dưới hạ giới và vì sự nhầm lẫn của mình nên trâu mới phải ở dưới hạ giới để sửa sai.

Ngoài truyền thuyết địa danh giải thích nguồn gốc, tên gọi địa danh dựa vào cảnh quan thiên nhiên, những đặc điểm về địa danh có thật gắn với câu chuyện hư cấu để giải thích sự hình thành địa danh còn có những truyện kể gắn với những việc làm cao cả của những vị tướng chỉ huy vô danh.Trong trang sử của mỗi dân tộc, mỗi địa phương đã in dấu bao chiến công hiển hách của từng thời đại. Ở thời đại nào cũng có những người anh hùng xuất chúng, họ chính là những nhân vật lịch sử được nhân dân mãi ghi ơn. Đối với người Tày Ba Bể - Bắc Kạn, từ buổi sơ khai lập địa đã trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử 4000 năm của Đại Việt. Trong những giai đoạn đó, vùng đất Ba Bể - Bắc Kạn chắc chắn cũng đã từng có những nhân vật lịch sử, họ đem ý chí, sức mạnh của mình bảo vệ tộc người, bảo vệ quê hương trước giặc giã hoặc chúa đất độc ác. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chúng tôi chưa thống kê, khảo sát được bản kể nào về nhân vật lịch sử có tên tuổi như những truyền thuyết về nhân vật anh hùng của dân tộc Tày ở một số địa phương khác như: Nùng Chí Cao, Dương Tự Minh… nhưng trong quá trình khảo sát điền dã chúng tôi cũng đã gặp truyện kể về địa danh gắn với việc làm cao cả của vị tướng quân vô danh như trong truyện

Truyền thuyết về hang Hua Mạ. Gắn với tên gọi hang Hua Mạ là câu chuyện kể

về một vị tướng chỉ huy không rõ tên tuổi. Truyện kể lại rằng: Khi đất nước lâm vào loạn giặc cờ đen, nhân dân đã đứng lên đấu tranh. Trong đêm nọ, dưới sự chỉ huy của vị tướng quân, nhân dân phản kháng lại quân định nhưng thất bại.Vị tướng chỉ huy nhảy xuống sông tuẫn tiết, con ngựa của tướng chỉ huy bị gặc chém cụt đầu, đầu ngựa trôi theo dòng sông đến thôn bản Pjàn thì bị vướng lại. Sau đó khe núi sau thôn xuất hiện hang động có hình giống đầu ngựa. Để tưởng nhớ công lao của vị tướng chỉ huy, của những người dân và cả con ngựa chiến

người dân đặt tên cho hang động là “Động Hua Mạ”. Như vậy, mặc dù tên tuổi

của người anh hùng ấy không được lưu lại nhưng hành động, ý chí của người anh hùng ấy vẫn là những câu chuyện được người Tày Ba Bể xưa tự hào kể lại và gắn với những truyện kể về họ là những địa danh ở địa phương này.

Về truyền thuyết phong tục, tác giả Vũ Anh Tuấn trong giáo trình Văn học

dân gian đã dẫn quan niệm của Kiều Thu Hoạch về cách phân loại truyền thuyết:

Ở nhóm truyền thuyết phong vật thực ra đây chỉ là cách gọi ước lệ để chỉ một

nhóm các truyền thuyết về phong tục và sản vật. Chủ yếu là những truyện kể về nguồn gốc các phong tục, hội hè, trò diễn, diễn xướng dân gian… hoặc các sản vật có gắn với các nhân vật và sự kiện lịch sử chẳng hạn như các câu chuyện về nguồn gốc tục đánh cá thờ, nguồn gốc tục cướp kén, nguồn gốc trò tứ dân, nguồn gốc trò rước chúa gái… Trong chùm truyền thuyết về Tản Viên ở xứ Đoài hoặc như những truyền thuyết giải thích nguồn gốc cây cau; nguồn gốc bánh chưng,

bánh giầy; nguồn gốc dưa hấu… trong nhóm truyền thuyết Hùng Vương” [51;

tr.80]. Theo cách phân loại này, chúng tôi khảo sát được 04 bản kể về truyền thuyết phong tục của người Tày huyện Ba Bể. Trong đó, có 01 truyện là kết quả điền dã, đó là truyện Sự tích cây thanh thảo. Tuy số lượng không nhiều, nhưng có thể khẳng định sự góp mặt của nhóm truyện này giúp truyện kể truyền thuyết Tày Ba Bể phong phú hơn về đề tài.

Trong nhóm truyền thuyết về phong tục của người Tày Ba Bể chúng tôi nhận thấy truyện thường có type về số phận bất hạnh của người con gái hay tình yêu lỡ dở của đôi nam nữ. Kết thúc là cái chết của nhân vật chính và sự hóa thân của họ thành một loại cây, loài cây ấy được nhân dân sử dụng và trở thành tục lệ từ xưa cho đến ngày nay vẫn dùng đó là tục dùng lá cây thanh thảo để trừ tà, xua đi những điều không may mắn trong cuộc sống hay tục lệ dùng lá dong đỏ để gói bánh chưng ngày tết ở Đồng Phúc - Ba Bể.

Cốt kể về số phận bất hạnh của người con gái thường liên quan đến motif: việc ép gả của cha mẹ cho nhà giàu, chúa đất; cái chết của cô gái và sự hóa thân như trong truyện kể Nguồn gốc cây thanh thảo. Truyện kể về số phận bất hạnh của một thiếu nữ: Nhân vật chính trong truyện kể là người thiếu nữ mới 13 - 14

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian tày ở ba bể, bắc kạn (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)