Nội dung và phân phối chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học phương pháp tọa độ trong không gian (Trang 42)

Tên bài Số tiết

1. Hệ tọa độ trong không gian 4

2. Phương trình mặt phẳng 4

3. Luyện tập 1

4. Phương trình đường thẳng trong không gian 1

5. Luyện tập 1

Kết luận chương 1

Ngày nay, tự học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong nền giáo dục của chúng ta và là một trong các năng lực cốt lõi của chương trình giáo dục đổi mới. Với điều kiện phát triển của nền kinh tế xã hội, bên cạnh những khó khăn thì cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để vận dung phương pháp dạy học theo hướng tự học.

Tự học giúp học sinh phát huy tối đa những phẩm chất đạo đức cũng như khả năng tiềm ẩn của mình. Tuy nhiên muốn đạt kết quả cao trong học tập thì đòi hỏi học sinh phải trang bị cho mình những kĩ năng tự học cần thiết mà trong đó gia đình xã hội nói chung người thầy nói riêng phải là những người biết tác động, biết giáo dục, biết tổ chức có những biện pháp khuyến khích hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và định hướng một cách hợp lý. Kĩ năng tự học Toán của học sinh trung học phổ thông có thể chia làm hai nhóm chính đó là: nhóm kĩ năng nhận thức và nhóm kĩ năng hoạt động.

Chương 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ

TRONG KHÔNG GIAN 2.1 Các định hướng xây đựng biên pháp

- Dựa vào bản chất của việc tự học và các kĩ năng liên quan tới tự học phần phương pháp tọa độ trong không gian.

- Dựa vào đặc điểm bộ môn Toán trong nhà trường phổ thông.

- Dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông.

2.2 Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học phương pháp tọa độ trong không gian phương pháp tọa độ trong không gian

2.2.1 Khơi dậy hứng thú học tập

2.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp

Thúc đẩy học sinh nỗ lực vươn lên thực hiện những mục tiêu trong học tập, giúp các em xác định được mục đích của việc tự học từ đó làm các em yêu thích môn học hơn.

2.2.1.2 Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

Hứng thú là một dạng tâm lý của con người. Trong công việc cũng như trong học tập hứng thú có vai trò rất quan trọng, khi có hứng thú làm việc sẽ tạo ra niềm đam mê biến nó thành động lực để hoàn thành công việc. M.Goki từng nói: “thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Để học sinh yêu thích môn học thì người thầy và ngay cả bản thân học sinh phải là người nắm rõ nhu cầu, mục đích học tập những điều mà người học mong muốn để kịp thời động viên, điều chỉnh thống nhất hài hòa giữa nhu cầu và mục tiêu học tập được đề ra.

+ Về phía giáo viên:

- Trước tiên giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của môn học, hiểu được thế nào là tự học, mục đích ý nghĩa cũng như lợi ích mà việc tự học mang lại cho bản thân gia đình và xã hội từ đó tạo ra hứng thú và động lực trong học tập. Chỉ ra cho học sinh thấy nếu học tốt sẽ làm được những gì (sự thành đạt,

sự tôn trọng và thừa nhận của mọi người, được nhận phần thưởng, học bổng…) còn nếu học kém thì sẽ có thể gặp phải vấn đề gì (sự thất bại trong cuộc sống, không có vị trí việc làm tốt, thi lại, lưu ban, thầy cô cha mẹ buồn lòng…)

- Trong mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần cho học sinh nhận thấy lợi ích, vẻ đẹp, sự thú vị của Toán học, chia nội dung bài học thành các cấp độ từ dễ đến khó để các đối tượng học sinh dễ dàng tiếp nhận phù hợp với trình độ của mình tránh tâm lý chán nản, quan tâm, tận tình chỉ dẫn đối với nhóm học sinh có học lực trung bình, yếu lôi kéo học sinh vào bài giảng của mình. Từ đó, học sinh được tự mình giải quyết các vấn đề từ dễ đến khó lấy lại sự tự tin và tinh thần ham học. Tạo mối quan hệ thầy – trò tốt đẹp. Khi học sinh tin yêu, quý mến thầy cô thì tự nhiên các em cũng sẽ thích môn học mà giáo viên phụ trách. - Sau từng giai đoạn tự học, giáo viên cần có sự kiểm tra và đánh giá kịp thời. Chú ý khen ngợi, động viên sau mỗi thành công hay tiến bộ của học sinh. Nếu học sinh phạm sai lầm, giáo viên có thể chê trách nhưng không mỉa mai miệt thị, chỉ chê về công việc chứ không chê về nhân cách con người; khi chê phải chỉ rõ lý do cụ thể, tôn trọng học sinh phân tích rõ cái sai và hướng khắc phục.

- Nêu các tấm gương về tự học, tinh thần vượt khó học tập để các em noi theo, chẳng hạn như Bác Hồ, giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn…

- Ngoài việc khai thác sự hứng thú trong nội dung bài học, hứng thú của học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, các hình thức dạy học như việc tổ chức trò chơi trong học tập giúp học sinh giảm bớt sự căng thẳng, tạo không khí học tập hào hứng thoải mái vui tươi.

- Tổ chức hoạt động học theo nhóm giúp học sinh có tính kỉ luật, đoàn kết, tự tin, những sở trường, kinh nghiệm vốn kiến thức có sẵn sẽ được huy động để thảo luận, tranh luận, bác bỏ, các em phải tự mình chuẩn bị báo cáo trao đổi kết quả nghiên cứu được chia sẻ kiến thức kinh nghiệm với nhau, từ đó các em sẽ thấy được mâu thuẫn nội tại trong nội dung bài học, ý thức được việc cần phải học đi tìm tri thức mới.

- Tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học, các buổi ngoại khóa chuyên môn, tìm hiểu lịch sử Toán học các tấm gương tiêu biểu, việc làm này không những giúp các em hòa mình với thiên nhiên mà ở đó các em được tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng sống góp phần phát triển năng lực giao tiếp có ý thức bảo vệ thiên nhiên, kiến thức được tiếp thu trực tiếp nên sẽ được ghi nhớ lâu hơn.

+ Về phía nhà trường gia đình và xã hội

- Kết hợp với đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh phát động các phong trào thi đua học tập và rèn luyện đạo đức trong toàn thể học sinh, sau mỗi đợt thi đua kịp thời tổng kết, khen thưởng, động viên, công nhận thành tích tốt mà học sinh đạt được làm tấm gương sáng cho học sinh khác noi theo.

- Nhà trường cùng với các tập thể lớp đề ra các nội quy, quy định rõ về việc khen thưởng hay kỉ luật, quyền và nghĩa vụ của học sinh từ đó các em sẽ chủ động hơn trong việc học tập và rèn luyện đạo đức. Khi cần thiết có thể sử dụng hình thức kỉ luật nghiêm khắc đúng người đúng tội đảm bảo tính công bằng và có tính giáo dục để răn đe.

- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để động viên các em học tập.

2.2.2 Rèn luyện một số kĩ năng cơ bản phục vụ cho quá trình tự học của học sinh học sinh

2.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp

Giúp học sinh hiểu nguyên tắc và cách thức thực hiện việc rèn luyện kĩ năng tự học Toán nhằm giúp học sinh có kĩ năng tự học Toán hiệu quả. Xây dựng một số bước học sinh phát triển kĩ năng của bản thân trong quá trình học tập ở nhà cũng như ở trường.

2.2.2.2 Nội dung và tổ chức thực hiện

a) Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch học tập

Muốn hoạt động tự học diễn ra có hiểu quả thì ngay từ ban đầu học sinh phải xây dựng cho mình kết hoạch tổ chức hoạt động tự học hợp lý. Trong

thực tế hoạt động tự học Toán của học sinh trên lớp chủ yếu phụ thuộc vào sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên. Do đó để việc tự học Toán có kết quả thì việc xây dựng kế hoạch tự học ở nhà là một phần vô cùng quan trọng, nhất là đối với học sinh lớp 12 các em phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ học hành, thi cử. Trung bình một tuần các em học 5 tiết Toán trên lớp hơn nữa môn Toán là một trong các môn thi bắt buộc trong nội dung thi trung học phổ thông Quốc gia nên hầu như ngày nào các em cũng phải học và ôn lại bài cũ. Việc ôn tập ở nhà có thể chia làm hai dạng: Dạng thứ nhất ôn tập, làm bài tập cũ chuẩn bị cho giờ học ngày hôm sau hoặc ôn tập lại kiến thức vừa học ở trên lớp trong ngày nhưng ngày hôm sau không có giờ. Dạng thứ hai ôn tập kiến thức cũ chuẩn bị cho các bài kiểm tra định kì, các kì thi…

Khi xây dựng kế hoạch tự học ở dạng một hộc sinh cần chú ý:

- Dự kiến thời gian cho việc ôn lại nội dung Toán đã học, đọc lại toàn bộ nội dung bài giảng đã ghi xem vấn đề nào còn chưa rõ thì tập chung làm rõ ngay bằng cách hỏi bạn bè hoặc thầy cô. Kiểm tra, đối chiếu kiến thức mà giáo viên trình bày so với sách giáo khoa để hiều thấu đáo hơn, sửa lại những lỗi mắc phải trong việc ghi.

- Làm rõ các phép biến đổi trung gian mà giáo viên hoặc bạn đã sử dụng trong việc giải bài tập, hoặc làm tắt mà mình chưa hiểu. Tìm tài liệu tham khảo liên quan, ghi nhớ, tổng kết lại kiến thức riêng theo cách riêng của mình. Làm bài tập hoặc các vấn đề giáo viên giao về nhà, làm thêm bài tập tham khảo, rút ra công thức giải toán nhanh và dễ nhớ nhất vận dụng giải các bài tập dạng trắc nghiệm. Tuy nhiên phải biết cân đối, sử dung thời gian hợp lý cho môn học vì còn phải tự học các môn khác nữa, tránh việc tập trung quá nhiều thời lượng cho một môn học nào đó trong khi lại không đủ thời gian cho các môn còn lại.

Ngoài việc học hàng ngày, học sinh còn phải lập kế hoạch ôn tập kiến thức cũ, những dạng bài tập cơ bản và nâng cao, chuẩn bị tài liệu tham khảo có

liên quan cho các bài kiểm tra định kì, các kì thi trong năm. Để thực hiện được kế hoạch trên học sinh cần lưu ý:

- Biết tập chung tinh thần, muốn vậy các em phải có hứng thú thoải mái, phấn khởi. Xác định được mục tiêu của việc học để có tinh thần trách nhiệm, hiểu được tầm quan trọng của việc tự học đối với việc hình thành kiến thức nói chung việc hoàn thành và đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, các kì thi nói riêng.

- Biết sử dụng thời gian hợp lý: Học sinh trung học phổ thông nhất là đối với các em học sinh lớp 12 phải học rất nhiều môn, do đó để tiết kiệm được thời gian và đạt hiệu quả thì các em phải tự giác, tích cự, chủ động, tài liệu, dụng cụ học tập sắp xếp ngăn lắp, gọn gàng, có thể dành nhiều thời gian hơn cho môn học mà mình còn yếu. Cân đối thời gian giữa việc học tập và nghỉ ngơi.

- Làm việc độc lập: Hoạt động tự học đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng làm việc một cách độc lập, tự bản thân tìm và đọc sách, tài liệu tham khảo, hệ thống bài tập từ đó ghi chép, tổng kết lại kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn hình thành phương pháp riêng cho mình…rèn luyện thói quen suy nghĩ và làm việc đọc lập.

- Có kĩ năng tự kiểm tra đánh giá: Việc tự kiểm tra đánh giá trong hoạt động tự học có vai trò quan trọng nó không những giúp học sinh phát hiện, khắc phục được những sai lầm, thiếu sót mà còn giúp các em thêm một lần nữa đánh giá, kiểm tra lại kiến thức của bản thân mình. Từ đó có thể nảy sinh ra những ý tưởng mới từ cái đã học.

b) Rèn luyện kĩ năng chuẩn bị những tri thức cần thiết cho việc tiếp nhận tri thức mới.

- Học sinh phải hiểu rõ khả năng vốn kiến thức của mình, xác định kiến thức cơ bản cần cho bài học mới từ đó bổ sung tri thức mình còn thiếu.

- Ôn tập lại kiến thức cũ xem xét mối liên hệ giữa bài cũ và bài mới, tìm và nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài.

- Vận dụng kiến thức cũ và kinh nghiệm đã có vào tìm hiểu kiến thức cho bài học tiếp theo từ đó ghi chép lại những kiến thức đã học quan trọng và kiến thức mới thu nhận được.

Ví dụ 1: Trước khi học bài “Hệ tọa độ trong không gian” [30, tr.63] giáo viên có thể yêu cầu học sinh về chuẩn bị bài học bằng cách ôn lại phần kiến thức cũ về tọa độ trong mặt phẳng đã học ở lớp 10:

- Hệ trục tọa độ.

- Tọa độ của vectơ, tọa độ của điểm.

- Liên hệ giữa tọa độ của điểm và tọa độ của vectơ. - Biểu thức tọa độ của các vectơ uv u, v ku, , k ℝ. - Điều kiện để hai vectơ bằng nhau.

- Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng. Tọa độ trọng tâm của tam giác. - Biểu thức tọa độ của tích vô hướng của hai vectơ và các ứng dụng. - Định nghĩa và phương trình đường tròn.

Đối với nội dung của bài học trên với việc giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tự chuẩn bị, ôn tập lại kiến thức sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức cũ, lĩnh hội tri thức mới một cách chủ động và dễ dàng hơn.

c) Rèn luyện kĩ năng quan sát nghe giảng ghi chép và ghi nhớ

Để việc nghe giảng đạt hiệu quả học sinh cần lưu ý: tập trung theo dõi, huy động vốn hiểu biết tham gia tích cực vào bài học, bộc lộ suy nghĩ và quan điểm của mình về vấn đề mà giáo viên nêu ra. Để quá trình nghe giảng có hiệu quả học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Tập trung theo dõi để nắm được nội dung xuyến suốt trong bài học. - Huy động vốn hiểu biết, vốn kiến thức sẵn có của mình để tham gia vào bài giảng để chiếm lĩnh được tri thức một cách chủ động nhất.

- Mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ, những quan điểm của mình về vấn đề giáo viên đưa ra.

Ví dụ 2: Khi nghe giảng về nội dung bài học “Phương trình đường thẳng trong không gian” học sinh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

- Nghe giảng để phân biệt được trong không gian chỉ có phương trình dạng tham số của đường thẳng, không có dạng tổng quát.

- Khi xét đến vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian học sinh phân biêt được với cách xét vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng.

- Hiểu được cách xét vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian…

Song song với hoạt động nghe giảng là việc ghi chép, như đã trình bày ở chương I, học sinh không thể ghi nhớ hết được các kiến thức mà thầy cô đã truyền tải các em phải ghi lại vào vở theo cách riêng của mình nội dung chính, các ví dụ mấu chốt, lời giải hay của thầy cô hay các bạn kết hợp với sách giáo khoa, tài liệu học tập, giấy nháp, gạch chân phần còn chưa hiểu để kiểm tra lại hoặc hỏi lại thầy cô bạn bè. Để việc ghi chép có hiệu quả, các em có thể dựa vào một số nguyên tắc sau:

- Ghi lại vào vở theo cách riêng của mình nội dung chính, phương pháp giải các dạng bài tập các ví dụ mấu chốt, lời giải hay của thầy cô hay các bạn gạch chân đóng khung các công thức hoặc phần còn chưa hiểu bằng bút khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học phương pháp tọa độ trong không gian (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)