2.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp
Thúc đẩy học sinh nỗ lực vươn lên thực hiện những mục tiêu trong học tập, giúp các em xác định được mục đích của việc tự học từ đó làm các em yêu thích môn học hơn.
2.2.1.2 Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp
Hứng thú là một dạng tâm lý của con người. Trong công việc cũng như trong học tập hứng thú có vai trò rất quan trọng, khi có hứng thú làm việc sẽ tạo ra niềm đam mê biến nó thành động lực để hoàn thành công việc. M.Goki từng nói: “thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Để học sinh yêu thích môn học thì người thầy và ngay cả bản thân học sinh phải là người nắm rõ nhu cầu, mục đích học tập những điều mà người học mong muốn để kịp thời động viên, điều chỉnh thống nhất hài hòa giữa nhu cầu và mục tiêu học tập được đề ra.
+ Về phía giáo viên:
- Trước tiên giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của môn học, hiểu được thế nào là tự học, mục đích ý nghĩa cũng như lợi ích mà việc tự học mang lại cho bản thân gia đình và xã hội từ đó tạo ra hứng thú và động lực trong học tập. Chỉ ra cho học sinh thấy nếu học tốt sẽ làm được những gì (sự thành đạt,
sự tôn trọng và thừa nhận của mọi người, được nhận phần thưởng, học bổng…) còn nếu học kém thì sẽ có thể gặp phải vấn đề gì (sự thất bại trong cuộc sống, không có vị trí việc làm tốt, thi lại, lưu ban, thầy cô cha mẹ buồn lòng…)
- Trong mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần cho học sinh nhận thấy lợi ích, vẻ đẹp, sự thú vị của Toán học, chia nội dung bài học thành các cấp độ từ dễ đến khó để các đối tượng học sinh dễ dàng tiếp nhận phù hợp với trình độ của mình tránh tâm lý chán nản, quan tâm, tận tình chỉ dẫn đối với nhóm học sinh có học lực trung bình, yếu lôi kéo học sinh vào bài giảng của mình. Từ đó, học sinh được tự mình giải quyết các vấn đề từ dễ đến khó lấy lại sự tự tin và tinh thần ham học. Tạo mối quan hệ thầy – trò tốt đẹp. Khi học sinh tin yêu, quý mến thầy cô thì tự nhiên các em cũng sẽ thích môn học mà giáo viên phụ trách. - Sau từng giai đoạn tự học, giáo viên cần có sự kiểm tra và đánh giá kịp thời. Chú ý khen ngợi, động viên sau mỗi thành công hay tiến bộ của học sinh. Nếu học sinh phạm sai lầm, giáo viên có thể chê trách nhưng không mỉa mai miệt thị, chỉ chê về công việc chứ không chê về nhân cách con người; khi chê phải chỉ rõ lý do cụ thể, tôn trọng học sinh phân tích rõ cái sai và hướng khắc phục.
- Nêu các tấm gương về tự học, tinh thần vượt khó học tập để các em noi theo, chẳng hạn như Bác Hồ, giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn…
- Ngoài việc khai thác sự hứng thú trong nội dung bài học, hứng thú của học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, các hình thức dạy học như việc tổ chức trò chơi trong học tập giúp học sinh giảm bớt sự căng thẳng, tạo không khí học tập hào hứng thoải mái vui tươi.
- Tổ chức hoạt động học theo nhóm giúp học sinh có tính kỉ luật, đoàn kết, tự tin, những sở trường, kinh nghiệm vốn kiến thức có sẵn sẽ được huy động để thảo luận, tranh luận, bác bỏ, các em phải tự mình chuẩn bị báo cáo trao đổi kết quả nghiên cứu được chia sẻ kiến thức kinh nghiệm với nhau, từ đó các em sẽ thấy được mâu thuẫn nội tại trong nội dung bài học, ý thức được việc cần phải học đi tìm tri thức mới.
- Tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học, các buổi ngoại khóa chuyên môn, tìm hiểu lịch sử Toán học các tấm gương tiêu biểu, việc làm này không những giúp các em hòa mình với thiên nhiên mà ở đó các em được tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng sống góp phần phát triển năng lực giao tiếp có ý thức bảo vệ thiên nhiên, kiến thức được tiếp thu trực tiếp nên sẽ được ghi nhớ lâu hơn.
+ Về phía nhà trường gia đình và xã hội