Sau khi thực hiện thực nghiệm các giáo án từ tiết 36: “Phương trình đường thẳng – Luyện tập”, chúng tôi phân tích kết quả thực nghiệm theo hai hướng phân tích định tính và định lượng cụ thể như sau:
Phân tích định tính kết quả thực nghiệm.
- Trong quá trình thực nghiệm được sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Toán ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đã theo dõi chuyển biến trong hoạt động học tập của học sinh, các nhận xét của giáo viên được tập hợp lại thành các ý kiến chủ yếu sau:
+ Việc hoạt động nhóm tích cực hơn, các cá nhân trong quá trình hoạt động luôn hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm trưởng là người có vai
trò đầu tàu điều hành, lôi kéo tạo nên sức mạnh của tập thể. Học sinh yếu kém được kèm cặp giúp đỡ trong học tập, không còn lạc lõng nhút nhát, trở nên tự tin hơn.
+ Việc ôn tập kiến thức cũ và chuẩn bị kiến thức mới của học sinh có nhiều tiến bộ: Học sinh chủ động ôn tập kiến thức cũ, theo hệ thống và có trọng tâm. Điều đó cho thấu học sinh đã có hứng thú hơ, có ý thức trách nhiệm trong việc tự học ở nhà.
+ Việc đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và sử dụng công nghệ thông tin tiếp tục được duy trì.
Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
Bài kiểm tra số 2 sau tiết 36: “Phương trình đường thẳng – Luyện tập”, chúng tôi cho cho học sinh ở hai lớp làm bài kiểm tra số 2 với thời lượng 15 phút theo hình thức trắc nghiệm khách quan, mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm.
Họ và tên:………... Kiểm tra môn: Hình học 12 Lớp:……… Thời gian: 15 phút
Đề bài
Câu 1: Trong không gian Oxyz, cho điểm M2; 2;1 và đường thẳng
1 1
:
2 1 2
x y z
. Tìm tọa độ điểm Klà hình chiếu vuông góc của điểm M
trên đường thẳng . A. 19; 14; 10 9 9 9 K B. 19 14 10 ; ; 9 9 9 K . C. 19; 14; 10 9 9 9 K . D. 19 14 10 ; ; 9 9 9 K .
Câu 2: Cho hai điểm A1; 1;2 , B 2;0;1 và mặt phẳng
P :x2y2z 5 0. Giao điểm của đường thẳng AB và mặt phẳng P có tọa độ là:
A. 6;2;0. B. 3;1;0. C. 3;1;0. D. 0;1;3.
Câu 3: Phương trình đường thẳng d đi qua điểm A1; 2; 1 và nhận vectơ
1;2;3
A. 1 : 2 2 . 1 3 x t d y t z t B. 1 : 2 2 . 1 3 x t d y t z t C. 1 : 2 2 . 1 3 x t d y t z t D. 1 : 2 2 . 1 3 x t d y t z t
Câu 4: Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng : 8 5
4 2 1
x y z
d
. Khi
đó vectơ chỉ phương của đường thẳng dcó tọa độ là:
A. 4; 2;1 . B. 4; 2; 1 . C. 4;2; 1 . D. 4; 2;1.
Câu 5: Trong không gian Oxyz cho hai đường thẳng : 1 1 5
2 3 1 x y z d và ' 1 2 1 : 3 2 2 x y z d
. Vị trí tương đối của hai đường thẳng d và d' là:
A. Chéo nhau. B. Song song với nhau.
C. Cắt nhau. D. Trùng nhau.
Mục đích: Để đảm bảo tính khách quan cho tất cả học sinh khi tham gia kiểm tra, chúng tôi lựa chọn câu hỏi kiểm tra đảm bảo không có trong sách giáo khoa và sách bài tập.
Mục tiêu: Bài kiểm tra nhằm kiểm tra việc thông hiểu kiến thức đã học, xem học sinh sau khi được rèn luyện kĩ năng tự học có nắm vững kiến thức cơ bản không.
Quy tắc chấm bài, cách xếp loại: (tương tự bài kiểm tra 45 phút).
Dự kiến đáp án và thang điểm:
Đáp án và thang điểm
Câu 1 2 3 4 5
Kết quả: Kết quả bài kiểm tra số 2 được thể hiện trong bảng sau
Bảng 2: Thống kê kết quả kiểm tra các lớp sau thực nghiệm vòng 2
Nhóm Lớp Sỹ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Đạt yêu cầu SL % SL % SL % SL % SL % Lớp đối chứng 12A5 43 6 14 14 32,6 13 30,2 10 23,2 33 76,7 Lớp thực nghiệm 12A4 40 9 22,5 13 32,5 12 30 6 15 34 85 Qua kết quả bài kiểm tra ở trên, chúng tôi thấy tỉ lệ điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới 5 ở lớp thực nghiệm giảm so với lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm trình bày bài rõ ràng, lập luận chặt chẽ hơn. Kết quả học tập của nhóm lớp thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ kĩ năng tự học của học sinh đã được rèn luyện tốt hơn, khả năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tính toán nhanh nhẹn hơn. Từ đó khẳng định hiệu quả bước đầu của việc áp dụng các biện pháp sư phạm mà luận văn đề xuất.
Kết luận chương 3
Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi rút ra một số nhận xét và kết luận như sau:
- Phương pháp dạy có sử dụng các biện pháp nêu trên đã tạo điều kiện để học sinh tự mình tìm hiểu, tìm tòi khám phá và giải quyết vấn đề theo các mức độ khác nhau để chiếm lĩnh tri thức. Phương pháp dạy này còn quan tâm đến việc dạy cho học sinh biết cách tự mình tổ chức các hoạt động tự học ở nhà hay trên lớp, rèn cho các em các kĩ năng cơ bản trong việc tự học để các em có thể học tập mọi lúc mọi nơi trong các hoàn cảnh khác nhau. Ngoài ra đối tượng học sinh trung bình yếu được hỗ trợ và quan tâm nhiều hơn, các em được lôi
kéo vào các hoạt động học tập tập thể, giúp các em dần lấy lại sự tự tin và hứng thú học tập.
- Các biện pháp đưa ra đã có tác dụng trong việc rèn luyện và phát triển các kĩ năng trong việc tương tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò, qua đó tạo điều kiện cho các em trình bày các suy nghĩ của mình.
- Các giờ thực nghiệm học sinh phải tự mình làm việc nhiều hơn để tự mình khám phá tìm tòi kiến thức, hạn chế việc áp đặt truyền thụ kiến thức một chiều từ giáo viên. Các em được đặt ra nhiều câu hỏi hơn với giáo viên, với bạn từ đó đem lại sự hứng thú và tự tin trong học tập.
- Trong quá trình thực nghiệm đã gặp một số khó khăn: học sinh chủ yếu là con em nông thôn do đó thời gian dành cho việc học theo nhóm không nhiều. Thời gian cho mỗi tiết học còn hạn chế cho việc tổ chức nội dung học theo phương pháp mới, thời gian chuẩn bị các phiếu học tập mất khá nhiều thời gian của giáo viên. Tình hình dịch bệnh kéo dài khiến cho việc học nhóm khó khăn, việc tổ chức thực nghiệm vì thế mà bị trì hoãn nhiều lần và kéo dài.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng tự học Toán cho học sinh lớp 12 trong dạy học phương pháp tọa độ trong không gian là một việc làm quan trọng và cần thiết. Việc làm đó đáp ứng được yêu cầu khách quan của thực tiễn. Việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh nói chung là một việc thường xuyên, lâu dài và cần có sự quan tâm, hợp tác, hỗ trợ của các cấp, ban ngành và đặc biệt là sự phối hợp của toàn thể giáo vien và học sinh. Qua quá trình nghiên cứu luận văn thu được một số kết quả sau đây:
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về tự học, đặc biệt là tự học Toán của học sinh trung học phổ thông. Hệ thống hóa và xác lập những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc rèn luyện luyện kĩ năng tự học Toán cho học sinh lớp 12.
- Đề xuất bốn biện pháp cụ thể nhằm rèn luyện kĩ năng tự học Toán cho học sinh lớp 12 trong dạy học phương pháp tọa độ trong không gian tương đối thành công. Kết quả thu được đã phần nào minh họa cho tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã triển khai. Những biện pháp xây dựng có thể làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên phổ thông.
Để rèn luyện luyện kĩ năng tự học Toán cho học sinh lớp 12 trong dạy học phương pháp tọa độ trong không gian một cách có hiệu quả, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:
- Cần có giải pháp khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan để học sinh có nhiều thời gian tự học hơn.
- Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học toán trong nhà trường phổ thông theo hướng tích cực hóa người học.
- Giáo viên và học sinh cần thay đổi cách dạy và cách học theo lối truyền thụ và tiếp thu một chiều, nặng về đáp ứng các yêu cầu của các kì thi hiện này.
- Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện cho dạy và học để học sinh có điều kiện tự mình tìm tòi, khám phá.
- Thay đổi nội dung, chương trình, SGK phù hợp với định hướng mới trong đổi mới giáo dục hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Alecxeep M; Nhisuc V.O; Crugliac; Zabôtin V; Vecxcle (1976), Phát triển tư duy học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2002), Tự học của sinh viên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Phạm Quang Anh (2008),Dạy học phần vectơ của sách giáo khoa hình học 10 nâng cao theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Khoa sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Lê Võ Bình (2007), Dạy học hình học các lớp cuối cấp THCS theo hướng
tiếp cận phương pháp khám phá, Luận án TS Giáo dục học, ĐH Vinh. 5. Công văn số 5842/BGDDT – VP ngày 1/09/2011 về việc hướng dẫn điều
chỉnh nội dung dạy học Giáo dục phổ thông.
6. Nguyễn Văn Đản (2012), Tổ chức hoạt động học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
7. Đaniôp M.A và Xcatkin M.N (1980), Lý luận dạy học của trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
8. Francis pleasant Robinson (1946),Học tập hiệu quả - Effectine Study. 9. G. Petty (2003),Dạy học ngày nay – Dự án giáo viên Việt - Bỉ.
10. G. Polya (2010), Toán học và những suy luận có lý, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
11. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Khu Quốc Anh – Trần Đức Huyên (2008),Hình học 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 12. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Khu Quốc
Anh – Trần Đức Huyên (2008), Hình học 12 - Sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
13. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Quốc Trị (2013), Lịch sử giáo dục thế giới, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
14. Nguyễn Viết Hòa (2007), Xây dựng tài liệu tự học chuyên đề chứng minh Bất đẳng thức, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sự phạm Hà Nội. 15. Trần Bá Hoành, (Trần Bá Hoành, Nguyễn Định Khuê, Đào Như Trang)
(2003), Áp dụng dạy học tích cực trong môn Toán, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Hộ (2002),Lý luận dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 17. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2000), Tâm Lý học lứa
tuổi và tâm lý học sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Đào Phương Huệ, Nguyễn Thị Thu Hà (2013), “Phát triển năng lực tự
học, tự nghiên cứu và năng lực nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm”, Kỉ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực tự học tự nghiên cứu cho giáo viên trung học phổ thông, Viện nghiên cứu giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Đặng Thành Hưng (1999), “Học tập và tự học: yêu cầu cấp thiết để phát triển toàn diện con người trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
Thông tin khoa học giáo dục, (72), tr. 21 – 24.
20. Đặng Thành Hưng (2004), “Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại”, tạp chí Giáo dục, (78), tr. 25 – 27.
21. Phạm Đình Khương (2005), Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học Toán cho học sinh THPT (Qua việc dạy học chủ đề quan hệ song song và quan hệ vuông góc ở hình học lớp 11), Luận án TS Giáo dục học, Viện chiến lược và chương trình Giáo dục.
22. Nguyễn Kì (1999), “ Xã hội hóa giáo dục cốt lõi là xã hội hóa tự học”, Số chuyên đề về tự học của Sở giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế.
23. Trần Kiều (1999),Bước đầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở, dự án phát triển trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
24. Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
25. Nguyễn Bá Kim (1998), (Nguyễn Bá Kim, Vương Dương Minh, Tôn Thân), Khuyến khích một số hoạt động trí tuệ của học sinh qua môn Toán ở trường trung học cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
26. Trịnh Quốc Lập (2008), “Phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt Nam”, Tạp chí trường Đại học Cần Thơ, (10) tr. 169 – 176.
27. Phạm Trọng Luận (2000),Dạy văn để học sinh tự học văn, Tự học, tr. 8 -10. 28. Nghị quyết số 29 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI
29. Bùi Văn Nghị (2009),Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
30. Lê Thống Nhất (1996), Rèn luyện năng lực tự học giải Toán cho học sinh trung học phổ thông qua việc phân tích và sửa chữa sai lầm của học sinh khi giải toán, Luận án phó tiến sỹ khoa học sư phạm tâm lý, Đại học Vinh. 31. Lương Việt Nhi, Hoàng Thu Hà (2005), Chân dung những nhà cải cách
giáo dục tiêu biểu trên thế giới, Nhà xuất bản Tri Thức.
32. Phân phối trương trình môn Toán (2019 – 2020), Sở Giáo dục và đào tạo Thái Nguyên (Lưu hành nội bộ).
33. Hoàng Phê (chủ biên) (1996),Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng. 34. Trịnh Thị Quyên (2010), Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá
trong dạy học nội dung “ Phương trình, hệ phương trình, bất đẳng thức ở trường trung học cơ sở”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội – Đại học giáo dục.
35. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Văn Như Cương (Chủ biên), Phạm Khắc Ban – Lê Huy Hùng – Tạ Mân (2008), Hình học 12 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
36. Nguyễn Thế Thạch (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu – Quách Tú Chương – Nguyễn Trung Hiếu – Đoàn Thế Phiệt – Phạm Đức Quang – Nguyễn Thị Quý Sửu (2009),Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán lớp 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
37. Đỗ Thị Phương Thảo (2013), Phát triển kỹ năng tự học toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên tiểu học, Luận án tiến sỹ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
38. Thông tư 32/2018/TT – BGDĐT ngày 26/12/2018 về việc ban hành chương trình Giáo dục phổ thông mới.
39. Lê Đức Thuận (2005), Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học Toán cho học sinh thông qua dạy học chương “Quan hệ vuông góc” trong hình học 11 ở trường Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.
40. Trần Thị Thanh Thủy (2015), Phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 thông qua dạy học chủ đề số phức, Luận văn thạc sỹ khoa học, Đại học