NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ ĐTĐ :

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học nội khoa part 9 pps (Trang 26 - 29)

Mục tiêu điều trị là làm giảm bớt các triệu chứng, đạt được sự kiểm sốt chuyển hố và ngăn ngừa các biến chứng cấp và lâu dài của ĐTĐ.

Mục tiêu kiểm sốt đường huyết thì giống nhau ở ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ típ 2 : - Đường huyết trước ăn : 80 – 120 mg/dl

- Đường huyết khi ngủ : 100 – 140mg/dl - Hemoglobin A1C ( HbA1C )  7%

Với mức kiểm sốt đường huyết như trên sẽ làm hạ thấp nhất nguy cơ biến chứng lâu dài ở bệnh nhân ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ típ 2

A.- Theo dõi :

1. HbA1C ( huytết sắc tố kết hợp với glucoz ) : phản ảnh mức đường huyết trong vịng 2- 3 tháng trước khi đo. Bệnh nhân ĐTĐ nên được đo HbA1C mỗi 3 tháng

2. Tự theo dõi đường huyết : là một cơng cụ quan trọng để điều trị ĐTĐ và được khuyên ở tất cả bệnh nhân.

3. Đường niệu : cĩ mối tương quan kém với đường huyết, đường niệu phụ thuộc vào ngưỡng thận ( 150 – 300 mg/dl ) và chỉ nên dùng đường niệu để theo dõi

4. Ceton niệu : phản ánh đại thể ceton máu. Tất cả bệnh nhân nên theo dõi ceton niệu bằng cách dùng Ketostix hoặc viêm Acetest khi bệnh nhân sốt hoặc tăng đường huyết kéo dài, hoặc khi cĩ những dấu hiệu đe doạ nhiễm ceton –acid ( như buồn nơn, nơn, đau bụng ).

B- Giáo dục bệnh nhân :

Giáo dục bệnh nhân ĐTĐ nên cố gắng lặp lại mỗi khi cĩ cơ hội, đặc biệt khi bệnh nhân nhập viện vì những biến chứng cĩ liên quan đến ĐTĐ.

B- Thay đổi chế độ ăn :

- Một chế độ ăn cân bằng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và duy trì cân nặng lý tưởng.

- Hạn chế calo được khuyên ở bệnh nhân mập . - Tỷ lệ các thức ăn :

Protid 10 –20% Lipid < 30% Glucid 40 – 50%

Bệnh nhân bị bệnh thận ĐTĐ cần giảm đạm 0,8g/kg/ngày, nếu cĩ giảm chức năng thận thì hạn chế thêm đạm ( 0,6g/kg/ngày ) .

C- Vận động :

- Giúp cải thiện sự nhạy cảm với insulin, giảm đường huyết lúc đĩi và sau ăn .

- Cĩ lợi về mặt chuyển hố, tim mạch và tâm lý cho bệnh nhân ĐTĐ.

D- Thuốc : dùng để điều trị ĐTĐ gồm insulin và thuốc hạđường huyết uống .

- Bệnh nhân ĐTĐ típ 1 cần điều trị insulin suốt đời . Trái lại bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đáp ứng khởi đầu với thuốc hạ đường huyết uống nhưng cĩ thể cần dùng đến insulin khi bệnh tiến triển.

- Để thuốc điều trị ĐTĐ đạt hiệu quả cao nhất , cần phối hợp chặt chẽ với chế độ ăn và vân động .

CƯỜNG GIÁP I./ ĐỊNH NGHĨA : I./ ĐỊNH NGHĨA :

Cường giáp là một hơi chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác nhau, cĩ đặc điểm chung là sự tăng nồng độ hormon giáp lưu hành trong máu . Các biểu hiện lâm sàng là hậu quả của sự tăng hormon giáp trên những hệ thống cơ quan

II./ NGUYÊN NHÂN :

1. Bệnh Basedow ( bệnh Grave ) : là nguyên nhân thường gặp nhất của cừờng giáp đặc biệt là ở người trẻ .Bệnh tự miễn này cĩ thể gây ra lồi mắt và phù niêm trước xương chày .Hai triệu chứng này khơng gặp trong những nguyên nhân khác của cường giáp .Trong bệnh này,một Glubulin miễn dịch kích thích tuyến giáp thuộc nhĩm IgG (TSI’s hay TS.Ab ) được tạo ra và gắn vào thụ thể Thyrotropin (TSH ) trên màng tế bào tuyến giáp .TSI’s giống hoạt động của TSH và gây ra sự tiết qua mứcù Thyroxin (T4) và Triiodothyronin (T3)

2. Bướu giáp đa nhân hố độc (Toxic multinodular goiter ): là nguyên nhân thường gặp của cường giáp ở phụ nữ lớn tuổi .

3. U độc tuyến giáp ( Toxic Adenoma )

4. Cường giáp giả ( hormon giáp ngoại sinh ), cường giáp do quá tải Iod ( thuốc Amiodaron hoặc chất cản quang )

5. Cường giáp thống qua : - Viêm giáp bán cấp - Viêm giáp Hashimoto - Viêm giáp sau sinh

6. Những nguyên nhân hiếm gặp : - U tuyến yên tăng tiết TSH

- U quái giáp buồng trứng ( struma ovarii ) - Thai trứng, Carcinoma tế bào nuơi

- Carcinoma tuyến giáp

- Cường giáp do hội chứng cận ung thư

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học nội khoa part 9 pps (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)