Tổng sinh khối quang hợp (NPP)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định sinh khối quang hợp cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại khu bảo tồn thiên nhiên copia, huyện thuận châu, tỉnh sơn la​ (Trang 67)

Từ số liệu sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất cho ta tính xác định tổng sinh khối quang hợp được tổng hợp tại bảng 4.7

Bảng 4.7. Tổng sinh khối quang hợp

STT Đặc trưng Trung bình (tấn/ha/năm) Tỷ lệ (%) 1 Phần trên mặt đất 1.1 Lf 14,67 ±1,64 46,8 1.2 ∆M 11,64 ±0,88 37,0 2 Phần dưới mặt đất 2.1 ∆Cr (> 2 mm) 1,46 ±0,37 4,6 2.2 Fp (≤ 2 mm) 3,65 ±0,51 11,6 NPP 31,43 ±1,96 100

Qua bảng 4.7 cho thấy: Tổng sinh khối quang hợp ở trạng thái rừng IIIA1 thuộc kiểu rừng rừng lá rộng thường xanh tại Khu bảo tồn thiên nhiên

Copia đạt 31,43 tấn/ha/năm. Sinh khối quang hợp trên mặt đất đạt 26,31 tấn/ha/năm (83,8%) trong đó sinh khối vật rơi rụng đạt 14,67 tấn/ha/năm (46,8%) và tăng trưởng sinh khối trên mặt đất đạt 11,64 tấn/ha/năm (37%). Sinh khối quang hợp dưới mặt đất chỉ đạt 5,11 tấn/ha/năm, trong đó tăng trưởng sinh khối rễ lớn đạt 1,46 tấn/ha/năm (4,6%) và sinh khối rễ cám đạt 3,65 tấn/ha/năm (11,6%) .

Thảo luận: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, rừng nguyên sinh là hệ sinh thái có lượng quang hợp và hô hấp là gần như bằng nhau. Như vậy lượng tích lũy hàng năm gần như không có (Ohtsuka et al., 2007). Mặc dù, chưa có số liệu cụ thể về lượng tích lũy hàng năm cho đối tượng rừng trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, tổng sinh khối quang hợp là khá lớn, đạt 31,43 tấn/ha/năm, lớn hơn nhiều so với rừng nhiệt đới tại Malaysia (Kitayama và Aiba, 2002).

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ Kết luận

Từ kết quả đã đạt được của đề tài, có thể xin rút ra một số kết luận sau: Lâm phần điều tra có mật độ 978 cây/ha, gồm 40 loài trong ÔTC, trong đó có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành. Tăng trưởng trung bình định kỳ về đường kính D1.3 là 0,41 cm (năm 2014: 15,55 cm và năm 2015: 15,96 cm).

Sinh khối quang hợp trên mặt đất đạt 26,31 tấn/ha/năm (83,8%) trong đó sinh khối vật rơi rụng đạt 14,67 tấn/ha/năm (46,8%) và tăng trưởng sinh khối trên mặt đất đạt 11,64 tấn/ha/năm (37%).

Sinh khối quang hợp dưới mặt đất chỉ đạt 5,11 tấn/ha/năm, trong đó tăng trưởng sinh khối rễ lớn đạt 1,46 tấn/ha/năm (4,6%) và sinh khối rễ cám đạt 3,65 tấn/ha/năm (11,6%).

Tổng sinh khối quang hợp ở trạng thái rừng IIIA1 thuộc kiểu rừng rừng lá rộng thường xanh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia đạt 31,43 tấn/ha/năm.

Độ chính xác trong xác định sinh khối quang hợp của hệ sinh thái rừng phụ thuộc vào phương pháp xác định sinh khối quang hợp cho từng thành phần như tăng trưởng sinh khối trên mặt đất, vật rơi rụng, sinh khối rễ cám và tăng trưởng sinh khối rễ lớn. Trong đó việc xác định sinh khối rễ cám thường có sai số lớn do tuổi thọ của rễ cám ngắn, tuổi thọ càng ngắn thì sai số càng cao do khó xác định lượng rễ chết đi đã bị phân hủy. Kết quả nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp mới để xác định sinh khối rễ cám.

Tồn tại

- Do nguồn lực và thời gian có hạn, đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trong trường hợp điểm tổng sinh khối quang hợp NPP cho 1 trạng thái IIIA1 thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh.

- Cũng do điều kiện về thời gian mà đề tài chưa nghiên cứu xác định được một số chỉ tiêu liên quan đến sinh khối như: hô hấp vi sinh vật đất, tổng sinh khối dự trữ hàng năm.

- Khi nghiên cứu đặc điểm lâm phần cho thấy đây là khu vực rừng có trữ lượng trên 200m3 vậy thuộc kiểu trạng thái rừng giàu.

- Đây là khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt tuy nhiên vẫn có một số hộ dân sống gần đó lên một số phương pháp bố trí thí nghiệm phải thay đổi cho phù hợp để tránh bị mất và phá hoại như phương pháp thu hứng vật rơi rụng.

Kiến nghị

- Tiếp tục nghiên cứu về tổng sinh khối quang hợp, sinh khối dự trữ và lượng carbon tích lũy cho các trạng thái rừng ở các kiểu rừng khác nhau để kết luận một cách khách quan hơn.

- Triển khai nghiên cứu về sinh khối, lượng carbon tích lũy cho nhiều đối tượng rừng khác nhau và ở nhiều địa điểm khác nhau trên phạm vi rộng.

- Tiếp tục ứng dụng các phương pháp tiên tiến để nghiên cứu phần sinh khối dưới mặt đất

CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Trần Văn Đô, Nguyễn Toàn Thắng, Đặng Văn Thuyết, Trần Quang Trung, Trần Hoàng Quý, Nguyễn Thị Thu Phương, Bùi Hữu Thưởng (2015),

Nghiên cứu tổng sinh khối rễ cám sản sinh hàng năm cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2, tr. 3814 - 3820.

2. Trần Văn Đô, Trần Quang Trung, Nguyễn Toàn Thắng, Đặng Văn Thuyết, Trần Hoàng Quý, Hoàng Thanh Sơn (2015), Nghiên cứu xác định tổng sinh khối quang hợp cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Sơn La. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 16/2015, Kỳ 2, tháng 8, tr. 130 - 135.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phạm Tuấn Anh (2007). Dự báo năng lực hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 2. Đỗ Hoàng Chung (2013). Đánh giá tích lũy các bon ở các loại rừng tự

nhiên tại một số khu bảo tồn thiên nhiên và vườn Quốc gia tại Thái Nguyên và Bắc Kạn làm cơ sở cho việc tham gia tiến trình REDD tại Việt Nam, Đại học Thái Nguyên.

3. Nguyễn Tuấn Dũng (2005). Nghiên cứu sinh khối và lượng carbon tích luỹ của một số trạng thái rừng trồng tại Núi Luốt, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

4. Hoàng Văn Dưỡng (2000). Nghiên cứu cấu trúc và sản lượng làm cơ sở ứng dụng trong điều tra rừng và nuôi dưỡng rừng keo Lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn ex Benth) tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam. Luận án Tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

5. Bảo Huy (2009). Phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng các bon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 21, tr. 85-91.

6. Bảo Huy và Nguyễn Thị Thanh Hương, Võ Hùng, Cao Thị lý, Nguyễn Đức Định (2012). Xây dựng mô hình sinh trắc ước tính sinh khối và carbon cho rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên, Tạp chí Rừng và Môi trường, số 51 , tr. 21-30. .

7. Bảo Huy và cs (2012). Xá c đi ̣nh lượng CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh làm cơ sở tham gia chương trình giảm thiểu phát thải từ

suy thoá i và mất rừng, Báo cáo tổng kết đề tài khoa ho ̣c công nghê ̣ trọng điểm cấp Bô ̣, Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o.

8. Bảo Huy (2013). Mô hình sinh trắc và viễn thám - GIS để xác đi ̣nh CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

9. Võ Đại Hải (2007). Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon rừng Mỡ trồng thuần loài tại vùng Trung tâm Bắc bộ, Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

10. Võ Đa ̣i Hải (2009). Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng urophylla ở Viê ̣t Nam, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số1, tr. 102 - 106.

11. Võ Đại Hải và cs (2009). Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.

12. Võ Đại Hải và cs (2009). Năng suất sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Võ Đại Hải và Đặng Thịnh Triều (2012). Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, bán thường xanh và rụng lá ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

14. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Văn Tuấn (2001). Tin học ứng dụng trong Lâm nghiệp, Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp.

15. Nguyễn Duy Kiên, 2007, Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

16. Nguyễn Ngọc Lung (1989). Điều tra rừng thông Pinus kesiya Việt Nam làm cơ sở tổ chức kinh doanh, Luận án Tiến sĩ khoa học, Học viện kỹ thuật lâm nghiệp Leningrad mang tên S.M. Kirov, Leningrad. (Bản dịch tiếng Việt).

17. Nguyễn Ngọc Lung và Nguyễn Tường Vân (2004), Thử nghiệm tính toán giá trị bằng tiền của rừng trồng trong cơ chế phát triển sạch. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

18. Lê Hồng Phúc (1996), Đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng, năng suất rừng trồng Thông ba lá (Pinus keysiya Royle ex Gordon) vùng Đà Lạt, Lâm Đồng, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

19. Vũ Tấn Phương (2006). Nghiên cứu trữ lượng carbon thảm tươi và cây bụi: Cơ sở để xác định đường carbon cơ sở trong các dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT.

20. Vũ Tấn Phương (2006). Nghiên cứu lượng giá giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

21. Vũ Tấn Phương (2011). Nghiên cứu sinh khối và trữ lượng cac bon của rừng Thông ba lá trồng thuần loài tại Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 16/2011, tr.90-93.

22. Vũ Tấn Phương (2011). Xây dựng mô hình tính toán sinh khối cây cá lẻ của rừng Thông ba lá huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2/2011, tr.1803-1812.

23. Vũ Tấn Phương (2012). Xá c đi ̣nh trữ lượng các bon và phân tích hiê ̣u quả kinh tế rừ ng trồng Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) theo

cơ chế phát triển sạch ở Viê ̣t Nam, Luận án tiến sĩ Nông nghiê ̣p, Viê ̣n Khoa học Lâm nghiê ̣p Viê ̣t Nam, Hà Nô ̣i.

24. Nguyễn Xuân Quát, Cao Quang Nghĩa, Nguyễn Thanh Đạm (1985),

Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các quy trình công nghệ tạo cây con và trồng rừng Thông ba lá Hoàng Su Phì, Một số kết quả nghiên cứu KHKT Lâm nghiệp 1976 - 1985, Viện Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Ngô Đình Quế (2007). Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

26. Lý Thu Quỳnh (2007). Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của rừng mỡ (Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang và Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

27. Hà Văn Tuế (1994). Nghiên cứu cấu trúc và năng suất của một số quần xã rừng trồng nguyên liệu giấy tại vùng trung du Vĩnh Phú.

28. Đặng Trung Tấn (2001). Nghiên cứu sinh khối rừng Đước (Rhizophoza apiculata) tại hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Báo cáo Khoa học.

29. Vũ Văn Thông (1998). Nghiên cứu sinh khối rừng Keo lá tràm phục vụ công tác kinh doanh rừng, Luận văn Thạc sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

30. Nguyễn Thanh Tiến (2011). Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của trạng thái rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.

31. Huỳnh Nhân Trí và Bảo Huy (2013). Xây dựng mô hình sinh trắc ước tính sinh khối theo họ thực vật của kiểu rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên, Tạp chí Rừng và Môi trường, số 60, tr. 32-39.

32. Nguyễn Hoàng Trí (1986). Góp phần nghiên cứu sinh khối và năng suất quần xã Đước Đôi (Rhizophora apiculata Bl) ở Cà Mau- Minh Hải,

Luận án phó Tiến sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội.

33. Hoàng Xuân Tý (2004), Tiềm năng các dự án CDM trong Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất (LULUCF), hội thảo chuyên đề thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) trong lĩnh vực Lâm nghiệp, văn phòng dự án CD4CDM - Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tài liệu tiếng Anh

34. Amarasinghe MD, Balasubramaniam S (1992). Net primary productivity of two mangrove forest stands on the northwest coast of Sri Lanka.

Hydrobiologia, No. 247, pp. 37-47.

35. Bekku Y, Koizumi H, Nakadai T, Iwaki H (1995). Measurement of soil respiration using closed chamber method: An IRGA technique,

Ecological Research, No. 10, pp. 369-373.

36. Brown, S. and Iverson, L. R., 1992. Biomass estimates for tropical forests. World Resources Review 4, pp.366-384.

37. Brown, S., 1997. Estimating biomass and biomass change of tropical forests: a Primer. FAO Forestry paper - 134. ISBN 92-5-103955-0.

Available on web site:

http://www.fao.org/docrep/W4095E/w4095e00.

38. Chave, J., Andalo, C., Brown, S., Cairns, M.A., Chambers, J.C., Eamus, D., Filster, H., Fromard, F., Higuchi, N., Kira, T., Lescure, J.P., Nelson, B.W., Ogawa, H., Puig, H., Riera, B., Yamakura, T. (2005). Tree

allometry and improved estimation of carbon stocks and balance in tropical forests. Oecologia, No.145, pp. 87-99

39. Comley BWT, McGuiness KA (2005). Above- and below-ground biomass, and allometry of four common northern Australian mangroves, Australian Journal of Botany, No. 53, pp. 431-436.

40. Dannoura M, Kominami Y, Oguma H, Kanazawa Y (2008). The development of an optical scanner method for observation of plant root dynamics. Plant Root, No. 2, pp. 14-18.

41. Day JW, Coronado-molina C, Vera-Herrera FR, Twilley R, Rivera- Monroy VH, Alvarez-Guillen H, Day R, Conner W (1996). A 7-year record of above-ground net primary production in a southeastern Mexican mangrove forest. Aquatic Botany, No. 55, pp. 39-60.

42. Fukushima M, Kanzaki M, Hara M, Ohkubo T, Preechapanya P, Choocharoen C, 2008, Secondary forest succession after swidden cultivation in the montane forest area in Northern Thailand, Forest Ecology and Management, No. 255, pp. 1994-2006.

43. Knohl A, Søe BRA, Kutsch LW, Göckede M (2008). Representative estimates of soil and ecosystem respiration in an old beech forest, Plant and Soil, No. 302, pp.189-202.

44. Lindroth A, Klemedtsson L, Grelle A, Weslien P (2008). Measurement of net ecosystem exchange, productivity and respiration in three spruce forests in Sweden shows unexpectedly large soil carbon losses,

Biogeochemistry, No89, pp. 43-60.

45. Osawa A, Aizawa R (2012). A new approach to estimate fine root production, mortality, and decomposition using litter bag experiments and soil core techniques. Plant and Soil, No. 355, pp. 167-181.

46. Ryan GM, Law EB (2005). Interpreting, measuring, and modeling soil respiration, Biogeochemistry, No. 73, pp. 3-27.

47. Sato T, Kominami Y, Saito S, Niiyama K, Tanouchi H, Nagamatsu D, Nomiya H (2010). Temporal dynamics and resilience of fine litterfall in relation to typhoon disturbances over 14 years in an old-growth lucidophyllous forest in southwestern Japan, Plant Ecology, No. 208, pp. 187-198.

48. Schlesinger HW, Andrews AJ (2000). Soil respiration and the global carbon cycle, Biogeochemistry 48, pp. 7-20.

49. Sherman ER, Fahey JT, Martinez (2003). Spatial patterns of biomass and aboveground net primary productivity in a Mangrove ecosystem in the Dominican Republic, Ecosystems 6, pp. 384-398.

50. Tran Van Do, Akira O, Nguyen Toan Thang (2010). Recovery process of a mountain forest after shifting cultivation in Northwestern Vietnam,

Forest Ecology and Management, No. 259, pp.1650-1659.

51. Tran Van Do, Akira O, Nguyen Toan Thang, Nguyen Ba Van, Bui Thanh Hang, Cam Quoc Khach, Le Thi Thao, Diep Xuan Tuan (2011). Population changes of early successional forest species after shifting cultivation in Northwestern Vietnam, New Forests 41, pp. 247-262. 52. Vogt et al. (1996). Review of root dynamics in forest ecosystems

grouped by climate, climatic forest type and species, Plant and Soil, No. 187, pp. 159-219.

PHỤ BIỂU

Mẫu biểu 2.1: BIỂU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO

ÔSC: ……… ; Diện tích: 900 m2 (30 m x 30 m) Ngày điều tra: 3/2014 Vị trí địa lý: 21023’N – 103038 E Người điều tra:

Độ cao: 1.200 m; Độ dốc: 150; Hướng dốc: Đông Bắc Loại rừng/Kiểu rừng: Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh. Trạng thái rừng: Rừng nguyên sinh.

Địa điểm: Khu bảo tồn thiên nhiên CoPia, Thuận Châu, Sơn La.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định sinh khối quang hợp cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại khu bảo tồn thiên nhiên copia, huyện thuận châu, tỉnh sơn la​ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)