Thực trạng về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định sinh khối quang hợp cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại khu bảo tồn thiên nhiên copia, huyện thuận châu, tỉnh sơn la​ (Trang 48)

Theo kết quả thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 3 xã thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Copia như sau:

 Về trồng trọt (cây lương thực có hạt, cây công nghiệp, cây ăn quả, sắn, dong giềng, khoai sọ…):

Tổng diện tích 3.534 ha; sản lượng lương thực có hạt là 8.012,90 tấn (trong đó: thóc 3.276,7 tấn; Ngô 4.456,7 tấn); chăn nuôi, đàn gia súc 14.015 con, đàn gia cầm 22.654 con.

Nhìn chung đời sống của cộng đồng dân cư trong Khu rừng đặc dụng còn chậm phát triển, mang nặng tính tự cấp tự túc, phương thức canh tác còn đơn giản lạc hậu, năng suất thấp.

Các hoạt động kinh tế trong vùng chủ yếu: trồng cây lương thực, trồng lúa nước và canh tác nương rẫy, trồng hoa màu.

 Chăn nuôi gia súc, gia cầm:

Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở qui mô gia đình đáp ứng sinh hoạt tại chỗ của các cộng đồng làng bản giúp giải quyết một phần trong bữa ăn hàng ngày và phục vụ các ngày tết, lễ hội, cưới xin ma chay, chăn nuôi ở quy mô nhỏ chưa có định hướng sản xuất lớn trở thành hàng hóa, đóng góp vào thu nhập gia đình, tăng tổng giá trị sản phẩm cho chăn nuôi gia đình. Chăn nuôi công nghiệp chưa được định hướng phát triển.

 Cây công nghiệp

Kinh tế trang trại đồi rừng còn hạn hẹp, chỉ ở mức khiêm tốn; cây cà phê đã được đưa vào thử nghiệm vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế. Ở đây cây bông cũng được trồng chỉ nhằm mục đích phục vụ tại chỗ, các sản phẩm cây công nghiệp nhìn chung chưa thể hiện là 1 thế mạnh và là mặt hàng có giá trị của khu vực.

Tình hình sử dụng đất sản xuất trong nông nghiệp của từng xã năm 2012 tại Bảng 3.6 như sau:

Bảng 3.6. Thống kê sử dụng đất và tình hình sản xuất nông nghiệp tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia

Stt Lĩnh vực thống kê ĐVT Chiềng Bôm Co Mạ Long Hẹ I TRỒNG TRỌT

1 Tổng diện tích gieo trồng Ha 881,2 1.732,3 920,5

Cây lương thực có hạt Ha 322 1.479,9 1.280

Cây công nghiệp Ha 48,5 19 50,2

Cây ăn quả Ha 31,26 53 72,91

Cây sắn Ha 454,5 165 292

Cây dong riềng, khoai lang, khoai sọ Ha 25 1 2 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 1.816 3.896,9 2.300 Thóc Tấn 666 2.056,7 554 Ngô Tấn 1.150,5 1.840,2 1.466 II CHĂN NUÔI 1 Đàn trâu Con 640 738 557 2 Đàn bò Con 960 716 944 3 Đàn ngựa Con 9 90

4 Đàn dê Con 453 1.108 936 5 Đàn lợn trên 2 tháng tuổi Con 2.000 1.453 3.410

6 Đàn gia cầm Con 18.000 4.654

Nguồn: UBND các xã Chiềng Bôm, Long Hẹ, Co Mạ năm 2012. 3.2.2.2. Cơ sở hạ tầng, giao thông

Giao thông:

Trong 3 xã của Khu bảo tồn thiên nhiên CoPia đã có đường ô tô, ngày khô ráo có thể tới trung tâm các xã . Có khoảng 130 km đường ô tô, 107 km đường xe máy liên xã, đường mòn dân sinh khoảng 500 km. Với chương trình 135 vừa qua tỉnh Sơn La đầu tư nâng cấp đường 108 với 38 km từ Thuận Châu đi Co Mạ, đã trải nhựa 20 km tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong vùng đi lại giao lưu, phát triển kinh tế. Trong đó:

Tuyến đường ô tô từ ngã ba Co Mạ - É Tòng được nâng cấp nên đi lại dễ dàng hơn. Tuyến đường Sềnh Thàng - Pá Púa dài 8,3 km cũng đã được đưa vào sử dụng, năm 2011 cũng đã nâng cấp sửa chữa tuyến Cha Mạy B dài 24,4 km và tuyến Cha Mạy B - Kéo Hẹ dài 13 km cũng đang được gấp rút hoàn thành.

Tuyến đường từ đường 108 đi qua xã Chiềng Bôm cũng đang được triển khai thi công.

 Các công trình hạ tầng:

- Trụ sở văn phòng UBND, Trường học, trạm xá đã được xây dựng ổn định nhà cấp 4, một số trường phổ thông cơ sở ở các xã có lớp học 2 tầng.

- Điện thắp sáng có 32 km đường 35KV. Có 10 trạm biến áp, có 20km đường điện 400 V đến bản. Ngoài ra người dân biết tận dụng các dòng suối

nước chảy để đặt các máy phát điện nhỏ dùng sức nước phát điện sinh hoạt. Tuy vậy có 1 số bản chưa có điện lưới nên tình hình sản xuất còn khó khăn.

- Thủy lợi có 13 đập và hồ chứa phục vụ nước sản xuất và sinh hoạt cộng đồng, hệ thống mương tưới 41km, hệ thống nước sạch có 116 bể chứa phục vụ cho các bản làng và cộng đồng.

3.2.3. Văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục

3.2.3.1. Y tế:

- Xã Long Hẹ: Hiện nay toàn xã có 3 y sỹ, 2 y tá, 1 nữ hộ sinh, 1 cán bộ chuyên trách về dân số và 19 y tế bản. Trạm y tế xã và y tế các bản luôn phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo, trạm cũng đã tổ chức tiêm phòng vắc xin cho trẻ em và phụ nữ đạt 87%, công tác tuyên truyền nhân dân vệ sinh làng bản, vệ sinh an toàn thực phẩm nên năm 2011 đã không xảy ra ổ dịch lớn.

- Xã Chiềng Bôm: Trạm y tế xã có 3 y sỹ, 3 y tá, 1 cán bộ nữ hộ sinh, 1 cán bộ chuyên trách về dân số và 30 y tế bản, trong năm qua đã tiến hành tẩm màn, phun thuốc phòng dịch cho 388 hộ với 2019 người, khám chữa bệnh cho 2859 lượt người, tẩy giun 606 lượt, tiêm chủng vắc xin phòng bệnh và cho 850 trẻ em uống Vitamin A, khám thai 418 lượt, phát thuốc cho 2002 người lớn và 398 trẻ em dưới 6 tuổi. Hoàn thiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân kịp thời, làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, cho nên trong năm qua tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên chỉ 1,6%.

- Xã Co Mạ: Trạm y tế xã có 3 y sỹ, 2 y tá và 15 cán bộ y tế bản, đã thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được duy trì và có nhiều tiến bộ; thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, cấp phát thuốc và chuyển tuyến cho trẻ em, người nghèo, bệnh nhân và các đối tượng chính sách xã hội; chương trình DS - KHHGĐ được triển khai có hiệu quả; tỷ lệ

tăng dân số tự nhiên giảm; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đạt trên 95%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm xuống còn 26%.

3.2.3.2. Điện, nước sinh hoạt:

Nhờ chương trình 135 và nước sạch nông thôn có 3 xã của khu rừng đặc dụng được kéo điện lưới quốc gia về tới trung tâm. Đập thủy lợi có 13 đập và hồ chứa phục vụ nước sản xuất và sinh hoạt cộng đồng, hệ thống mương tưới 41km, hệ thống nước sạch có 116 bể chứa phục vụ cho các bản làng và cộng đồng. Hầu hết các bản đã sử dụng nước sạch nhưng vẫn còn một số gia đình chưa có nên vẫn phải dùng nước không đảm bảo vệ sinh.

3.2.3.3. Giáo dục:

Các xã nằm trong khu rừng đặc dụng tuy còn rất nhiều khó khăn về kinh tế cũng như cơ sở vật chất, tuy vậy theo chỉ đạo của các ngành các cấp và sự nỗ lực cố gắng của ngành giáo dục huyện Thuận Châu, hiện nay 3 xã nằm trong khu rừng đặc dụng đều đã có hệ thống giáo dục từ mầm non đến cấp II, trong các bản khó khăn thì đã có các điểm trường được đầu tư xây dựng cho các em học sinh có nơi học tập, các thầy cô có nhà tập thể để sinh hoạt.

Tuy vậy, trong các xã nêu trên thì tình trạng bỏ học vẫn diễn ra, các em hầu như chỉ học hết mầm non, cấp 1 còn lên cấp 2, thì số học sinh theo học rất ít, đặc biệt là cấp 3, các em có điều kiện học tập không nhiều. Sau đây là bảng thống kê về hiện trạng số trường, lớp và học sinh tại 3 xã nằm trong Khu rừng đặc dụng.

Bảng 3.7. Thống kê trường học, học sinh, giáo viên của các xã thuộc Khu rừng đặc dụng CoPia

ĐVT Chiềng Bôm Co Mạ Long Hẹ

Trường Mầm non Trường 2 1 1

Trường cấp 1 Trường 2 1 1

Trường cấp 2 Trường 1 1 1

Số học sinh mầm non Người 447 349 168

Số học sinh cấp 1 Người 650 841 460

Số học sinh cấp 2 Người 392 386 219

Số học sinh cấp 3 Người 456

Tổng số giáo viên Người 86 115 59

Nguồn: UBND các xã Chiềng Bôm, Long Hẹ, Co Mạ năm 2012.

3.2.4. Quốc phòng - An ninh

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được ổn định và giữ vững, công tác an ninh được phối hợp chặt chẽ với công tác xây dựng cơ sở chính trị ở các xã, bản, chủ động làm tốt công tác an ninh quốc phong. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc đã thu hút được đông đảo người dân tham gia hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên tình hình truyền và học đạo trái phép, di dịch cư tự do vẫn còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp.

3.3. Đánh giá chung

Nhìn chung, các xã thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Copia là những xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn. Đời sống nhân dân trong xã đang còn rất nhiều khó khăn, với diện tích rộng lớn nhưng đa phần là đất trống đồi trọc

nên diện tích đất nông nghiệp có thể canh tác ít. Tổng dân số 3 xã là 14.946 nhân khẩu với các dân tộc: Mông, Mường, Thái, Kháng,... dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ chỉ dưới 1% tổng số dân cư tại đây. Đây cũng là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao với trung bình 53 %, trong đó xã có số hộ nghèo cao nhất là xã Co Mạ có 564 hộ nghèo chiếm 58,5 %. Khu rừng đặc dụng cách trung tâm huyện Thuận Châu không xa nhưng do địa hình phức tạp lại không thuận lợi về thời tiết nên tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa nương, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp hầu như chưa có. Chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình có quy mô nhỏ với các loại gia súc gia cầm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong vùng, chưa phát triển đại gia súc nên hiệu quả kinh tế chưa cao dù có nhiều ưu thế.

Có thể thấy rằng, các xã nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Copia tình hình kinh tế rất khó khăn, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng và theo kịp các xã khác trong vùng, những năm gần đây nhờ có sự quan tâm của các cấp, ngành, các tổ chức trong và ngoài nước, nên tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm học của lâm phần

Kết quả tính một số đặc trưng của lâm phần nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tổng hợp một số đặc trưng lâm phần

Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015

Mật độ (cây/ha) 978 978 Số loài/ÔTC 40 40 D1.3 (cm) 15,55 15,96± 1,3 D1.3max (cm) 52,5 53,2 G (m2/ha) 29,36 30,45 Công thức tổ thành 11,76 Ca + 7,93 Cô + 5,19 Ha + 5,18 Trâ + 5,03 Tu + 64,91 Lk (35 loài) 11,57 Ca + 7,8 Cô + 5,29 Ha + 5,16 Trâ + 5,06 Tu + 65,11 Lk (35 loài) Ghi chú: Ca: Cà ổi bắc bộ; Cô: Côm trung hoa; Ha: Hà nu; Trâ: trâm núi; Tu: Tu hú gỗ; Lk: Loài khác.

Từ số liệu bảng 4.1 cho thấy: Lâm phần nghiên cứu thiết lập tại địa điểm được bảo vệ rất tốt, chưa có sự tác động tiêu cực từ bên ngoài thông qua số cây vẫn duy trì ổn định sau 12 tháng thiết lập.

Tăng trưởng đường kính của cây rừng tại địa điểm nghiên cứu không lớn do đó sau 1 năm số cây và số loài có đường kính D1.3 < 5 cm chuyển lên D1.3  5cm chưa được ghi nhận. Số liệu đo đếm định kỳ năm 2014 và 2015 cho thấy mật độ lâm phần không có sự biến động 978 cây/ha, số loài trong ÔTC ghi nhận được là 40 loài (D1.3  5 cm). Tăng trưởng trung bình định kỳ về đường kính D1.3 là 0,41 cm (năm 2014: 15,55 cm và năm 2015: 15,96 cm),

cây có đường kính lớn nhất tăng 0,7 cm (từ 52,5 cm => 53,2 cm) và cũng là loài có chỉ số IV cao nhất: Cà ổi bắc bộ (Castanopsis tonkinensis Seemen). Cây có lượng tăng trưởng định kỳ về đường kính lớn nhất đạt 1,21 cm/năm (Năm 2014: D1.3 = 20,37 cm; Năm 2015: D1.3 = 21,57 cm) ghi nhận ở loài Kháo lá thon, lượng tăng trưởng định kỳ về D1.3 thấp nhất đạt 0,06 cm/năm ghi nhận ở loài Sồi lông nhung (Lithocarpus vestitus Hickel & A.Camus).

Tổ thành rừng là nhân tố cấu trúc sinh thái có ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng. Tổ thành rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, ổn định và đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, có ảnh hưởng đến định hướng và mục đích kinh doanh, rừng, phản ánh năng lực bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái. Do tổ thành phức tạp mà hệ sinh thái rừng tự nhiên luôn luôn là hệ sinh thái hoàn hảo và có lợi nhất trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, phòng trừ sâu bệnh hại, chống xói mòn đất, duy trì độ phì của đất và sản xuất sinh khối.

Theo kết quả điều tra cho thấy, số lượng loài khá cao (40 loài). Tuy nhiên số loài có ưu thế chiếm thấp, thể hiện ở số loài tham gia vào công thức tổ thành chỉ có 5 loài.

4.2. Tổng lượng sinh khối quang hợp trên mặt đất của lâm phần

4.2.1. Sinh khối vật rơi rụng

Kết quả tính toán sinh khối vật rơi rụng được tổng hợp tại bảng 4.2 Bảng 4.2. Sinh khối vật rơi rụng

Các đặc trưng Thời điểm

3-7/2014 7-12/2014 12/2014-4/2015

Tổng sinh khối (kg/ÔTC) 399 289 633

Sinh khối/ngày (g/m2/ngày) 4,5 2,4 8,6

Sinh khối/năm (tấn/ha/năm) 5,4 3,6 8,17

Vật rơi rụng thu được bao gồm chủ yếu là lá, cành và một phần nhỏ là hoa và quả. Từ bảng 4.2 ta thấy tổng sinh khối vật rơi dụng đạt cao nhất 633 kg/ÔTC trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm 2015 vật rơi rụng thời điểm này chủ yếu là lá chiếm 70% thời kỳ này đạt cao nhất cũng do mùa quả cây rừng chín rơi rụng , thấp nhất 289 kg/ÔTC trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2014. Đạt 399 kg/ÔTC trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2014.

Vật rơi rụng có sự biến đổi rõ rệt theo mùa (Biểu đồ 4.1), đạt cao nhất 8,6 g/m2/ngày tương đương 8,17 tấn/ha/năm vào mùa Đông trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015 năm sau, thấp nhất vào cuối mùa Hè và đầu mùa Đông đạt 2,4 g/m2/ngày tương đương 3,6 tấn/ha/năm trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12. Vật rơi rụng trung bình cả năm đạt 4,02 g/m2/ngày tương đương 14,67 tấn/ha/năm. Sai tiêu chuẩn giá trị trung bình giữa các ô thu vật rơi rụng là khá nhỏ, thể hiện việc bố trí ô dạng bản 1 m2 trên mặt đất để thu vật rơi rụng là đại diện cho khu vực điều tra. Vật rơi rụng cao nhất vào mùa Đông cho thấy có thể vào thời điểm này cây sinh trưởng chậm do thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ và độ ẩm thấp. Kèm theo đó

cây rụng lá nhằm giảm thiểu mất nước và giảm thiểu một phần dinh dưỡng để nuôi lá (Đô et al., 2015).

Biểu đồ 4.1. Vật rơi rụng theo mùa và trung bình năm. Cột nhỏ là giá trị sai tiêu chuẩn.

4.2.2. Tăng trưởng sinh khối trên mặt đất

Tăng trưởng sinh khối trên mặt đất được tính toán và tổng hợp trong bảng 4.3

Bảng 4.3. Tăng trưởng sinh khối trên mặt đất

Đặc trưng Trung bình Đơn vị tính

Tổng sinh khối 1.048 (kg/ÔTC)

Tăng trưởng sinh khối 3,19 (g/m2/ngày) Tăng trưởng sinh khối 11,64 (tấn/ha/năm)

Từ bảng 4.3 ta thấy tổng sinh khối trung bình trong ÔTC đạt 1.048 kg thấp hơn so với tổng sinh khối trung bình vật rơi rụng. Rừng nguyên sinh tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định sinh khối quang hợp cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại khu bảo tồn thiên nhiên copia, huyện thuận châu, tỉnh sơn la​ (Trang 48)