Nhìn chung, các xã thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Copia là những xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn. Đời sống nhân dân trong xã đang còn rất nhiều khó khăn, với diện tích rộng lớn nhưng đa phần là đất trống đồi trọc
nên diện tích đất nông nghiệp có thể canh tác ít. Tổng dân số 3 xã là 14.946 nhân khẩu với các dân tộc: Mông, Mường, Thái, Kháng,... dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ chỉ dưới 1% tổng số dân cư tại đây. Đây cũng là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao với trung bình 53 %, trong đó xã có số hộ nghèo cao nhất là xã Co Mạ có 564 hộ nghèo chiếm 58,5 %. Khu rừng đặc dụng cách trung tâm huyện Thuận Châu không xa nhưng do địa hình phức tạp lại không thuận lợi về thời tiết nên tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa nương, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp hầu như chưa có. Chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình có quy mô nhỏ với các loại gia súc gia cầm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong vùng, chưa phát triển đại gia súc nên hiệu quả kinh tế chưa cao dù có nhiều ưu thế.
Có thể thấy rằng, các xã nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Copia tình hình kinh tế rất khó khăn, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng và theo kịp các xã khác trong vùng, những năm gần đây nhờ có sự quan tâm của các cấp, ngành, các tổ chức trong và ngoài nước, nên tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm học của lâm phần
Kết quả tính một số đặc trưng của lâm phần nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tổng hợp một số đặc trưng lâm phần
Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015
Mật độ (cây/ha) 978 978 Số loài/ÔTC 40 40 D1.3 (cm) 15,55 15,96± 1,3 D1.3max (cm) 52,5 53,2 G (m2/ha) 29,36 30,45 Công thức tổ thành 11,76 Ca + 7,93 Cô + 5,19 Ha + 5,18 Trâ + 5,03 Tu + 64,91 Lk (35 loài) 11,57 Ca + 7,8 Cô + 5,29 Ha + 5,16 Trâ + 5,06 Tu + 65,11 Lk (35 loài) Ghi chú: Ca: Cà ổi bắc bộ; Cô: Côm trung hoa; Ha: Hà nu; Trâ: trâm núi; Tu: Tu hú gỗ; Lk: Loài khác.
Từ số liệu bảng 4.1 cho thấy: Lâm phần nghiên cứu thiết lập tại địa điểm được bảo vệ rất tốt, chưa có sự tác động tiêu cực từ bên ngoài thông qua số cây vẫn duy trì ổn định sau 12 tháng thiết lập.
Tăng trưởng đường kính của cây rừng tại địa điểm nghiên cứu không lớn do đó sau 1 năm số cây và số loài có đường kính D1.3 < 5 cm chuyển lên D1.3 5cm chưa được ghi nhận. Số liệu đo đếm định kỳ năm 2014 và 2015 cho thấy mật độ lâm phần không có sự biến động 978 cây/ha, số loài trong ÔTC ghi nhận được là 40 loài (D1.3 5 cm). Tăng trưởng trung bình định kỳ về đường kính D1.3 là 0,41 cm (năm 2014: 15,55 cm và năm 2015: 15,96 cm),
cây có đường kính lớn nhất tăng 0,7 cm (từ 52,5 cm => 53,2 cm) và cũng là loài có chỉ số IV cao nhất: Cà ổi bắc bộ (Castanopsis tonkinensis Seemen). Cây có lượng tăng trưởng định kỳ về đường kính lớn nhất đạt 1,21 cm/năm (Năm 2014: D1.3 = 20,37 cm; Năm 2015: D1.3 = 21,57 cm) ghi nhận ở loài Kháo lá thon, lượng tăng trưởng định kỳ về D1.3 thấp nhất đạt 0,06 cm/năm ghi nhận ở loài Sồi lông nhung (Lithocarpus vestitus Hickel & A.Camus).
Tổ thành rừng là nhân tố cấu trúc sinh thái có ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng. Tổ thành rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, ổn định và đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, có ảnh hưởng đến định hướng và mục đích kinh doanh, rừng, phản ánh năng lực bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái. Do tổ thành phức tạp mà hệ sinh thái rừng tự nhiên luôn luôn là hệ sinh thái hoàn hảo và có lợi nhất trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, phòng trừ sâu bệnh hại, chống xói mòn đất, duy trì độ phì của đất và sản xuất sinh khối.
Theo kết quả điều tra cho thấy, số lượng loài khá cao (40 loài). Tuy nhiên số loài có ưu thế chiếm thấp, thể hiện ở số loài tham gia vào công thức tổ thành chỉ có 5 loài.
4.2. Tổng lượng sinh khối quang hợp trên mặt đất của lâm phần
4.2.1. Sinh khối vật rơi rụng
Kết quả tính toán sinh khối vật rơi rụng được tổng hợp tại bảng 4.2 Bảng 4.2. Sinh khối vật rơi rụng
Các đặc trưng Thời điểm
3-7/2014 7-12/2014 12/2014-4/2015
Tổng sinh khối (kg/ÔTC) 399 289 633
Sinh khối/ngày (g/m2/ngày) 4,5 2,4 8,6
Sinh khối/năm (tấn/ha/năm) 5,4 3,6 8,17
Vật rơi rụng thu được bao gồm chủ yếu là lá, cành và một phần nhỏ là hoa và quả. Từ bảng 4.2 ta thấy tổng sinh khối vật rơi dụng đạt cao nhất 633 kg/ÔTC trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm 2015 vật rơi rụng thời điểm này chủ yếu là lá chiếm 70% thời kỳ này đạt cao nhất cũng do mùa quả cây rừng chín rơi rụng , thấp nhất 289 kg/ÔTC trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2014. Đạt 399 kg/ÔTC trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2014.
Vật rơi rụng có sự biến đổi rõ rệt theo mùa (Biểu đồ 4.1), đạt cao nhất 8,6 g/m2/ngày tương đương 8,17 tấn/ha/năm vào mùa Đông trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015 năm sau, thấp nhất vào cuối mùa Hè và đầu mùa Đông đạt 2,4 g/m2/ngày tương đương 3,6 tấn/ha/năm trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12. Vật rơi rụng trung bình cả năm đạt 4,02 g/m2/ngày tương đương 14,67 tấn/ha/năm. Sai tiêu chuẩn giá trị trung bình giữa các ô thu vật rơi rụng là khá nhỏ, thể hiện việc bố trí ô dạng bản 1 m2 trên mặt đất để thu vật rơi rụng là đại diện cho khu vực điều tra. Vật rơi rụng cao nhất vào mùa Đông cho thấy có thể vào thời điểm này cây sinh trưởng chậm do thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ và độ ẩm thấp. Kèm theo đó
cây rụng lá nhằm giảm thiểu mất nước và giảm thiểu một phần dinh dưỡng để nuôi lá (Đô et al., 2015).
Biểu đồ 4.1. Vật rơi rụng theo mùa và trung bình năm. Cột nhỏ là giá trị sai tiêu chuẩn.
4.2.2. Tăng trưởng sinh khối trên mặt đất
Tăng trưởng sinh khối trên mặt đất được tính toán và tổng hợp trong bảng 4.3
Bảng 4.3. Tăng trưởng sinh khối trên mặt đất
Đặc trưng Trung bình Đơn vị tính
Tổng sinh khối 1.048 (kg/ÔTC)
Tăng trưởng sinh khối 3,19 (g/m2/ngày) Tăng trưởng sinh khối 11,64 (tấn/ha/năm)
Từ bảng 4.3 ta thấy tổng sinh khối trung bình trong ÔTC đạt 1.048 kg thấp hơn so với tổng sinh khối trung bình vật rơi rụng. Rừng nguyên sinh tăng trưởng về đường kính và chiều cao hầu như không nhiều, trong khi đó những cây có tuổi thọ lớn cành, lá chết đi nhiều hơn.
Số lượng cây có DBH > 40 cm chiếm 56% tổng sinh khối trên mặt đất và 41,1% tăng trưởng sinh khối (Biểu đồ 4.2). Đây là những cây có vai trò quan trọng nhất đối với tăng trưởng sinh khối cho đối tượng rừng nghiên cứu, tuy nhiên đây là những cây cao, có tuổi lớn, rễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên như gió bão gây đổ gẫy. Đây có thể là những tác động đáng kể làm giảm tăng trưởng sinh khối của rừng nghiên cứu. Bên cạnh đó, số cây có DBH ≤ 25 cm chiếm 16,5 % tổng sinh khối và 30,1% tăng trưởng sinh khối. Tăng trưởng sinh khối trên mặt đất đạt 3,19 g/m2/ngày tương đương 11,64 tấn/ha/năm.
Biểu đồ 4.2. Sinh khối trên mặt đất và tăng trưởng sinh khối.