Nhận xét đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định sinh khối quang hợp cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại khu bảo tồn thiên nhiên copia, huyện thuận châu, tỉnh sơn la​ (Trang 27 - 30)

Tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy: Các công trình trên đã nghiên cứu có hệ thống và khá toàn diện cho từng đối tượng. Chính vì vậy, đây là cơ sở để định hướng và phát triển các nghiên cứu tiếp theo về sinh khối và carbon rừng trồng và rừng tự nhiên.

Mặc dù vậy, còn một số hạn chế như: (i) Chỉ xác định sinh khối tại thời điểm lấy mẫu mà chưa nghiên cứu động thái hay khả năng tích lũy sinh

khối của rừng theo thời gian; (ii) Sử dụng phương pháp làm ảnh hưởng

đến đối tượng nghiên cứu như chặt hạ cây giải tích, chặt hạ toàn diện

đối tượng (lâm phần) và đào lấy mẫu,… ưu điểm số liệu chính xác song

nhược điểm loại bỏ đối tượng nghiên cứu, khó kiểm chứng hoặc kế thừa cho các nghiên cứu tiếp theo như tăng trưởng, cấu trúc, tiềm năng tích lũy sinh khối và (iii) Phần sinh khối chết tích lũy hàng năm chưa được đề cập tới nhiều trong các công trình nghiên cứu tại Việt Nam.

Như đã mô tả trong hình 1.1. Để xác định được chính xác tổng sinh khối tích lũy hàng năm của hệ sinh thái rừng (NEP) cần xác định được chính xác các giá trị bao gồm: (i) Tăng trưởng sinh khối hàng năm trên và dưới mặt đất (Bi), (ii) Sinh khối chết hàng năm tích lũy trên và dưới mặt đất (D) và (iii) Hô hấp của vi sinh vật đất (Rs) [bỏ qua phần sinh khối bị động ăn (Ch) vì nó chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng sinh khối quang hợp]. Hay nói cách khác là phải xác định được tổng sinh khối quang hợp sau hô hấp bởi thực vật (NPP) và hô hấp của vi sinh vật đất (Rs).

Do điều kiện về thời gian và kinh phí có hạn, đề tài chỉ tiến hành xác định phần sinh khối quang hợp sau hô hấp bởi thực vật (NPP)

Việc xác định tổng sinh khối quang hợp sau hô hấp của hệ sinh thái rừng tại Việt Nam nói chung và khu bảo tồn thiên nhiên Copia nói riêng vẫn chưa được đề cập nhiều và cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới nhằm đánh giá được giá trị thực tế về mặt môi trường của các hệ sinh thái rừng Việt Nam đối với việc điều tiết CO2 trong bầu khí quyển góp phần giảm hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây là cơ sở quan trọng góp phần vào lượng hoá giá trị môi trường rừng trong việc chi trả dịch vụ môi trường rừng đang áp dụng tại Việt Nam.

Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên cứu xác định tổng sinh khối quang hợp cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại khu bảo tồn thiên

nhiên Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” góp phần giải quyết một số

nhược điểm nêu trên, đây cũng xem như điểm mới trong ứng dụng phương pháp nghiên cứu sinh khối ở Việt Nam.

Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định sinh khối quang hợp cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại khu bảo tồn thiên nhiên copia, huyện thuận châu, tỉnh sơn la​ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)