Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định sinh khối quang hợp cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại khu bảo tồn thiên nhiên copia, huyện thuận châu, tỉnh sơn la​ (Trang 32 - 33)

Trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế khu vực nghiên cứu, chọn đối tượng là: Trạng thái rừng IIIA1. Tiến hành lập 01 ô tiêu chuẩn sơ cấp (ÔSC) có diện tích là 900 m2 (30 m x 30 m) . Trong ÔSC chia ra làm 4 ô tiêu chuẩn thứ cấp (ÔTC1) có diện tích 225 m2 (15 m x 15 m) như trong sơ đồ 2.2.

30 m

30 m

Trong sơ đồ 2.2 được bố trí cụ thể như sau:

* Ô có hình màu vàng: là điểm bố trí ô hứng vật rơi rụng (ÔRR) để thu thập số liệu về sinh khối khô trên mặt đất. Ô có diện tích 1 m2 (1 m x 1 m) được dọn sạch cành khô, lá rụng. ÔRR được bố trí ở 4 cạnh và 2 đường chéo của ÔSC. Trên mỗi cạnh ÔSC bố trí 3 ÔRR, mỗi ô cách nhau 7 m và cách cạnh ÔSC 6 m, với mỗi đường chéo của ÔSC bố trí 5 ÔRR. Tổng cộng số ÔRR là 22 ô.

* Ô có hình màu xanh: là điểm bố trí soil core, được thiết kế theo 2 đường chéo (mỗi đường chéo 7 ống) và 4 cạnh của ÔSC được bố trí mỗi cạnh 4 soil core, mỗi soil core cách nhau 6 m và cách góc ÔSC là 6 m. Tổng cộng 30 soil core.

* Ô có hình màu đỏ: là điểm bố trí thí nghiệm chôn túi rễ phân hủy, được chôn tại 8 điểm, 4 điểm tại 4 góc của ÔSC, 4 điểm còn lại chôn theo đường vuông góc trên các cạnh của ÔTC1, cách cạnh ÔSC là 6 m. Tổng số túi rễ phân hủy được thí nghiệm là 40 túi (20 túi rễ nhỏ và 20 túi rễ to). Túi phân hủy được thiết kế bằng loại vải đặc biệt (root-impermeable water- permeable sheet/RIWP, Toyobo Co., Osaka, Japan) có kích thước lỗ nhỏ 6 μm. Với kích thước này, cho phép nước, đất, vi sinh vật đất, nấm xuyên qua nhưng không cho rễ cám xuyên qua. Túi có kích thước 10 cm x 10 cm, cho khoảng 1,200 - 1,700 g rễ cám khô vào trong, mỗi túi để 1 mã ký hiệu riêng và gắn túi lại bằng nhiệt ở khoảng 90oC. Túi rễ chôn ở độ sâu 20 cm, thời điểm chôn vào tháng 3 năm 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định sinh khối quang hợp cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại khu bảo tồn thiên nhiên copia, huyện thuận châu, tỉnh sơn la​ (Trang 32 - 33)