Bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng theo chuỗi liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 30)

Thái Lan là nƣớc mà kinh tế nông nghiệp có một vai trò quan trọng. Với sự tập trung các nguồn lực kinh tế - xã hội, Thái Lan đã tạo đƣợc sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao giá trị nông phẩm hàng hóa đem lại nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế.

xuất nông nghiệp. Tín dụng ngân hàng trở thành một kênh chủ yếu tài trợ vốn cho nền kinh tế. Những bài học kinh nghiệm trong mở rộng tín dụng chuỗi liên kết phát triến kinh tế nông nghiệp - nông thôn của Thái Lan là:

- Đa dạng hóa các hình thức tín dụng chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp kèm với những khuyến khích bằng lợi ít vật chất và phi vật chất thông qua các công cụ nhƣ lãi suất, thông tin, tuyên truyền, tƣ vấn khuyến nông... các tổ chức tín dụng của Thái Lan đă đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong việc huy động, cho vay và thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả và an toàn trong mở rộng tín dụng.

- Các ngân hàng Thái Lan xây dựng thống nhất quy trình khép kín đối với cấp tín dụng, theo đó các khoán tín dụng đƣợc theo dõi chặt chẽ gắn với hoạt động tƣ vấn kỹ thuật, lựa chọn ngành nghề đã gi p cho nông dân sử dụng vốn đ ng mục đích, đầu tƣ có hiệu quả. Nhƣ vậy nông dân vừa có cơ hội tích l y vừa có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Kết quả kèm theo là các khoản tín dụng đƣợc cấp phát đều đặn, liên tục do chất lƣợng tín dụng đƣợc bảo đảm.

- Phát triển một hệ thống NHTM trải rộng khắp nƣớc với trang thiết bị dựa trên công nghiệp hiện đại và một nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn cao.

- Ngoài hệ thống ngân hàng, Thái Lan xây dựng các HTX nông nghiệp có cả chức năng tín dụng, trở thành những tổ chức chịu trách nhiệm chủ yếu đƣa vốn, kiểm soát khoán cho vay và thu hồi vốn theo thỏa thuận từ trƣớc.

- Thái Lan rất ch trọng đầu tƣ tín dụng đối với các dự án công nghiệp chất lƣợng cao, trực tiếp hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển nhƣ công nghiệp chế biến nông phẩm hàng hóa, nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào sản xuất giống vậy nuôi, cây trồng mới... có chất lƣợng và năng suất cao; hỗ trợ tín dụng trong giáo dục đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, từ đó góp phần phát triến đồng đều kinh tế nông nghiệp -

2.3.2 Những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam

Từ những thực tế của Thái Lan, luận văn r t ra những bài học kinh nghiệm chung mang tính chất tham khảo đối với Việt Nam:

Một là, Chính phủ phải định hƣớng mục tiêu chính sách phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp trong từng th i kỳ phát triển một cách cụ thể, đồng th i phải xác định đ ng lợi thế của đất nƣớc, đối tƣợng đầu tƣ trên cơ sở hiệu quả kinh tế - xã hội.

Hai là, trong nền kinh tế thị trƣ ng, muốn phát triển kinh tế - xã hội trƣớc hết phải tập trung lành mạnh hóa và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng để tái lập nguồn vốn cho nền kinh tế. Các NHTM phải luôn tìm cách đa dạng hóa các dịch vụ c a mình; đồng th i phải mở rộng có hiệu quả, an toàn tín dụng ngân hàng; trong đó ch ý chọn lọc sử dụng hình thức tín dụng ƣu đãi để phục vụ đắc lực cho sự phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, tiến tới phục vụ phát triển kinh tế - xà hội theo nhừng mục tiêu xác định.

Ba là, có kế hoạch khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Trong đó, bƣớc đầu tín dụng ngân hàng cần đóng vai trò làm đòn bẩy trực tiếp kích thích sự phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp tạo lập cơ sở cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo.

Bốn là, cần ch trọng mở rộng toàn diện tín dụng ngân hàng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, hƣớng dẫn kỹ thuật, phát triển công nghe mới, phát triển nguồn nhân lực để phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo hiệu quả tối ƣu cho việc mở rộng tín dụng ngân hàng phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội.

Năm là, đảm bảo ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì thực tế cho thấy nh ng vấn đề về chính trị xã hội sẽ có những tác động rất lớn đến quá trình phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có hoạt động ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 1 đã tập hợp đầy đủ những lý thuyết căn bản nhất về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại và về chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Những nội dung đã đƣợc thực hiện trong Chƣơng 2 nhƣ sau:

Thứ nhất, làm rõ khái niệm về hoạt động cấp tín dụng, mô hình cấp tín dụng

theo chuỗi liên kết, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.

Thứ hai, làm rõ khái niệm về chuỗi liên kết trong sản xuất nói chung và sản

xuất nông nghiệp nói riêng.

Thứ ba, làm rõ các điều khoản quy định về cấp tín dụng theo chuỗi liên kết theo

Quyết định 1050/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc, từ đó có cái nhìn chi tiết hơn về đối tƣợng đƣợc cấp tín dụng, điều kiện và cách thức thực hiện cấp trong th i gian thí điểm tại Việt Nam.

Thứ tƣ, khái quát về phát triển tín dụng theo chuỗi liên kết và các chỉ tiêu đánh

giá sự phát triển của hoạt động tín dụng theo chuỗi liên kết

Thứ năm, là nêu các kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng theo chuỗi liên

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống

Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống có nghĩa là khi tiếp cận một đối tƣợng nghiên cứu cụ thể phải xem xét và đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các đối tƣợng khác một cách có hệ thống. Trong tiếp cận hệ thống tín dụng đƣợc chia ra hai cách sau:

Tiếp cận hệ thống theo chiều dọc: tiếp cận theo hệ thống dọc ở đây chủ yếu theo quản lý đơn vị hành chính và quản lý xã hội gồm: Trung ƣơng - tỉnh - huyện - xã - thôn - hộ gia đình,...; Theo hệ thống chính sách có: hệ thống các chủ trƣơng chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc và các quy định của tổ chức có liên quan đến phát triển hệ thống tín dụng ở nông thôn.

Tiếp cận hệ thống theo chiều ngang: chủ yếu là hệ thống tổ chức tín dụng hiện đang tồn tại ở một th i điểm và hiện đang hoạt động ở khu vực nông thôn.

Phƣơng pháp truyền thống tiếp cận hệ thống tín dụng nông thôn chú trọng vào việc các tổ chức tín dụng quyết định cách thức cho ngƣ i nông dân vay vốn, hoặc ngƣợc lại ngƣ i dân có thể hỏi các tổ chức tín dụng cách thức họ có thể xin đƣợc vay vốn và cách thức sử dụng vốn.

Theo quan điểm mới, các tổ chức tín dụng đƣợc coi là các tổ chức môi giới tín dụng trong xã hội. Các đơn vị tín dụng này thông qua thị trƣ ng huy động vốn từ các đơn vị thừa vốn bằng cách thu hút các khoản tiết kiệm và các khoản tiền gửi hay dƣới các hình thức khác, sau đó tìm kiếm khách hàng đáng tín cậy và cho vay. Các khoản vay phải đƣợc trả sau một th i gian nhất định để thực hiện vòng quay vốn tiếp theo. Toàn bộ dòng luân chuyển vốn trong đó các đơn vị thừa vốn, các đơn vị thiếu vốn và các tổ chức tín dụng môi giới đƣợc gọi là các hệ thống tín dụng. Từ đó, quá trình phân tích tín dụng bao gồm phân tích hoạt động thu hút vốn của các tổ chức tín dụng, hoạt

động cho vay và thu hồi vốn của các tổ chức đó. Toàn bộ vòng luân chuyển vốn của hệ thống cần đƣợc xem xét để thấy đƣợc hoạt động của hệ thống.

Phƣơng pháp tiếp cận có hệ thống nguồn tín dụng nông thôn bao gồm rất nhiều nội dung, trong đó có ba nội dung chính.

Thứ nhất: Huy động các khoản tiết kiệm hoặc tiền gửi.

Thứ hai: Cho vay, môi giới tài chính hiệu quả đƣợc xác định bằng chi phí giao dịch, chi phí môi giới tài chính.

Thứ ba: Đánh giá tính tích cực chức năng của thị trƣ ng trong việc điều phối mức cung và mức cầu, đồng th i xác định các mức tỷ lệ lãi suất trên thị trƣ ng.

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào đối tƣợng nghiên cứu là Agribank và cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, phƣơng pháp tiếp cận đƣợc sử dụng trong nghiên cứu theo các hƣớng sau:

- Tiếp cận theo sự quản lý sử dụng vốn tín dụng: nhằm đánh giá sự ảnh hƣởng của cơ chế tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của các tổ chức tín dụng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.

- Tiếp cận theo phƣơng thức vay vốn của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp: các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay từ Agribank.

3.2 Khung phân tích

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chuỗi liên kết sản xuất bền vững, tác giả tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng chuỗi liên kết sản xuất và khả năng tiếp cận tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp làm cơ sở chắc chắn cho mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp.

Từ nguồn số liệu thu thập đƣợc, tác giả tiến hành sử dụng phƣơng pháp thống kê tổng hợp, xử lý và phân tích các số liệu thu thập đƣợc trong quá trình điều tra. Thông qua kết quả phân tích sẽ giúp tác giả mô tả đƣợc thực trạng khả năng tiếp cận vốn vốn tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, từ đó chỉ ra đƣợc các ƣu và nhƣợc điểm của hình thức tín dụng chuỗi liên kết sản xuất hiện hành. Qua kết quả xử lý số liệu, tác giả sẽ xác định đƣợc sự ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, đƣợc chia thành các nhóm:

(1) Nhóm nhân tố đặc điểm của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp; (2) Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng;

(3) Nhóm nhân tố chính sách Nhà nƣớc.

Kết quả nghiên cứu thực trạng, kết hợp với tƣ duy lý luận về tín dụng chuỗi liên kết sản xuất giúp cho tác giả đề ra đƣợc các giải pháp phát triển mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại Agribank có tính khả thi cao.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp đƣợc xem xét trên các cơ sở:

- Thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng chuỗi liên kết sản xuất, đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Tình hình huy động vốn, hoạt động cho vay, tình hình dƣ nợ của Agribank;

- Khả năng nhận đƣợc các khoản vay và lƣợng vốn vay tín dụng mà cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nhận đƣợc từ hình thức tín dụng chuỗi liên kết sản xuất;

- Nhu cầu vay vốn tín dụng của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp điều tra,... Khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố: lãi suất, thủ tục cho vay, nhu cầu vay vốn, mục đích vay, chính sách lãi suất ƣu đãi... các yếu tố này có mối quan hệ qua lại với nhau.

Từ đánh giá đƣợc thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, phát hiện ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng tiếp cận tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp từ đó làm cơ sở cho việc đƣa ra các giải pháp phát triển mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại Agribank.

3.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu bao gồm việc sƣu tầm và thu thập các số liệu thông tin liên quan đã đƣợc công bố và thu thập những số liệu mới trên phạm vi huyện, xã đƣợc chọn điểm và các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp điều tra.

3.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Bao gồm các thông tin về sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân, các tài liệu liên quan đến chính sách nông nghiệp, tài chính, tín dụng, thực trạng cung vốn tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp của Agribank.

Những tài liệu này đƣợc thu thập chủ yếu từ những số liệu đã công bố của các cơ quan, tổ chức nhƣ: Agribank; NHNN; các tổ chức hội; các bộ phận chức năng thuộc điểm nghiên cứu.

Ngoài ra, một số thông tin đƣợc thu thập từ các cơ quan thống kê Trung ƣơng, các viện nghiên cứu, các trƣ ng đại học và các bộ ngành liên quan c ng nhƣ từ các tạp chí chuyên ngành, báo chí liên quan, những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố và mạng internet...

3.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu điều tra tại Agribank: Những số liệu mới thu thập đƣợc qua chọn mẫu điều tra. Việc nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chuỗi liên kết sản xuất đƣợc tiến hành bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau để có đƣợc những thông tin cần thiết và

Căn cứ vào đặc điểm, nội dung hoạt động của hệ thống tín dụng, các loại hình sản phẩm tín dụng, Agribank tham gia cung ứng vốn và có nhu cầu sử dụng vốn tín dụng là cơ sở cho việc xác định số lƣợng cơ cấu các đối tƣợng, các tác nhân chọn nghiên cứu.

Điều tra hộ: Thực hiện phƣơng pháp này bao gồm các bƣớc sau: Bƣớc 1: Chọn mẫu điều tra.

Trên cơ sở các điểm nghiên cứu đã đƣợc lựa chọn, tác giả xác định số khách hàng là đại diện nhóm khách hàng các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp đã đƣợc vay vốn tín dụng nông nghiệp tại Agribank.

Bƣớc 2: Xây dựng phiếu điều tra.

Phiếu điều tra đƣợc xây dựng cho hộ điều tra, nội dung của phiếu điều tra bao gồm thông tin chủ yếu sau:

- Những thông tin cơ bản về đối tƣợng điều tra nhƣ: Cá nhân, hộ gia đình / doanh nghiệp

- Những thông tin về nhận thức của đối tƣợng điều tra với đối với tín dụng nhƣ: ý kiến về thủ tục vay, lãi suất vay, hiểu biết của khách hàng về tín dụng chuỗi liên kết và tiếp cận vốn tín dụng chuỗi liên kết sản xuất...

Bƣớc 3: Phƣơng pháp điều tra.

- Phỏng vấn thử sau khi thiết lập phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn thử một số khách hàng và bổ sung, sửa đổi một số nội dung điều tra từ đó hoàn chỉnh phiếu điều tra.

- Phỏng vấn chính thức đƣợc tiến hành sau khi đã sửa đổi những nội dung ở phiếu điều tra.

3.3.3 Mẫu nghiên cứu

Mẫu điều tra 100 khách hàng là đại diện nhóm khách hàng các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp đƣợc phân bố chủ yếu tại các khu vực triển khai dự án đƣợc Agribank cho vay theo mô hình tín dụng chuỗi liên kết: An Giang, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Cần Thơ.

3.3.4 Xử lý số liệu

- Xử lý số liệu đã đƣợc công bố, tổng hợp, bổ sung những thông tin còn thiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)