Khung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 35 - 37)

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chuỗi liên kết sản xuất bền vững, tác giả tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng chuỗi liên kết sản xuất và khả năng tiếp cận tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp làm cơ sở chắc chắn cho mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp.

Từ nguồn số liệu thu thập đƣợc, tác giả tiến hành sử dụng phƣơng pháp thống kê tổng hợp, xử lý và phân tích các số liệu thu thập đƣợc trong quá trình điều tra. Thông qua kết quả phân tích sẽ giúp tác giả mô tả đƣợc thực trạng khả năng tiếp cận vốn vốn tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, từ đó chỉ ra đƣợc các ƣu và nhƣợc điểm của hình thức tín dụng chuỗi liên kết sản xuất hiện hành. Qua kết quả xử lý số liệu, tác giả sẽ xác định đƣợc sự ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, đƣợc chia thành các nhóm:

(1) Nhóm nhân tố đặc điểm của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp; (2) Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng;

(3) Nhóm nhân tố chính sách Nhà nƣớc.

Kết quả nghiên cứu thực trạng, kết hợp với tƣ duy lý luận về tín dụng chuỗi liên kết sản xuất giúp cho tác giả đề ra đƣợc các giải pháp phát triển mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại Agribank có tính khả thi cao.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp đƣợc xem xét trên các cơ sở:

- Thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng chuỗi liên kết sản xuất, đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Tình hình huy động vốn, hoạt động cho vay, tình hình dƣ nợ của Agribank;

- Khả năng nhận đƣợc các khoản vay và lƣợng vốn vay tín dụng mà cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nhận đƣợc từ hình thức tín dụng chuỗi liên kết sản xuất;

- Nhu cầu vay vốn tín dụng của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp điều tra,... Khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố: lãi suất, thủ tục cho vay, nhu cầu vay vốn, mục đích vay, chính sách lãi suất ƣu đãi... các yếu tố này có mối quan hệ qua lại với nhau.

Từ đánh giá đƣợc thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, phát hiện ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng tiếp cận tín dụng chuỗi liên kết sản xuất của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp từ đó làm cơ sở cho việc đƣa ra các giải pháp phát triển mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại Agribank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 35 - 37)