Xuất quy trình cho vay sản phẩm cấp tín dụng theo chuỗi liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 71 - 76)

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng theo chuỗi liên kết, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trƣ ng, công nghệ, con ngƣ i, mô hình ngân hàng, khuyến nghị nên áp dụng mô hình cho vay quản lý rủi ro tập trung.

Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.

Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng …) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).

Với mô hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng.

Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin lƣu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Trên cơ sở thông tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phƣơng án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay.

Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách hàng lên ngƣ i phê duyệt tín dụng.

Kết quả phê duyệt tín dụng sau đó sẽ đƣợc chuyển cho bộ phận phân tích tín dụng để lƣu trữ thông tin đồng th i đƣợc chuyển cho bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng.

Theo đó quy trình cụ thể cho cấp tín dụng theo chuỗi liên kết nhƣ sau:

 Bƣớc 1: Tiếp nhận, tƣ vấn và hƣớng dẫn khách hàng là đối tƣợng tham gia chuỗi liên kết (các cá nhân, hộc gia đình, doanh nghiệp) lập hồ sơ vay vốn.

 Bƣớc 2: Thẩm định các điều kiện vay; dự án chuỗi liên kết, phƣơng án vay vốn; các đối tác trong chuỗi liên kết (các cá nhân hộ gia đình và doanh nghiệp), nguồn doanh thu từ hoạt động trong chuỗi liên kết của các đối tƣợng tham gia chuỗi liên kết; xác định đơn vị bảo lãnh.

 Bƣớc 3: Xét duyệt cho vay; xác thực thông tin hoạt động của dự án hợp tác chuỗi liên kết; đánh giá rủi ro phƣơng án; khảo sát đơn vị bảo lãnh; phê duyệt cho vay.

 Bƣớc 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng (tín dụng, bảo đảm tiền vay): hoàn chỉnh dự thảo hợp đồng, ký kết hợp đồng. Trong trƣ ng hợp cho vay không có tài sản thế chấp thì cần phải có cam kết 3 bên giữa nông dân và doanh nghiệp với ngân hàng.

 Bƣớc 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân: kiểm tra kiểm soát hồ sơ trƣớc khi giải ngân; giải ngân tiền vay.

 Bƣớc 6: Kiểm tra sau khi cho vay: theo dõi và kiểm tra tiến độ thực hiện, hiệu quả phƣơng án, dự án chuỗi liên kết.

 Bƣớc 7: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh: thu nợ trực tiếp từ các đối tƣợng tham gia vay vốn (cá nhân hộ gia đình, doanh nghiệp) hoặc gián tiếp qua đơn vị bảo lãnh (doanh nghiệp có thể thanh toán cho các cá nhân hộ gia định vay vốn)

 Bƣớc 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng: thực hiện thanh lý hợp đồng khi các khoản nợ vay đã đƣợc hoàn trả đầy đủ lãi và nợ gốc.

Tuỳ theo từng khoản vay và chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, các cán bộ có liên quan sẽ thực hiện toàn bộ hoặc một phần quy trình cho vay (các bƣớc công việc).

5.2.3.1Giải pháp về quản lý dòng tiền và giảm thiểu rủi ro

 Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay

− Thực hiện giải ngân theo đ ng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, áp dụng phƣơng thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn tín dụng nhƣng c ng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có năng lực tài chính cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì th i hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng có khả năng tài chính càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đ ng đắn nhằm hạn chế rủi ro.

− Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp th i phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy t .

− Cần có sự phân tích và đánh giá kịp th i những dấu hiệu của rủi ro nhƣ khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trƣ ng kinh doanh, tình hình thị trƣ ng ảnh hƣởng xấu đến phƣơng án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp th i các rủi ro có nguy cơ xảy ra.

− Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay, cần kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phƣơng án vay phải trả nợ ngay sau khi thu đƣợc tiền, cho dù khoản vay chƣa đến hạn ƣu tiên từ phƣơng án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp th i thu nợ đ ng hạn.

 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ

− Đồng th i với việc thiết lập cơ chế giám sát song song thông qua chức năng của Phòng Quản lý nợ, cần chú trọng công tác hậu kiểm của kiểm tra nội bộ để tăng

cƣ ng khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng, giảm thiểu những rủi ro tín dụng.

− Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ.

− Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp th i chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cƣ ng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

5.2.3.2 Giải pháp về hoàn thiện chính sách tín dụng

Hiện nay việc quản lý mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết đƣợc quản lý bởi Phòng khách hàng doanh nghiệp và Phòng khách hàng cá nhân tuy nhiên chƣa có quy trình riêng trong cho vay mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại Agribank. Do đó, thiết lập quy trình cấp tín dụng dựa trên đặc thù và tính rủi ro của mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại Agribank nhằm hƣớng đến sự hợp lý là cần thiết. Bên cạnh đó, trên thực tế đã có nhiều bất cập trong cơ cấu tổ chức cấp tín dụng do đó quy trình tín dụng cho mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại Agribank nên thực hiện theo hƣớng:

− Dựa trên yếu tố đặc thù của khách hàng, thống nhất quy trình tín dụng cho khách hàng nhằm tạo sự tách biệt nhóm khách hàng này bởi những yếu tố đặc thù đảm bảo sự phù hợp của quy trình tín dụng, đồng th i không làm phức tạp hóa quy trình cấp tín dụng.

− Để đảm bảo tính khách quan và khả năng kiểm soát tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động cấp tín dụng, tác nghiệp giải ngân luôn cần có một bộ phận độc lập, căn cứ trên những quyết định của cấp phê duyệt, để giải ngân một cách chính xác, đảm bảo khả năng kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, do đó nên thành lập thêm

− Quy định về xác định giới hạn tín dụng cần chặt chẽ hơn, tránh tình trạng vận dụng không hợp lý và mang tính chủ quan, có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng. Cần quy định giới hạn tín dụng có thể điều chỉnh so với giới hạn tín dụng tham khảo dựa vào các phân tích định tính khác về tình hình kinh doanh, uy tín khách hàng, mức độ rủi ro nhƣng phải quy định mức tối đa so với giới hạn tín dụng tham khảo (áp dụng hệ số điều chỉnh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 71 - 76)