Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vooc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis, dao 1970) tại khu rừng xã đồng hóa và thạch hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 41)

Giao thông: Hệ thống đƣờng liên thôn rất phát triển, đã bê tông hoá tất

cả các đƣờng liên thôn nối các thôn trong xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của ngƣời dân trong xã.

Điện lưới và các nguồn năng lượng khác: Hiện có 100% số hộ trong

hai xã đã sử dụng điện lƣới quốc gia. Nguồn năng lƣợng đƣợc ngƣời dân chủ yếu sử dụng là ga, tuy nhiên một số hộ vẫn còn sử dụng củi.

Y tế: Có 02 trạm y tế chính ở gần trung tâm xã. Không có dịch bệnh lớn

xảy ra trên địa bàn toàn xã.

Giáo dục: Có 02 trƣờng tiểu học và 25 lớp mẫu giáo tƣơng ứng cho 15

ha; diện tích lúa cả năm: 316,9 ha, sản lƣợng lúa cả năm: 1.735,3 tấn. Diện tích ngô cả năm đạt 151,5 ha. Diện tích khoai lang cả năm đạt 46 ha. Diện tích sắn cả năm đạt 25 ha. Diện tích lạc cả năm đạt 226,6 ha.

Chăn nuôi : Chăn nuôi ngày càng phát triển. Hiện nay đàn gia súc trên

địa bàn hai xã là: 4.649 con, trong đó: Số lƣợng lợn là 2.852 con, số lƣợng bò là 1.582 con, số lƣợng trâu 215 con. Tổng đàn gia cầm là 23.789 con.

Thủy sản: Sản lƣợng thủy sản đạt 61 tấn, trong đó: Sản lƣợng khai thác: 28,5 tấn, sản lƣợng thủy sản nuôi trồng: 32,5 tấn.

Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp thực tế năm 2017 là 1.600 triệu đồng. Sản lƣợng gỗ khai thác 2524 m3 trong khi công tác trồng rừng trên địa bàn đƣợc nhân dân quan tâm đầu tƣ phát triển, tận dụng tối đa quỹ đất phù hợp để trồng rừng. Đến năm 2017 diện tích rừng trồng tập trung là 34,3 ha.

Tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng: Công tác tuyên truyền quản lý bảo

vệ rừng đƣợc thực hiện và có sự điều hành chỉ đạo kịp thời của chính quyền nên công tác này đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt.

4.1. Tổ chức xã hội Voọc hà tĩnh tại xã Đồng Hóa và Thạch hóa

4.1.1. Tình trạng quần thể

Qua quá trình điều tra thực địa, đề tài đã xác định đƣợc tại khu vực nghiên cứu gồm 9 đàn với số lƣợng 81 cá thể (bảng 4.1) [27], trong đó:

Tại xã Thạch Hóa đã ghi nhận đƣợc 05 đàn với số lƣợng 52 cá thể. Đàn 1: Gồm 9 cá thể, phân bố tập trung tại Cửa Hung. Đàn này đƣợc nhóm điều tra ghi nhận trực tiếp 3 lần (28/1/2018 lúc 14h22; ngày 29/1/2018 lúc 14h05 và ngày 30/1/2018 lúc 6h30). Trong đàn này không có con non, chủ yếu là con trƣởng thành và bán trƣởng thành.

Đàn 2: Gồm 8 cá thể, phân bố tập trung tại Eo lèn và Lèn cây gạo. Đàn này đƣợc nhóm điều tra ghi nhận trực tiếp 2 lần (27/1/2018 lúc 10h 02 và 28/1/2018 lúc 10h 20). Cấu trúc đàn của gồm đực trƣởng thành, cái trƣởng thành, bán trƣởng thành, niên thiếu và con non.

Đàn 3: Gồm 11 cá thể, phân bố tập trung tại Eo lèn. Đàn này đƣợc nhóm điều tra ghi nhận trực tiếp 2 lần (27/1/2018 lúc 07h 30 và 28/1/2018 lúc 06h 40). Trong đàn này không có con non, chủ yếu là con trƣởng thành; bán trƣởng thành và niên thiếu.

Đàn 4: Gồm 9 cá thể, phân bố tập trung tại Hung Trù. Đàn này đƣợc nhóm điều tra ghi nhận trực tiếp 1 lần vào ngày 31/1/2018 lúc 9h10. Cấu trúc đàn của gồm đực trƣởng thành, cái trƣởng thành và bán trƣởng thành.

Đàn 5: Gồm 15 cá thể, phân bố tập trung tại Hung Sú và Lèn Tang Bòng Nam. Đàn này đƣợc nhóm điều tra ghi nhận trực tiếp 3 lần (31/1/2018 lúc 09h 05; 1/2/2018 lúc 09h 30 và ngày 2/2/2018 lúc 06h 40). Cấu trúc đàn gồm đực trƣởng thành, cái trƣởng thành, bán trƣởng thành, niên thiếu và con non.

và Trung Đoàn 18. Đàn này đƣợc nhóm điều tra ghi nhận trực tiếp 2 lần (20/1/2018 lúc 08h 50 và ngày 22/1/2018 lúc 16h 02). Cấu trúc đàn gồm đực trƣởng thành, cái trƣởng thành, bán trƣởng thành và niên thiếu.

Đàn 7: Gồm 7 cá thể, phân bố tập trung tại Miếu Tam Quan. Đàn này đƣợc nhóm điều tra ghi nhận trực tiếp 3 lần vào ngày (21/1/2018 lúc 17h 10; 22/1/2018 lúc 14h 15 và ngày 26/1/2018 lúc 13h 00). Cấu trúc đàn gồm đực trƣởng thành, cái trƣởng thành và bán trƣởng thành.

Đàn 8: Gồm 8 cá thể, phân bố tập trung tại Trung Đoàn 18. Đàn này đƣợc nhóm điều tra ghi nhận trực tiếp 3 lần (20/1/2018 lúc 09h 02; 21/1/2018 lúc 17h 00 và 26/1/2018 lúc 07h30). Trong đàn này không có con non, gồm cá thể trƣởng thành và bán trƣởng thành.

Đàn 9: Gồm 4 cá thể, phân bố tại ranh giới xã Đồng Hóa và xã Thạch Hóa. Đàn này đƣợc nhóm điều tra ghi nhận trực tiếp 2 lần (25/1/2018 lúc 08h 02 và 26/1/2018 lúc 07h10). Đàn này chỉ hoàn toàn cá thể trƣởng thành.

Nhƣ vậy, tại xã Đồng Hóa và Thạch Hóa đã ghi nhận đƣợc tổng số 9 đàn Voọc (bảng 4.1 và hình 4.7).

gặp lƣợng 1 Thạch Hóa Cửa Hung 28/1/2018 511290/1974578 9 29/1/2018 511290/1974578 30/1/2018 511290/1974578 2 Eo lèn và Lèn cây gạo 27/1/2018 510728/1974139 8 28/1/2018 511371/1974250 3 Eo lèn 27/1/2018 510735/1974294 11 28/1/2018 510735/1974294 4 Hung Trù 28/1/2018 510722/1974986 9 5 Hung Sú và Lèn Tang Bòng Nam 31/1/2018 510290/1974654 15 1/2/2018 510198/1974970 2/2/2018 510198/1974970 6 Đồng Hóa Lèn Tang Bòng Nam và Trung Đoàn 18 20/1/2018 509300/1975368 10 22/1/2018 509742/1975293 7 Miếu Tam Quan 21/1/2018 508665/1975272 7 22/1/2018 508665/1975272 26/1/2018 508906/1975632 8 Trung Đoàn 18 20/1/2018 509300/1975368 8 21/1/2018 509149/1974943 26/1/2018 509292/1974901 9 Đồng Hóa và Thạch Hóa

Ranh giới giữa xã Đồng Hóa và Thạch Hóa 25/1/2018 509292/1974901 4 26/1/2018 Tổng số cá thể 81 Trung bình 9 ± 3

đàn từ 7- 9 cá thể có tỉ lệ gặp nhiều hơn, trung bình 9 cá thể/ đàn. Kích thƣớc quần thể Voọc hà tĩnh là 81 cá thể.

Thảo luận

Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy kích thƣớc quần thể (81 cá thể) và số lƣợng đàn (9 đàn) đều nhỏ hơn so với hai nghiên cứu trƣớc đây (115 cá thể, 10 đàn, bảng 4.2).

Bảng 4.2. So sánh số lƣợng quần thể Voọc hà tĩnh theo thời gian Số lƣợng đàn Số lƣợng cá thể Thạch Hóa Đồng Hóa Nguồn Đàn Cá thể Đàn thể

9 81 5 52 4 29 Nghiên cứu này

10 115 8 90 2 25 Phòng bảo tồn thiên nhiên

Quảng Bình, 2015 [15].

10 115 Nguyễn Hải Hà, 2014 [6]

Nguyên nhân ở đây có thể do kết quả các nghiên cứu trƣớc đây chỉ thực hiện trong thời gian ngắn. Cụ thể, theo khảo sát của Phòng bảo tồn thiên nhiên Quảng Bình thực hiện trong thời gian (4 ngày), các thông tin có đƣợc chủ yếu dựa vào phỏng vấn ngƣời dân. Trong khi đó kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Hà (2014) [6], chỉ thực hiện khảo sát trong 1 ngày (nhiều cán bộ tham gia khảo sát, kinh nghiệm khác nhau) nên kết quả này có thể là số lƣợng lớn hơn so với thực tế.

4.1.2. Tổ chức xã hội loài Voọc hà tĩnh

Tổ chức xã hội của Voọc hà tĩnh trong vùng nghiên cứu là một đực nhiều cái hoặc nhiều đực và nhiều cái và các cá thể chƣa trƣởng thành (đàn 2

Quá trình điều tra chỉ xác định cấu trúc tuổi và giới tính của đàn 2 và đàn 6, đề tài sử dụng hai đàn này để tính tỷ lệ tuổi/ giới tính. Tỷ lệ đực trƣởng thành đối với cái trƣởng thành (AM/ AF) là 1: 2,5; Con non đối với cái trƣởng thành (IF/ AF) là 1:3; cá thể trƣởng thành đối với cá thể chƣa trƣởng thành là 1: 0,84. Ba con non đƣợc quan sát thấy trong đàn 2 và 5. Dựa trên màu lông, đề tài cho rằng ba cá thể con non từ hai đến ba tháng tuổi.

Bảng 4.3. Tổ chức xã hội của Voọc hà tĩnh ở xã Đồng Hóa và Thạch Hóa Đàn ĐTT CTT BTT N T CN ĐTT :CT T CN: CT T TT: BTT thể 1 9 2 1 3 1 2 1 1:3 1:3 1:1 8 3 11 4 9 5 15 6 2 4 2 2 1:2 0 1:0,67 10 7 7 8 8 9 4 Mean ±SD 1,5±0,7 1 3,5±0,7 1 1,5±0,7 1 2± 0 0,5± 0 1:2.5 1:3 1:0,84 9±3

Ghi chú: ĐTT: Đực trưởng thành; CTT: Cái trưởng thành; BTT: Bán trưởng thành; NT: Niên thiếu; CN: Con non.

Đồng Hóa giống nhƣ tổ chức của các loài khỉ ăn lá bao gồm: một đực nhiều cái hoặc nhiều đực và nhiều cái và các cá thể chƣa trƣởng thành (Newton and Dunbar, 1994) [37].

Bảng 4.4. Tổ chức xã hội các loài thuộc chi Trachypithecus

Loài ĐTT: CTT CN: CTT TT: BTT Kích thƣớc đàn Nguồn

T. hatinhensis 1:2,5 1:3 1:0,84 9 Nghiên cứu này

T. hatinhensis 12 Nguyễn Hải Hà, 2011

T.poliocephalus 1:3,5 1:2 1:0,83 9 Tạ Tuyết Nga, 2014

T. delacouri 1:3,96 1:2,32 1:0,81 8 Nguyễn Vĩnh Thanh, 2008

T.shortridgei 1:2,9 1:2,2 1:1,2 8 Ying-Chun Li et al., 2015

T.leucocephalus 1:1,51 1:1,76 1:1,1 11,7 Tong Jin et al., 2009

Ghi chú: ĐTT: Đực trưởng thành; CTT: Cái trưởng thành; CN: Con non; TT: Trưởng thành; BTT: Chưa trưởng thành.

Kích thước đàn

Kích thƣớc đàn các loài trong họ phụ voọc thay đổi từ ba đến vài trăm cá thể, sống trong các gia đình nhỏ hoặc đàn lớn hơn (Newton & Dunbar, 1994) [37]. Loài voọc hà tĩnh tại xã Đồng Hóa và Thạch Hóa sống thành đàn từ 4- 15 cá thể (trung bình 9 cá thể/ đàn). Kích thƣớc đàn này nhỏ nhỏ hơn so với kích thƣớc loài Voọc trắng (T.leucocephalus) 11,7 cá thể (Jin et al., 2009) [30]; loài Voọc hà tĩnh (T. hatinhensis) ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 12 cá thể (Nguyễn Hải Hà, 2011) [5]. Điều này do tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng sinh cảnh sống rộng và ít bị tác động, nên số lƣợng cá thể phát triển tốt hơn. Trong khi đó kích thƣớc đàn tại khu vực nghiên cứu lớn hơn so với một số loài nhƣ: Loài Voọc trắng (T. shortridgei) ở thung lũng Long Giang,

Kích thƣớc quần thể bị ảnh hƣởng bởi sự phân bố cả không gian và thời gian của nguồn thức ăn, áp lực của các loài ăn thịt và chiến lƣợc tìm kiếm thức ăn của từng cá thể. Khi sức ép từ kẻ săn mồi thấp và nguồn thức ăn ít và/ hoặc phong phú, kích thƣớc quần thể luôn nhỏ. Khi nguồn thức ăn lớn và thức ăn nhiều về số lƣợng nhƣng lại ít về mức độ phong phú, quần thể sẽ nhỏ. Khi các nguồn thức ăn lớn và đa dạng, kích thƣớc đàn thƣờng lớn (Newton & Dunbar, 1994) [37]. Theo tác giả Fan và cộng sự (2014), nhận thấy rằng loài kích thƣớc quần thể Voọc xám đông dƣơng (T.crepusculus) phụ thuộc nhiều

vào đa dạng nguồn thức ăn (trích dẫn theo Li et al., 2015) [32]. Trong khi đó đối với loài Voọc trắng (T.Shortridge) ở thung lũng Long Giang, Vân Nam, Trung Quốc thì sự chồng chéo về môi trƣờng sống (33%), quyết định sự gia tăng về kích thƣớc đàn (Li et al., 2015) [32]. Các tác giả cho rằng không có kẻ thù tự nhiên của Voọc trắng, áp lực các loài ăn thịt thấp, trong khi các hoạt động của con ngƣời (nhƣ săn bắt trái phép) có thể đã ảnh hƣởng đến kích thƣớc quần thể. Trong nghiên cứu này có thể kích thƣớc quần thể bị ảnh hƣởng bởi tác động của con ngƣời (bẫy bắt). Tuy nhiên, các yếu tố cụ thể ảnh hƣởng đến quy mô dân số cơ bản chỉ có thể đƣợc xác định bởi nghiên cứu cụ thể.

Cấu trúc giới tính

Các kết quả hiện tại về tỷ lệ cấu trúc đàn tƣơng tự nhƣ các loài trong giống Trachypithecus (bảng 4.4). Trong nghiên cứu này cá thể đực trƣởng thành với cá thể cái trƣởng thành 1: 2,5. Tỉ lệ này nhỏ nhất so với một số loài trong giống Trachypithecus. Trong khi đó tỉ lệ cá thể đực trƣởng thành trên cái trƣởng thành cao nhất ở loài Voọc đầu trắng (T.leucocephalus) ở Trung Quốc với tỉ lệ 1: 1,51 (Jin et al., 2009) [30].

một số loài trong giống Trachypithecus. Tuy nhiên do đề tài mới chỉ xác định đƣợc cấu trúc tuổi/ giới tính của 2 đàn VHT nên có thể kết quả này thấp hơn so với thực tế quần thể (cả quần thể chỉ xác định đƣợc 3 con non). Vì vậy, cần thiết phải xác định cấu trúc tuổi giới tính đầy đủ của quần thể để có kết quả tính toán chính xác hơn, từ đó có các đề xuất bảo tồn phù hợp. Tỉ lệ con non trên cá thể cái trƣởng thành thấp nhất ở loài Voọc đầu trắng (T.leucocephalus) ở Trung Quốc với tỉ lệ 1: 1,176 (Jin et al., 2009) [30].

Tỉ lệ cá thể trƣởng thành với cá thể chƣa trƣởng thành của loài VHT tại khu vực nhiên cứu là 1: 0,84, tỉ lệ tăng trƣởng này thấp hơn so với loài trong giống Trachypithecus. Tỉ lệ cá thể trƣởng thành trên cá thể chƣa trƣởng thành cao nhất ở loài Voọc trắng (T.shortridgei) 1:1,2 (Li et al., 2015) [16].

Mặc dù đề tài chƣa xác định đầy đủ cấu trúc tuổi/ giới tính của cả quần thể (mới chỉ xác định đƣợc 2 đàn trên tổng số 9 đàn), tuy nhiên trong quá trình điều tra không quan sát thấy đàn toàn đực/ cái hay cá thể đực/ cái đơn độc.

4.1.3. Một số đặc điểm hình thái theo nhóm tuổi và giới tính

Qua quá trình quan sát trực tiếp và hình ảnh ghi nhận đƣợc từ điều tra thực địa, đề tài đã xác định đƣợc một số đặc điểm hình thái theo nhóm tuổi và giới tính loài Voọc hà tĩnh theo nhƣ sau:

a. Cá thể đực trƣởng thành (ĐTT)

Đực trƣởng thành là cá thể có kích thƣớc cơ thể đạt cực đại. Bộ lông đã chuyển hoàn toàn sang màu đen, ngoại trừ hai vạch trắng nhỏ đi từ góc mép qua má chạy phía trên vành tai ra hai gáy (hình 4.1).

Hình 4.1. Cá thể đực trƣởng thành

Hai vết chai mông rõ ràng, vùng háng và bẹn xám trắng bẩn. Thấy rõ đầu dƣơng vật có màu trắng khi nhìn từ phía trƣớc. Con đực trƣởng thành thƣờng phát ra tiếng kêu cảnh báo và chọn vị trí quan sát tốt so với đàn trong khi di chuyển hay kiếm ăn. Có thể nhận ra khi chúng thƣờng ngồi trên đỉnh núi hoặc trên cây to quan sát hoặc kêu cảnh báo vào buổi sáng hoặc khi phát hiện các mối đe dọa.

b. Cá thể cái trƣởng thành (CTT)

Cá thể cái trƣởng thành có kích thƣớc tƣơng tự nhƣ cá thể đực trƣởng thành. Bộ lông đã chuyển sang hoàn toàn sang màu đen, ngoại trừ hai vạch trắng nhỏ đi từ góc mép qua má chạy phía trên vành tai ra hai gáy. Thấy rõ hai núm vũ màu đen khi nhìn từ phía trƣớc. Các cá thể cái trƣởng thành thƣờng ôm và chăm sóc con non (hình 4.2).

Hình 4.2. Cá thể cái trƣởng thành c. Cá thể bán trƣởng thành (BTT)

Cá thể bán trƣởng thành gồm: Đực bán trƣởng thành và cái bán trƣởng thành – BTT). Cá thể bán trƣởng thành có kích thƣớc cơ thể gần bằng cá thể trƣởng thành. Hai vết chai mông nhƣ cá thể trƣởng thành. Các cá thể bán trƣởng thành thƣờng dành khá nhiều thời gian cho các hoạt động chơi đùa nhau (hình 4.3).

Hình 4.3. Cá thể bán trƣởng thành d. Niên thiếu (NT)

Kích thƣớc cơ thể nhỏ hơn con bán trƣởng thành, có khả năng di chuyển độc lập mà không cần sự hỗ trợ của các cá thể trƣởng thành, ngoại trừ địa hình khó khăn cần sự hỗ trợ của mẹ. Màu lông trên cơ thể đã chuyển sang màu đen, ngoại trừ phần đầu còn màu da cam (hình 4.4).

Hình 4.4. Niên thiếu e. Con non (CN)

Kích thƣớc cơ thể còn bé và vẫn còn đang bú sữa mẹ, chƣa có khả năng di chuyển độc lập hoàn toàn mặc dù đôi khi chúng có thể tự tách ra khỏi mẹ. Màu lông phần đuôi, lƣng và các chi đã bắt đầu chuyển sang màu đen (hình 4.5).

Hình 4.5. Cá thể con non 4.2. Phân bố và nơi ngủ của Voọc hà tĩnh

4.2.1. Phân bố của Voọc hà tĩnh

Kết quả điều tra cho thấy các đàn Voọc hà tĩnh phân bố khắp khu vực điều tra. Kết quả đƣợc trình bày trên bảng 4.1 và hình 4.6. Cụ thể nhƣ sau:

Tại xã Thạch Hóa phân bố tập trung tại: Cây Gạo, Giàn Vƣợn, Hung Sú, Khe Nƣớc Lạnh, Khe Đá, Eo Len, Hung Trù và Lèn Tang Bòng Nam.

Tại xã Đồng Hóa phân bố tập trung tại các địa điểm sau: Miếu Tam Quan, Trung Đoàn 18 và ranh giới giữa xã Đồng Hóa và Thạch Hóa.

Hình 4.6. Bản đồ phân bố quần thể Voọc hà tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vooc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis, dao 1970) tại khu rừng xã đồng hóa và thạch hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 41)