Tổ chức xã hội loài Voọc hà tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vooc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis, dao 1970) tại khu rừng xã đồng hóa và thạch hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 46 - 50)

Tổ chức xã hội của Voọc hà tĩnh trong vùng nghiên cứu là một đực nhiều cái hoặc nhiều đực và nhiều cái và các cá thể chƣa trƣởng thành (đàn 2

Quá trình điều tra chỉ xác định cấu trúc tuổi và giới tính của đàn 2 và đàn 6, đề tài sử dụng hai đàn này để tính tỷ lệ tuổi/ giới tính. Tỷ lệ đực trƣởng thành đối với cái trƣởng thành (AM/ AF) là 1: 2,5; Con non đối với cái trƣởng thành (IF/ AF) là 1:3; cá thể trƣởng thành đối với cá thể chƣa trƣởng thành là 1: 0,84. Ba con non đƣợc quan sát thấy trong đàn 2 và 5. Dựa trên màu lông, đề tài cho rằng ba cá thể con non từ hai đến ba tháng tuổi.

Bảng 4.3. Tổ chức xã hội của Voọc hà tĩnh ở xã Đồng Hóa và Thạch Hóa Đàn ĐTT CTT BTT N T CN ĐTT :CT T CN: CT T TT: BTT thể 1 9 2 1 3 1 2 1 1:3 1:3 1:1 8 3 11 4 9 5 15 6 2 4 2 2 1:2 0 1:0,67 10 7 7 8 8 9 4 Mean ±SD 1,5±0,7 1 3,5±0,7 1 1,5±0,7 1 2± 0 0,5± 0 1:2.5 1:3 1:0,84 9±3

Ghi chú: ĐTT: Đực trưởng thành; CTT: Cái trưởng thành; BTT: Bán trưởng thành; NT: Niên thiếu; CN: Con non.

Đồng Hóa giống nhƣ tổ chức của các loài khỉ ăn lá bao gồm: một đực nhiều cái hoặc nhiều đực và nhiều cái và các cá thể chƣa trƣởng thành (Newton and Dunbar, 1994) [37].

Bảng 4.4. Tổ chức xã hội các loài thuộc chi Trachypithecus

Loài ĐTT: CTT CN: CTT TT: BTT Kích thƣớc đàn Nguồn

T. hatinhensis 1:2,5 1:3 1:0,84 9 Nghiên cứu này

T. hatinhensis 12 Nguyễn Hải Hà, 2011

T.poliocephalus 1:3,5 1:2 1:0,83 9 Tạ Tuyết Nga, 2014

T. delacouri 1:3,96 1:2,32 1:0,81 8 Nguyễn Vĩnh Thanh, 2008

T.shortridgei 1:2,9 1:2,2 1:1,2 8 Ying-Chun Li et al., 2015

T.leucocephalus 1:1,51 1:1,76 1:1,1 11,7 Tong Jin et al., 2009

Ghi chú: ĐTT: Đực trưởng thành; CTT: Cái trưởng thành; CN: Con non; TT: Trưởng thành; BTT: Chưa trưởng thành.

Kích thước đàn

Kích thƣớc đàn các loài trong họ phụ voọc thay đổi từ ba đến vài trăm cá thể, sống trong các gia đình nhỏ hoặc đàn lớn hơn (Newton & Dunbar, 1994) [37]. Loài voọc hà tĩnh tại xã Đồng Hóa và Thạch Hóa sống thành đàn từ 4- 15 cá thể (trung bình 9 cá thể/ đàn). Kích thƣớc đàn này nhỏ nhỏ hơn so với kích thƣớc loài Voọc trắng (T.leucocephalus) 11,7 cá thể (Jin et al., 2009) [30]; loài Voọc hà tĩnh (T. hatinhensis) ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 12 cá thể (Nguyễn Hải Hà, 2011) [5]. Điều này do tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng sinh cảnh sống rộng và ít bị tác động, nên số lƣợng cá thể phát triển tốt hơn. Trong khi đó kích thƣớc đàn tại khu vực nghiên cứu lớn hơn so với một số loài nhƣ: Loài Voọc trắng (T. shortridgei) ở thung lũng Long Giang,

Kích thƣớc quần thể bị ảnh hƣởng bởi sự phân bố cả không gian và thời gian của nguồn thức ăn, áp lực của các loài ăn thịt và chiến lƣợc tìm kiếm thức ăn của từng cá thể. Khi sức ép từ kẻ săn mồi thấp và nguồn thức ăn ít và/ hoặc phong phú, kích thƣớc quần thể luôn nhỏ. Khi nguồn thức ăn lớn và thức ăn nhiều về số lƣợng nhƣng lại ít về mức độ phong phú, quần thể sẽ nhỏ. Khi các nguồn thức ăn lớn và đa dạng, kích thƣớc đàn thƣờng lớn (Newton & Dunbar, 1994) [37]. Theo tác giả Fan và cộng sự (2014), nhận thấy rằng loài kích thƣớc quần thể Voọc xám đông dƣơng (T.crepusculus) phụ thuộc nhiều

vào đa dạng nguồn thức ăn (trích dẫn theo Li et al., 2015) [32]. Trong khi đó đối với loài Voọc trắng (T.Shortridge) ở thung lũng Long Giang, Vân Nam, Trung Quốc thì sự chồng chéo về môi trƣờng sống (33%), quyết định sự gia tăng về kích thƣớc đàn (Li et al., 2015) [32]. Các tác giả cho rằng không có kẻ thù tự nhiên của Voọc trắng, áp lực các loài ăn thịt thấp, trong khi các hoạt động của con ngƣời (nhƣ săn bắt trái phép) có thể đã ảnh hƣởng đến kích thƣớc quần thể. Trong nghiên cứu này có thể kích thƣớc quần thể bị ảnh hƣởng bởi tác động của con ngƣời (bẫy bắt). Tuy nhiên, các yếu tố cụ thể ảnh hƣởng đến quy mô dân số cơ bản chỉ có thể đƣợc xác định bởi nghiên cứu cụ thể.

Cấu trúc giới tính

Các kết quả hiện tại về tỷ lệ cấu trúc đàn tƣơng tự nhƣ các loài trong giống Trachypithecus (bảng 4.4). Trong nghiên cứu này cá thể đực trƣởng thành với cá thể cái trƣởng thành 1: 2,5. Tỉ lệ này nhỏ nhất so với một số loài trong giống Trachypithecus. Trong khi đó tỉ lệ cá thể đực trƣởng thành trên cái trƣởng thành cao nhất ở loài Voọc đầu trắng (T.leucocephalus) ở Trung Quốc với tỉ lệ 1: 1,51 (Jin et al., 2009) [30].

một số loài trong giống Trachypithecus. Tuy nhiên do đề tài mới chỉ xác định đƣợc cấu trúc tuổi/ giới tính của 2 đàn VHT nên có thể kết quả này thấp hơn so với thực tế quần thể (cả quần thể chỉ xác định đƣợc 3 con non). Vì vậy, cần thiết phải xác định cấu trúc tuổi giới tính đầy đủ của quần thể để có kết quả tính toán chính xác hơn, từ đó có các đề xuất bảo tồn phù hợp. Tỉ lệ con non trên cá thể cái trƣởng thành thấp nhất ở loài Voọc đầu trắng (T.leucocephalus) ở Trung Quốc với tỉ lệ 1: 1,176 (Jin et al., 2009) [30].

Tỉ lệ cá thể trƣởng thành với cá thể chƣa trƣởng thành của loài VHT tại khu vực nhiên cứu là 1: 0,84, tỉ lệ tăng trƣởng này thấp hơn so với loài trong giống Trachypithecus. Tỉ lệ cá thể trƣởng thành trên cá thể chƣa trƣởng thành cao nhất ở loài Voọc trắng (T.shortridgei) 1:1,2 (Li et al., 2015) [16].

Mặc dù đề tài chƣa xác định đầy đủ cấu trúc tuổi/ giới tính của cả quần thể (mới chỉ xác định đƣợc 2 đàn trên tổng số 9 đàn), tuy nhiên trong quá trình điều tra không quan sát thấy đàn toàn đực/ cái hay cá thể đực/ cái đơn độc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vooc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis, dao 1970) tại khu rừng xã đồng hóa và thạch hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 46 - 50)