Một số đặc điểm hình thái theo nhóm tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vooc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis, dao 1970) tại khu rừng xã đồng hóa và thạch hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 50)

Qua quá trình quan sát trực tiếp và hình ảnh ghi nhận đƣợc từ điều tra thực địa, đề tài đã xác định đƣợc một số đặc điểm hình thái theo nhóm tuổi và giới tính loài Voọc hà tĩnh theo nhƣ sau:

a. Cá thể đực trƣởng thành (ĐTT)

Đực trƣởng thành là cá thể có kích thƣớc cơ thể đạt cực đại. Bộ lông đã chuyển hoàn toàn sang màu đen, ngoại trừ hai vạch trắng nhỏ đi từ góc mép qua má chạy phía trên vành tai ra hai gáy (hình 4.1).

Hình 4.1. Cá thể đực trƣởng thành

Hai vết chai mông rõ ràng, vùng háng và bẹn xám trắng bẩn. Thấy rõ đầu dƣơng vật có màu trắng khi nhìn từ phía trƣớc. Con đực trƣởng thành thƣờng phát ra tiếng kêu cảnh báo và chọn vị trí quan sát tốt so với đàn trong khi di chuyển hay kiếm ăn. Có thể nhận ra khi chúng thƣờng ngồi trên đỉnh núi hoặc trên cây to quan sát hoặc kêu cảnh báo vào buổi sáng hoặc khi phát hiện các mối đe dọa.

b. Cá thể cái trƣởng thành (CTT)

Cá thể cái trƣởng thành có kích thƣớc tƣơng tự nhƣ cá thể đực trƣởng thành. Bộ lông đã chuyển sang hoàn toàn sang màu đen, ngoại trừ hai vạch trắng nhỏ đi từ góc mép qua má chạy phía trên vành tai ra hai gáy. Thấy rõ hai núm vũ màu đen khi nhìn từ phía trƣớc. Các cá thể cái trƣởng thành thƣờng ôm và chăm sóc con non (hình 4.2).

Hình 4.2. Cá thể cái trƣởng thành c. Cá thể bán trƣởng thành (BTT)

Cá thể bán trƣởng thành gồm: Đực bán trƣởng thành và cái bán trƣởng thành – BTT). Cá thể bán trƣởng thành có kích thƣớc cơ thể gần bằng cá thể trƣởng thành. Hai vết chai mông nhƣ cá thể trƣởng thành. Các cá thể bán trƣởng thành thƣờng dành khá nhiều thời gian cho các hoạt động chơi đùa nhau (hình 4.3).

Hình 4.3. Cá thể bán trƣởng thành d. Niên thiếu (NT)

Kích thƣớc cơ thể nhỏ hơn con bán trƣởng thành, có khả năng di chuyển độc lập mà không cần sự hỗ trợ của các cá thể trƣởng thành, ngoại trừ địa hình khó khăn cần sự hỗ trợ của mẹ. Màu lông trên cơ thể đã chuyển sang màu đen, ngoại trừ phần đầu còn màu da cam (hình 4.4).

Hình 4.4. Niên thiếu e. Con non (CN)

Kích thƣớc cơ thể còn bé và vẫn còn đang bú sữa mẹ, chƣa có khả năng di chuyển độc lập hoàn toàn mặc dù đôi khi chúng có thể tự tách ra khỏi mẹ. Màu lông phần đuôi, lƣng và các chi đã bắt đầu chuyển sang màu đen (hình 4.5).

Hình 4.5. Cá thể con non 4.2. Phân bố và nơi ngủ của Voọc hà tĩnh

4.2.1. Phân bố của Voọc hà tĩnh

Kết quả điều tra cho thấy các đàn Voọc hà tĩnh phân bố khắp khu vực điều tra. Kết quả đƣợc trình bày trên bảng 4.1 và hình 4.6. Cụ thể nhƣ sau:

Tại xã Thạch Hóa phân bố tập trung tại: Cây Gạo, Giàn Vƣợn, Hung Sú, Khe Nƣớc Lạnh, Khe Đá, Eo Len, Hung Trù và Lèn Tang Bòng Nam.

Tại xã Đồng Hóa phân bố tập trung tại các địa điểm sau: Miếu Tam Quan, Trung Đoàn 18 và ranh giới giữa xã Đồng Hóa và Thạch Hóa.

Hình 4.6. Bản đồ phân bố quần thể Voọc hà tĩnh

4.2.2. Nơi ngủ loài Voọc hà tĩnh

Nơi ngủ Voọc hà tĩnh bao gồm cả nơi ngủ trƣa và nơi ngủ đêm.

4.2.2.1. Ngủ đêm

Qua điều tra, đề tài đã ghi nhận đƣợc 2 vị trí ngủ đêm của Voọc hà tĩnh cụ thể nhƣ sau:

Vị trí ngủ: Voọc hà tĩnh ngủ đêm ở đỉnh núi đá, tuy nhiên vị trí ngủ khác nhau phụ thuộc vào thời tiết. Thời tiết ấm, nắng thì loài ngủ ở vách đá (đàn số 1) và ngƣợc lại khi trời mƣa thì chúng ngủ hang (đàn số 5) (hình 4.7).

Độ cao: Độ cao trung bình (so với mực nƣớc biển) nơi ngủ đêm của Voọc hà tĩnh ghi nhận tại khu vực là khoảng 120 m. Khoảng cách từ vị trí ngủ xuống tới mặt đất ƣớc chừng khoảng 20- 40 mét.

Hình 4.7. Chỗ ngủ vách đá và hang ngủ của Voọc hà tĩnh

Thời gian ngủ: Thời gian ngủ của chúng bị ảnh hƣởng bởi thời tiết

trong ngày. Khi trời mƣa nhỏ quan sát đàn số 1 (không có con non) cho thấy, chúng bắt đầu di chuyển lên vách đá ngủ lúc 16h 10, trong khoảng thời gian này cho đến lúc 17h30 chủ yếu dành thời gian di chuyển và nghỉ ngơi trên vách đá. Đối với trời nắng quan sát đàn số 5 cho thấy chúng di chuyển về gần hang ngủ lúc 17h 35, trong thời gian này các cá thể trƣởng thành thƣờng ngồi nghỉ ngơi ở gần hang, còn cá thể chƣa trƣởng thành dành thời gian cho hoạt động vui đùa.

Hình thức ngủ: Quan sát tại đàn số 1 cho thấy chúng thƣờng chia nhóm

để ngủ với 2- 4 cá thể thành một nhóm (hình 4.7). Khoảng cách giữa các nhóm ngủ khoảng từ 3- 10m.

Thời gian dậy: Cũng giống nhƣ thời gian ngủ, thời gian dậy cũng bị ảnh hƣởng bởi thời tiết. Quan sát đàn số 1 cho thấy (trời mƣa phùn), khoảng 6h40 từng cá thể di chuyển từ vách đá đi kiếm ăn, cho đến 7h20 đàn di chuyển hoàn toàn từ chỗ ngủ đi ăn. Trong khi đó quan sát đàn số 5 (có gồm cá thể niên thiếu và con non) buổi sáng trời mƣa phùn không thấy chúng dậy đi kiếm ăn, trong khoảng thời gian từ 9h10- 10h, cá thể trƣởng thành di chuyển ra ngoài cành cây ngồi quan sát và ăn xung quanh hang ngủ, trong khi đó các cá thể niên thiếu và con non dành thời gian cho các hoạt động vui đùa; đối với

Trong thời gian điều tra, quan sát đàn số 2 thấy (trời không mƣa), chúng đi ăn sớm, 6h10 bắt đầu quan sát thấy chúng di chuyển từ trên đỉnh núi xuống bên dƣới thấp để kiếm ăn. Trong thời gian này chúng chủ yếu dành thời gian cho các hoạt động vui đùa, nhảy từ vị trí cây này sang cây khác.

4.2.2.2. Ngủ trưa

Vị trí ngủ: Quan sát cho thấy vị trí ngủ trƣa của đàn Voọc là gần khu

vực kiếm ăn của chúng. Buổi sáng sớm chúng di chuyển xuống thấp (chân lèn đá vôi) kiếm ăn, sau đó gần trƣa chúng di chuyển lên cây cao ở các sƣờn núi để ngủ. Các khu vực này cấu trúc tầng tán dày đặc, khá nhiều cây gỗ lớn,…

Độ cao: Nơi ngủ trƣa của Voọc hà tĩnh có độ cao so với mực nƣớc biển

thấp hơn nơi ngủ đêm, với độ cao khoảng 50- 80m. Khoảng cách từ vị trí ngủ tới mặt đất từ 10 – 20 (mét) tùy vào chiều cao từng cây.

Hình thức ngủ trưa: Quan sát tại thực địa cho thấy hình thức ngủ của

Voọc hà tĩnh cũng khá giống với ngủ đêm, khoảng 2-4 cá thể ngủ cùng một cành cây hoặc từng cá thể ngủ từng cành cây (hình 4.8). Quan sát cho thấy trong thời gian ngủ cá thể đực trƣởng thành thƣờng chọn vị trí ngủ cao nhất hoặc dễ quan sát, quay mặt xuống phía thấp và ngƣợc lại so với các cá thể trong đàn để quan sát và cảnh giới khi có nguy hiểm. Trong khi đó tần suất quan sát và nhìn xung quanh của các cá thể khác trong đàn là khá ít.

Hình 4.8. Ngủ trƣa của Voọc hà tĩnh

Thời gian ngủ: Thời gian ngủ trƣa của Voọc hà tĩnh là khác nhau tùy

thuộc vào từng đàn. Qua điều tra đã ghi nhận đƣợc chúng ngủ trƣa trong khoảng thời gian từ 10h 50’ sáng tới 13h 40’ chiều. Trong khoảng thời gian này chúng chủ yếu ngồi tại chỗ, rất ít di chuyển, tuy nhiên có cá thể vẫn kiếm ăn quanh vị trí ngủ.

4.3. Mật độ của Voọc hà tĩnh

Quá trình nghiên cứu thực địa cho thấy tại khu vực điều tra có một số đặc điểm sau: Khu vực quần thể Voọc sinh sống có diện tích nhỏ (174ha); xung quanh các đỉnh núi (nơi sinh sống của Voọc) là ruộng, rừng Keo và ngƣời dân sống bao quanh, do đó quần thể Voọc chỉ sinh sống ở trên các đỉnh núi mà không di chuyển ra nơi khác. Mặt khác, trong quá trình điều tra các đàn Voọc đều đƣợc quan sát (quay phim, chụp ảnh) từ một đến ba lần nên số lƣợng cá thể đã đƣợc đếm cụ thể. Vì vậy, để xác định mật độ cá thể, quần thể đề tài sẽ nối tất cả các điểm (tọa độ GPS) ghi nhận loài Voọc để tính diện tích khu vực điều tra, kết quả diện tích khu vực quần thể Voọc sinh sống là: 155,1 ha. Vậy mật độ loài Voọc hà tĩnh =

Thảo luận:

Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ cá thể tại khu vực nghiên cứu cao hơn so với các nghiên cứu trƣớc của một số loài thuộc giống Trachypithecus ở Việt Nam và thế giới (hình 4.9).

Hình 4.9. So sánh mật độ với một số loài trong giống Trachypithecus

Kết quả nghiên cứu của Haus T., et al (2009) [42], tại VGQ Phong Nha- Kẻ Bàng cho thấy mật độ đàn và cá thể loài Voọc hà tĩnh (T. hatinhensis) lần lƣợt là 0,00495 đàn/ ha ±0,108 và 0,025 cá thể/ ha ± 0,55.

Theo các tác giả mật độ này là khá thấp, do thảm thực vật dày đặc nên còn các cá thể khác của đàn không phát hiện đƣợc. Tuy nhiên so với các nghiên cứu trƣớc đây, mật độ hiện tại cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của Leca et al., 2013 [31], tại Vƣờn Quốc gia Tây Bali (Indonesia) cho thấy mật độ loài Voọc mun (T. auratus) theo đàn và cá thể lần lƣợt là: 0,95 đàn/ km² (0,0095 đàn/ ha) và 7,11 cá thể / km² (0,0711 cá thể/ ha). Theo tác giả này mật độ thấp so với các nghiên cứu trƣớc đó do các

Tại khu vực nghiên cứu đã xác định đƣợc mật độ cá thể loài Voọc hà tĩnh là 0,522 (cá thể/ ha), mật độ này là khá cao. Thứ nhất, khu vực nghiên cứu (môi trƣờng sống) bị bao quanh bởi dân cƣ, rừng keo và ruộng nên loài Voọc không di chuyển ra khu vực khác; Thƣ hai, hiện nay các hoạt động bẫy bắt đã giảm so với giai đoạn trƣớc nên hiện tại quần thể đang phát triển khá ổn định.

Khi mật độ cao, quần thể bị giới hạn bởi chất lƣợng môi trƣờng sống (Newton & Dunbar, 1994) [37]. Tại khu vực nghiên cứu mật độ loài Voọc hà tĩnh cao cùng với các mối đe dọa (mục 4.4.1) đang diễn ra nên nguồn thức ăn sẽ bị suy giảm và không gian sống dần bị thu hẹp, khi đó sự cạnh tranh của các đàn sẽ tăng lên. Vì vậy, để bảo tồn và phát triển loài Voọc hà tĩnh trong thời gian tới cần thiết phải mở rộng sinh cảnh sống.

4.4. Các mối đe dọa tới loài và sinh cảnh

4.4.1. Các mối đe dọa

Quá trình điều tra thực địa đã ghi nhận và xác định đƣợc hai nhóm mối đe dọa tới Voọc hà tĩnh và sinh cảnh sống bao gồm: Bẫy bắt; suy thoái sinh cảnh, bao gồm: Lấn chiếm đất rừng; chăn thả gia súc và cắt cỏ cho Bò. Trong số các mối đe dọa này, tất cả đều đƣợc quan sát trực tiếp ngoài thực địa trong suốt quá trình điều tra.

4.4.1.1. Bẫy bắt

Bẫy bắt là nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm về số lƣợng quần thể Voọc hà tĩnh nói riêng cũng nhƣ tất cả các loài động vật khác ở khu vực núi đá vôi thuộc xã Đồng Hóa và Thạch Hóa nói chung.

Đối tƣợng bẫy bắt chủ yếu là ngƣời dân địa phƣơng và một số nhóm đối tƣợng ngoài khu vực. Theo ghi nhận thực tế, dụng cụ đƣợc ngƣời dân sử dụng để bẫy bắt là bẫy dây phanh (hình 4.10).

Hình 4.10. Bẫy dây và bộ xƣơng loài Voọc hà tĩnh

Đặc biệt nguy hiểm hơn là hoạt động giăng lƣới ở cửa hang. Theo thông tin từ tổ bảo vệ rừng tự nguyện cho biết, do tập tính của loài ngủ trong hang nên ngƣời dân địa phƣơng lên cửa hang giăng lƣới khi loài Voọc đã vào hang ngủ, sau đó dùng pháo tự chế nén vào hang, khi đó các cá thể Voọc chạy ra cửa hang thì bị bắt. Đây là một hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng về suy giảm kích thƣớc quần thể. Tuy nhiên hiện tại hoạt động này đã chấm dứt.

Hoạt động bẫy bắt các loài Voọc bắt đầu từ khoảng từ năm 2010, trƣớc đó ngƣời dân chỉ tập trung bẫy bắt Sơn dƣơng, chồn, dúi, nhím,… cho đến khi các loài này gần nhƣ tuyệt chủng cục bộ tại đây thì ngƣời dân mới chuyển sang bẫy bắt loài Voọc. Hoạt động này diễn mạnh vào thời điểm năm 2012 và 2013, trƣớc khi thành lập tổ bảo vệ rừng tự nguyện (4 ngƣời). Theo thông tin ông Nguyễn Thanh Tú (Ngƣời bảo vệ Voọc tự nguyện dầu tiên) cho biết tại thời điểm đó chỉ riêng 2 ngƣời dân ở thôn Thuận Hoan thuộc xã Đồng Hóa, một năm bẫy đƣợc khoảng 120 cá thể. Các sản phẩm thu đƣợc ngƣời dân mang bán trực tiếp tại chợ ở ngoài thị trấn hoặc các lái buôn đến trực tiếp mua tại nhà với giá từ 80- 100 nghìn đồng/ kg và gia đình sử dụng làm thực phẩm. Sau khi thành lập tổ bảo vệ các hoạt động bẫy bắt đã giảm đi, tuy nhiên do giá trị về kinh tế và cuộc sống một bộ phận ngƣời dân còn khó khăn nên vẫn còn một số đối tƣợng vào rừng đặt bẫy. Theo thông tin từ hạt Kiểm lâm

bẫy trong 2 ngày với gần 100 bẫy đã đƣợc gỡ bỏ.

Trong thời gian điều tra chúng tôi đã phát hiện và tháo gỡ gần 20 bẫy dây (đặt tại chân lèn- nơi đàn Voọc số 2 thƣờng xuyên lui tới kiếm ăn) tại Eo Lèn của xã Thạch Hóa.

4.4.1.2. Lấn chiếm đất rừng

Do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nên cộng đồng ngƣời dân có đất gần các chân lèn đá vôi thƣờng lấn chiếm đất rừng để trồng Keo, cỏ voi,.. (hình 4.11). Từ sau khi có đợt khảo sát của Chi cục Kiểm lâm năm 2015 và thành lập tổ bảo vệ, Ủy ban nhân dân hai xã đã tích cực tuyên truyền cho ngƣời dân về hoạt động bảo vệ và không lấn chiếm đất rừng để sản xuất, tuy nhiên do chƣa có ranh giới rõ ràng nên ngƣời dân vẫn lấn chiếm đất rừng. Nghiêm trọng hơn là tại các khu vực ngƣời dân lấn chiếm thƣờng là các cây bụi và dây leo là thức ăn chính của loài Voọc, do vậy trong thời gian điều tra đề tài đã quan sát đƣợc loài Voọc di chuyển qua vƣờn Keo (khoảng 200m) đi kiếm ăn tại bìa rừng của vƣờn Keo (còn một phần cây bụi chƣa phá) rồi lại di chuyển quay lại các lèn đá. Khi phát hiện các hoạt động này, tổ bảo vệ báo cho Ủy ban xã, tuy nhiên do chƣa thành lập khu bảo tồn nên chƣa có cơ sở pháp lý để xử phạt, do vậy ủy ban xã chỉ nhắc nhở các đối tƣợng lấn chiếm rừng. Hoạt động này đƣợc ghi nhận cả xã Đồng Hóa và Thạch Hóa.

Hình 4.11. Lấn chiếm đất rừng để trồng Keo và Cỏ voi

4.4.1.3. Chăn thả gia súc

Tập quán chăn thả gia súc là hoạt động diễn ra phổ biến của ngƣời dân địa phƣơng tại các khu rừng đặc dụng tại Việt Nam nói chung. Tại khu vực điều tra, tình trạng chăn thả gia súc ở khắp các khu vực giáp ranh (vùng bìa rừng và chân lèn đá vôi). Đặc điểm khác biệt tại khu vực này so với các khu rừng đặc dụng khác là núi đá vôi (xung quanh chân núi đất bằng phẳng) nên 2- 3 hộ dân tập trung lập hàng rào quanh các đỉnh núi để thả gia súc. Các loài gia súc Trâu, Bò và Dê là những loài đƣợc thả phổ biến tại khu đây, đặc biệt là Bò. Do tại khu vực này loài Voọc xuống ăn thấp nên các khu vực chăn thả Bò và Dê loài Voọc thƣờng xuyên xuống kiếm ăn. Đặc biệt, theo thông tin từ tổ bảo vệ các loài gia súc này cũng ăn các loài thực vật mà Voọc ăn nên hoạt động này làm giảm đi phần thức ăn của quần thể Voọc hà tĩnh.

nuôi Bò lai. Ngƣời dân chăn nuôi Bò lai nhằm mục đích kinh tế và lấy thịt. Thông thƣờng một hộ gia đình thƣờng có từ 1- 4 con bò.

Hình 4.13. Cắt cỏ cho Bò

Tại khu vực nghiên cứu đất để chăn thả khá hẹp nên một bộ phận ngƣời dân thì thả quanh chân núi, còn các hộ gia đình không có đất thả thì thƣờng buộc ở nhà và hằng ngày phải đi cắt cỏ (cây bụi và dây leo) để cho bò ăn (hình 4.13). Tại địa phƣơng, đàn ông thƣờng phải lo kinh tế cho gia đình, còn phụ nữ thì ở nhà cắt cỏ cho Bò ăn với tần suất một ngày một lần. Hoạt động này diễn ra chủ yếu quanh các chân núi đá (nơi loài Voọc thƣờng xuyên lui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vooc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis, dao 1970) tại khu rừng xã đồng hóa và thạch hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 50)