Bảo vệ loài và sinh cảnh sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vooc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis, dao 1970) tại khu rừng xã đồng hóa và thạch hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 66 - 67)

Bẫy bắt đang là nguyên nhân chính làm suy giảm số lƣợng các loài động vật tại các KBT/ VQG ở Việt Nam nói chung và tại khu rừng xã Thạch Hóa và Đồng Hóa nói riêng. Vì vậy hoạt động ƣu tiên đầu tiên là bảo vệ loài

Xác định rõ phạm vi ranh giới: Cho đến nay phạm vi, ranh giới giữa diện tích vùng sống của loài và đất của ngƣời dân chƣa đƣợc xác định rõ ràng. Vì vậy, trong thời gian tới các lực lƣợng chức năng (Hạt Kiểm lâm và Ủy ban xã) cần tiến hành xác định ranh giới, sau đó tiến hành cắm mốc ranh giới, để ngƣời dân biết rõ ranh giới diện tích nhằm tránh việc lấn chiếm đất rừng để sản xuất.

Hiện nay tổ bảo vệ rừng gồm 13 ngƣời (trong đó có 9 ngƣời là cán bộ xã nên hoạt động tuần tra khá ít). Các hoạt động tuần tra chủ yếu do tổ bảo vệ rừng tự nguyện thực hiện, đặc biệt là: ông Nguyễn Thanh Tú (xã Thạch Hóa) và ông Nguyễn Hữu Hồng (xã Đồng Hóa). Vì vậy, Hạt Kiểm lâm cần phối hợp với Ủy ban xã phân chia tổ và lên lịch tuần tra rõ ràng, sau khi tuần tra cần báo cáo kết quả cho cơ quan chức năng để có các giải pháp phù hợp.

Hỗ trợ kinh phí cho tổ bảo vệ rừng: Hiện nay tổ bảo vệ rừng đã đƣợc chi trả kinh phí theo khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do diện tích khu vực Voọc sinh sống hẹp và thành viên bảo vệ rừng đông nên kinh phí chi trả ít. Hơn nữa, cuộc sống các thành viên tự nguyện bảo vệ rừng còn khó khăn nên họ phải đi làm cho gia đình và không có nhiều thời gian để tuần tra. Vì vậy, lực lƣợng chức năng cần phối hợp với các tổ chức phi chính phủ để tìm nguồn vốn cho tổ bảo vệ hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vooc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis, dao 1970) tại khu rừng xã đồng hóa và thạch hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 66 - 67)