Nơi ngủ loài Voọc hà tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vooc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis, dao 1970) tại khu rừng xã đồng hóa và thạch hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 56 - 59)

Nơi ngủ Voọc hà tĩnh bao gồm cả nơi ngủ trƣa và nơi ngủ đêm.

4.2.2.1. Ngủ đêm

Qua điều tra, đề tài đã ghi nhận đƣợc 2 vị trí ngủ đêm của Voọc hà tĩnh cụ thể nhƣ sau:

Vị trí ngủ: Voọc hà tĩnh ngủ đêm ở đỉnh núi đá, tuy nhiên vị trí ngủ khác nhau phụ thuộc vào thời tiết. Thời tiết ấm, nắng thì loài ngủ ở vách đá (đàn số 1) và ngƣợc lại khi trời mƣa thì chúng ngủ hang (đàn số 5) (hình 4.7).

Độ cao: Độ cao trung bình (so với mực nƣớc biển) nơi ngủ đêm của Voọc hà tĩnh ghi nhận tại khu vực là khoảng 120 m. Khoảng cách từ vị trí ngủ xuống tới mặt đất ƣớc chừng khoảng 20- 40 mét.

Hình 4.7. Chỗ ngủ vách đá và hang ngủ của Voọc hà tĩnh

Thời gian ngủ: Thời gian ngủ của chúng bị ảnh hƣởng bởi thời tiết

trong ngày. Khi trời mƣa nhỏ quan sát đàn số 1 (không có con non) cho thấy, chúng bắt đầu di chuyển lên vách đá ngủ lúc 16h 10, trong khoảng thời gian này cho đến lúc 17h30 chủ yếu dành thời gian di chuyển và nghỉ ngơi trên vách đá. Đối với trời nắng quan sát đàn số 5 cho thấy chúng di chuyển về gần hang ngủ lúc 17h 35, trong thời gian này các cá thể trƣởng thành thƣờng ngồi nghỉ ngơi ở gần hang, còn cá thể chƣa trƣởng thành dành thời gian cho hoạt động vui đùa.

Hình thức ngủ: Quan sát tại đàn số 1 cho thấy chúng thƣờng chia nhóm

để ngủ với 2- 4 cá thể thành một nhóm (hình 4.7). Khoảng cách giữa các nhóm ngủ khoảng từ 3- 10m.

Thời gian dậy: Cũng giống nhƣ thời gian ngủ, thời gian dậy cũng bị ảnh hƣởng bởi thời tiết. Quan sát đàn số 1 cho thấy (trời mƣa phùn), khoảng 6h40 từng cá thể di chuyển từ vách đá đi kiếm ăn, cho đến 7h20 đàn di chuyển hoàn toàn từ chỗ ngủ đi ăn. Trong khi đó quan sát đàn số 5 (có gồm cá thể niên thiếu và con non) buổi sáng trời mƣa phùn không thấy chúng dậy đi kiếm ăn, trong khoảng thời gian từ 9h10- 10h, cá thể trƣởng thành di chuyển ra ngoài cành cây ngồi quan sát và ăn xung quanh hang ngủ, trong khi đó các cá thể niên thiếu và con non dành thời gian cho các hoạt động vui đùa; đối với

Trong thời gian điều tra, quan sát đàn số 2 thấy (trời không mƣa), chúng đi ăn sớm, 6h10 bắt đầu quan sát thấy chúng di chuyển từ trên đỉnh núi xuống bên dƣới thấp để kiếm ăn. Trong thời gian này chúng chủ yếu dành thời gian cho các hoạt động vui đùa, nhảy từ vị trí cây này sang cây khác.

4.2.2.2. Ngủ trưa

Vị trí ngủ: Quan sát cho thấy vị trí ngủ trƣa của đàn Voọc là gần khu

vực kiếm ăn của chúng. Buổi sáng sớm chúng di chuyển xuống thấp (chân lèn đá vôi) kiếm ăn, sau đó gần trƣa chúng di chuyển lên cây cao ở các sƣờn núi để ngủ. Các khu vực này cấu trúc tầng tán dày đặc, khá nhiều cây gỗ lớn,…

Độ cao: Nơi ngủ trƣa của Voọc hà tĩnh có độ cao so với mực nƣớc biển

thấp hơn nơi ngủ đêm, với độ cao khoảng 50- 80m. Khoảng cách từ vị trí ngủ tới mặt đất từ 10 – 20 (mét) tùy vào chiều cao từng cây.

Hình thức ngủ trưa: Quan sát tại thực địa cho thấy hình thức ngủ của

Voọc hà tĩnh cũng khá giống với ngủ đêm, khoảng 2-4 cá thể ngủ cùng một cành cây hoặc từng cá thể ngủ từng cành cây (hình 4.8). Quan sát cho thấy trong thời gian ngủ cá thể đực trƣởng thành thƣờng chọn vị trí ngủ cao nhất hoặc dễ quan sát, quay mặt xuống phía thấp và ngƣợc lại so với các cá thể trong đàn để quan sát và cảnh giới khi có nguy hiểm. Trong khi đó tần suất quan sát và nhìn xung quanh của các cá thể khác trong đàn là khá ít.

Hình 4.8. Ngủ trƣa của Voọc hà tĩnh

Thời gian ngủ: Thời gian ngủ trƣa của Voọc hà tĩnh là khác nhau tùy

thuộc vào từng đàn. Qua điều tra đã ghi nhận đƣợc chúng ngủ trƣa trong khoảng thời gian từ 10h 50’ sáng tới 13h 40’ chiều. Trong khoảng thời gian này chúng chủ yếu ngồi tại chỗ, rất ít di chuyển, tuy nhiên có cá thể vẫn kiếm ăn quanh vị trí ngủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vooc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis, dao 1970) tại khu rừng xã đồng hóa và thạch hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 56 - 59)