Mật độ của Voọc hà tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vooc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis, dao 1970) tại khu rừng xã đồng hóa và thạch hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 59 - 61)

Quá trình nghiên cứu thực địa cho thấy tại khu vực điều tra có một số đặc điểm sau: Khu vực quần thể Voọc sinh sống có diện tích nhỏ (174ha); xung quanh các đỉnh núi (nơi sinh sống của Voọc) là ruộng, rừng Keo và ngƣời dân sống bao quanh, do đó quần thể Voọc chỉ sinh sống ở trên các đỉnh núi mà không di chuyển ra nơi khác. Mặt khác, trong quá trình điều tra các đàn Voọc đều đƣợc quan sát (quay phim, chụp ảnh) từ một đến ba lần nên số lƣợng cá thể đã đƣợc đếm cụ thể. Vì vậy, để xác định mật độ cá thể, quần thể đề tài sẽ nối tất cả các điểm (tọa độ GPS) ghi nhận loài Voọc để tính diện tích khu vực điều tra, kết quả diện tích khu vực quần thể Voọc sinh sống là: 155,1 ha. Vậy mật độ loài Voọc hà tĩnh =

Thảo luận:

Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ cá thể tại khu vực nghiên cứu cao hơn so với các nghiên cứu trƣớc của một số loài thuộc giống Trachypithecus ở Việt Nam và thế giới (hình 4.9).

Hình 4.9. So sánh mật độ với một số loài trong giống Trachypithecus

Kết quả nghiên cứu của Haus T., et al (2009) [42], tại VGQ Phong Nha- Kẻ Bàng cho thấy mật độ đàn và cá thể loài Voọc hà tĩnh (T. hatinhensis) lần lƣợt là 0,00495 đàn/ ha ±0,108 và 0,025 cá thể/ ha ± 0,55.

Theo các tác giả mật độ này là khá thấp, do thảm thực vật dày đặc nên còn các cá thể khác của đàn không phát hiện đƣợc. Tuy nhiên so với các nghiên cứu trƣớc đây, mật độ hiện tại cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của Leca et al., 2013 [31], tại Vƣờn Quốc gia Tây Bali (Indonesia) cho thấy mật độ loài Voọc mun (T. auratus) theo đàn và cá thể lần lƣợt là: 0,95 đàn/ km² (0,0095 đàn/ ha) và 7,11 cá thể / km² (0,0711 cá thể/ ha). Theo tác giả này mật độ thấp so với các nghiên cứu trƣớc đó do các

Tại khu vực nghiên cứu đã xác định đƣợc mật độ cá thể loài Voọc hà tĩnh là 0,522 (cá thể/ ha), mật độ này là khá cao. Thứ nhất, khu vực nghiên cứu (môi trƣờng sống) bị bao quanh bởi dân cƣ, rừng keo và ruộng nên loài Voọc không di chuyển ra khu vực khác; Thƣ hai, hiện nay các hoạt động bẫy bắt đã giảm so với giai đoạn trƣớc nên hiện tại quần thể đang phát triển khá ổn định.

Khi mật độ cao, quần thể bị giới hạn bởi chất lƣợng môi trƣờng sống (Newton & Dunbar, 1994) [37]. Tại khu vực nghiên cứu mật độ loài Voọc hà tĩnh cao cùng với các mối đe dọa (mục 4.4.1) đang diễn ra nên nguồn thức ăn sẽ bị suy giảm và không gian sống dần bị thu hẹp, khi đó sự cạnh tranh của các đàn sẽ tăng lên. Vì vậy, để bảo tồn và phát triển loài Voọc hà tĩnh trong thời gian tới cần thiết phải mở rộng sinh cảnh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng quần thể vooc hà tĩnh (trachypithecus hatinhensis, dao 1970) tại khu rừng xã đồng hóa và thạch hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 59 - 61)