8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trong quản lý hoạt động thực hành nghề thực chất là quản lý hai đối tƣợng là ngƣời dạy và ngƣời học, cùng với các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực hành nghề, trong đó GV là ngƣời tổ chức điều khiển quá trình dạy học, ngƣời học đóng vai trò là trung tâm. Hoạt động thực hành nghề chịu tác động và ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan: Yếu tố chủ quan với tƣ cách là thành phần cấu trúc của hoạt động dạy học, đóng vai trò cốt lõi; Yếu tố khách quan đóng vai trò quan trọng, chi phối hoạt động thực hành nghề, là chất xúc tác có tác dụng kích thích mạnh mẽ sự cố gắng và ý chí quyết tâm của ngƣời dạy, tạo điều kiện để ngƣời học đạt kết quả cao trong học thực hành nghề.
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề mà tác giả nêu ra chính là các yếu tố khách quan có tác dụng thúc đẩy tính tích cực sáng tạo của GV, mỗi biện pháp đều có ý nghĩa và vai trò quan trọng riêng nhằm tác động mạnh mẽ vào quá trình thực hành nghề. Tuy nhiên trong quá trình tác động của các biện pháp không thể tách rời, độc lập với nhau mà chúng có mối quan hệ thống nhất với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Thực tế cho thấy không có biện pháp nào là tối ƣu, mỗi biện pháp đều có những điểm mạnh riêng và có những hạn chế chế nhất định. Vì thế, để nâng cao chất lƣợng dạy học thực hành nghề ở trƣờng Cao đẳng KT&CN tỉnh Hà Giang thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ, tích cực các biện pháp mà luận văn đã đƣa ra ở trên.