Quản lý hoạt động khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo trong thực hành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang (Trang 44 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.6. Quản lý hoạt động khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo trong thực hành nghề

ở trường Cao đẳng

Trong dạy học thực hành nghề, CSVC, TBĐT là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học, là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lƣợng dạy học thực hành nghề trong nhà trƣờng. Nội dung quản lý bao gồm:

Quản lý việc xây dựng kế hoạch đầu tƣ mua sắm TBĐT: Trong chiến lƣợc chung về giáo dục các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho việc đầu tƣ mua sắm CSVC, trang TBĐT là giải pháp quản lý quan trọng, đầu tiên đối với mỗi cấp quản lý. Kế hoạch đƣợc tổ chuyên môn và khoa đề xuất dựa trên những yêu cầu thực tiễn đào tạo thực hành chuyên môn của đơn vị đề nghị trình duyệt lên cấp trƣờng đặc biệt quan trọng bởi kế hoạch cụ thể chi tiết của các tổ chuyên môn giúp cho quá trình mua sắm trang cấp thiết bị kịp thời chính xác hiệu quả và tiết kiệm.

Quản lý việc xây dựng kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa TBĐT: CSVC và TBĐT khi đƣa vào sử dụng trong thời gian dài cần đƣợc quan tâm sửa chữa và bổ sung kịp

thời để phục vụ thƣờng xuyên và liên tục cho công tác giảng dạy và thực hành rèn luyện tay nghề. Vì vậy CBQL CSVC, TBĐT phải thƣờng xuyên kiểm tra để có kế hoạch sửa chữa và mua sắm bổ sung kịp thời. Xây dựng kế hoạch bảo dƣỡng sửa chữa phải dựa trên cơ sở nhƣ kế hoạch sử dụng, tần suất sử dụng thiết bị, lực lƣợng sửa chữa, tình trạng thiết bị về chất lƣợng, số lƣợng.

Quản lý kế hoạch sử dụng dụng TBĐT: Việc đầu tƣ TBĐT sẽ không phát huy đƣợc tác dụng nếu GV và ngƣời học khai thác, sử dụng một cách hiệu quả. Vì vậy trong quá trình quản lý và sử dụng TBĐT cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo trƣờng, khoa, các phòng chức năng, các khoa chuyên môn.

Quản lý phong trào tự chế tạo, tự làm đồ dùng TBĐT trong đội ngũ GV và ngƣời học. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn, sự đầu tƣ kinh phí từ các cấp còn eo hẹp, vì vậy việc sử dụng các TBĐT dụng cụ thực hành tự chế tạo là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống TBĐT ở các phòng thực hành, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống thiết bị đồ dùng đào tạo của nhà trƣờng.

Quản lý công tác bồi dƣỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho CBQL, nhân viên chuyên trách về TBĐT trong nhà trƣờng: Đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý, giảng viên với tƣ cách là ngƣời sử dụng TBĐT có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát huy hiệu quả TBĐT của nhà trƣờng trong quá trình đào tạo, vì vậy nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ cho CBQL, nhân viên chuyên trách về quản lý TBĐT , giảng viên sử dụng TBĐT là vô cùng quan trọng. Do đó phải tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý và giảng viên đƣợc tiếp xúc với các TBĐT mới, hiện đại và tiện ích, tham gia các hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý TBĐT, đƣợc tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý và sử dụng TBĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)