Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Chế độ chính sách đối với giảng viên

Chế độ chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với cán bộ GV, giảng viên, CBQL nhƣ: phụ cấp ƣu đãi GV, chế độ lƣơng, cung cấp tài liệu, sách giáo khoa, đƣợc tham quan nghiên cứu học tập thực tế... là sự động viên khuyến khích là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự thành công trong quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề nói riêng và hoạt động đào tạo của nhà trƣờng nói chung.

1.5.2.2. CSVC phục vụ hoạt động thực hành nghề

CSVC phục vụ hoạt động thực hành nghề bao gồm: phòng học, phòng thực hành, thiết bị đào tạo, nhà xƣởng... là một trong những yếu tố quan trọng, là yêu cầu bắt buộc của hoạt động thực hành nghề, có ảnh hƣởng lớn trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Qua những phân tích trên cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng tới các biện pháp quản lý hoạt động thực hành nghề là sự tổng hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó các yếu tố khách quan đóng vai trò là tiền để và các yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định với hoạt động thực hành nghề. Các yếu tố khách quan là cần thiết nhƣng biện pháp quản lý hoạt động thực hành nghề có thể thành công hay không do yếu tố chủ quan quyết định.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Với đề tài luận văn “Quản lý hoạt động thực hành nghề ở trƣờng Cao đẳng KT&CN tỉnh Hà Giang”, tác giả đã tiến hành tìm hiểu về tổng quan nghiên cứu các vấn đề của đề tài, cơ sở lý luận, các khái niệm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn, trong đó:

Tác giả nghiên cứu về hệ thống giáo dục nghề nghiệp một số quốc qua, vùng lãnh thổ trên thế giới cũng nhƣ của Việt Nam. Trong đó, nƣớc ta cũng có một hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ cấp phổ thông đến đại học, có các hình thức giáo dục nghề nghiệp nhƣ đào tạo thƣờng xuyên, đào tạo chính quy. Hoạt động thực hành nghề ở trƣờng cao đẳng mà đề tài luận văn nghiên cứu là một phần trong đào tạo nghề nghiệp của hệ thống giáo dục nghề nghiệp quốc gia.

Tác giả trình bày một số khái niệm cơ bản để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn. Khi đã có các khái niệm cơ bản tác giả đã tiến hành tìm hiểu nội dung của hoạt động đào tạo nghề, hoạt động thực hành nghề, quản lý hoạt động thực hành nghề ở trƣờng Cao đẳng, và các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động thực hành nghề. Từ đó thấy đƣợc vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động thực hành nghề trong chƣơng trình đào tạo nghề.

Để hình thành đƣợc hệ thống các thao tác kỹ thuật của ngƣời học trong thực tế cần có sự hƣớng dẫn của GV hoặc cán bộ tại cơ sở sản xuất giúp HSSV hình thành các kỹ năng nghề trong môi trƣờng làm việc cụ thể, đồng thời rèn luyện phẩm chất, đạo đức, ý thức trách nhiệm, bồi dƣỡng lòng yêu nghề cho HSSV. Do đó công tác quản lý hoạt động thực hành nghề của nhà quản lý trong trƣờng Cao đẳng có vai trò và vị trí quan trọng, định hƣớng cho hoạt động dạy học thực hành nghề đạt đƣợc mục tiêu, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của đào tạo nghề trong nhà trƣờng.

Những nội dung đƣợc trình bày trong chƣơng này là những vấn đề lý luận, là cơ sở để xây dựng các tiêu chí khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo nghề, hoạt động thực hành nghề và hoạt động quản lý dạy học thực hành nghề ở trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang trong chƣơng 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH NGHỀ Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ GIANG 2.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang

Trƣờng Cao đẳng KT&CN tỉnh Hà Giang đƣợc thành lập ngày 20/12/2017 theo Quyết định số 1957/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội về việc sáp nhập Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hà Giang vào Trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang và đổi tên thành Trƣờng Cao đẳng KT&CN tỉnh Hà Giang.

Giai đoạn 1992 - 2006, Trƣờng hoạt động dƣới sự quản lý trực tiếp của Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Hà Giang. Trƣờng mang tên Trung tâm Xúc tiến việc làm tỉnh Hà Giang đƣợc thành lập tháng 12/1992. Trƣờng mang tên Trƣờng Dạy nghề tỉnh Hà Giang đƣợc thành lập tháng 6/2000.

Từ năm 2006 - 2011, là trƣờng Trung cấp nghề hoạt động dƣới sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang, đƣợc thành lập theo Quyết định số 3043/QĐ-UBND ngày 16/11/2006 của UBND tỉnh Hà Giang

Từ năm 2011 đến tháng 11/2017, là trƣờng Cao đẳng hoạt động dƣới sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang, đƣợc thành lập theo Quyết định số 1339/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

Từ tháng 12/2017 đến nay, là trƣờng Cao đẳng KT&CN hoạt động dƣới sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang là trƣờng Cao đẳng đào tạo nghề duy nhất của tỉnh Hà Giang. Trƣờng đã có 26 năm hoạt động đào tạo nghề, trong đó đã có trên 14 năm đào tạo trình độ công nhân kỹ thuật và 12 năm đào tạo trình độ trung cấp nghề, 7 năm đào tạo cao đẳng.

Bảng 2.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đào tạo giai đoạn 2016 - 2020 TT Trình độ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Ƣớc 2020

1 Cao đẳng 82 92 119 66 150

2 Trung cấp 264 333 443 548 450

3 Sơ cấp và khác 921 1450 1182 1061 770

Tổng 1267 1875 1744 1675 1370

Bảng 2.2. Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025

TT Năm (giai đoạn) Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp (khác)

1 2021 180 485 1050

2 2021-2025 1350 3180 6875

(Nguồn: Báo cáo số 78/BC-KT&CN ngày 10/6/2020 của trường Cao đẳng KT&CN tỉnh Hà Giang)

2.1.2. Mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang

2.1.2.1. Mục tiêu của nhà trường

Mục tiêu của Trƣờng Cao đẳng KT&CN tỉnh Hà Giang là đào tạo ngƣời lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, Có ý thức phục vụ cộng đồng, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao đẳng trung cấp và sơ cấp, tạo điều kiện cho ngƣời lao động nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ chuyên môn. Có khả năng tìm hoặc tự tạo đƣợc việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

2.1.2.2. Sứ mạng của nhà trường

Xây dựng trƣờng Cao đẳng KT&CN tỉnh Hà Giang là trƣờng chất lƣợng cao để đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất dịch vụ.

Thiết lập các dịch vụ dạy và học đa dạng, linh hoạt để hỗ trợ và khuyến khích học tập đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi ngƣời trong cộng đồng.

Sử dụng hiệu quả cả nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp, huy động tối đa các nguồn lực khác để đảm bảo thực hiện vai trò chủ đạo của cơ sở giáo dục công lập.

Cung cấp nguồn nhân lực đa dạng có trình độ chuyên môn cao và các kỹ năng tốt để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.

2.1.2.3. Nhiệm vụ của nhà trường

Những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trƣờng trong công tác đào tạo là:

Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo thƣờng xuyên theo quy định

Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình ngƣời học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thực hiện dân chủ công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo về lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chƣơng trình, giáo trình đào tạo, tổ chức giảng dạy, hƣớng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá giá kết quả học tập của ngƣời học

Quản lý sử dụng đất đai, CSVC, thiết bị và tài chính của trƣờng theo quy định của pháp luật

Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trƣờng lao động

Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả đội ngũ cán bộ, GV giảng viên, nhân viên, CSVC và tài sản, các nguồn vốn đƣợc nhà nƣớc giao đảm bảo đời sống cho cán bộ GV, giữ gìn trật tự an ninh an toàn xã hội trong nhà trƣờng và địa phƣơng nơi trƣờng hoạt động.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang

2.2. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Điều tra và khảo sát thực tiễn nhằm mục đích thu thập số liệu để đánh giá hoạt động đào tạo nghề, hoạt động thực hành nghề và quản lý hoạt động thực hành nghề của trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật và công nghệ tỉnh Hà Giang một cách khách quan. Đây là cơ sở để phân tích những ƣu điểm, hạn chế và tìm kiếm nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động thực hành nghề của nhà trƣờng. Từ đó, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thực hành nghề ở trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật và công nghệ tỉnh Hà Giang.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Luận văn tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo nghề, khảo sát thực trạng hoạt động thực hành nghề, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động thực hành nghề ở trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật và công nghệ tỉnh Hà Giang với những nội dung cụ thể sau:

* Khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo nghề ở trường Cao đẳng KT&CN tỉnh Hà Giang:

Thực trạng về xây dựng mục tiêu đào tạo nghề; thực trạng về hoạt động học nghề của sinh viên; thực trạng về hoạt động dạy nghề của giảng viên; thực trạng về phƣơng pháp và hình thức dạy học sử dụng trong quá trình đào tạo nghề; thực trạng về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo nghề.

* Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường Cao đẳng KT&CN tỉnh Hà Giang:

Thực trạng hình thức dạy thực hành nghề; thực trạng điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học thực hành nghề; thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành nghề.

* Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường Cao đẳng KT&CN tỉnh Hà Giang:

Thực trạng quản lý kế hoạch dạy học thực hành nghề; thực trạng quản lý nội dung dạy học thực hành nghề; thực trạng quản lý phƣơng pháp dạy học thực hành nghề; thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề của giảng viên; thực trạng

quản lý hoạt động học thực hành nghề của sinh viên; thực trạng quản lý hoạt động khai thác, sử dụng TBĐT trong thực hành nghề; thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học thực hành nghề

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát trên 2 nhóm đối tƣợng:

Nhóm đối tƣợng 1: Gồm 65 CBQL và giảng viên giảng dạy thực hành ngành nghề của nhà trƣờng.

Nhóm đối tƣợng 2: Gồm 200 HSSV, trong đó có 120 học sinh học trình độ trung cấp, 60 sinh viên học trình độ cao đẳng, 20 HSSV mới tốt nghiệp ra trƣờng từ 1 đến 2 năm hiện đang làm việc tại các công ty, doanh nghiệp.

Thành phần tham gia khảo sát nhƣ sau:

Bảng 2.3. Đối tƣợng và địa bàn khảo sát

TT Địa bàn khảo sát Đối tƣợng khảo sát

CBQL và GV Sinh viên Học sinh

1 Lãnh đạo 11 0 0

2 Khoa Cơ khí động lực 11 20 25

3 Khoa Điện 17 20 30

4 Khoa Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn 13 15 30

5 Khoa Công nghệ thông tin 6 0 25

6 Khoa Dịch vụ kinh tế tổng hợp 7 15 20

Tổng 65 70 130

2.2.4. Cách thức khảo sát và xử lý dữ liệu

Phiếu hỏi đƣợc phát cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên thực hiện tại chỗ và nộp lại cho cán bộ điều tra. Kết quả đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê toán học.

Dựa vào các phép toán thống kê để tiến hành xử lý số liệu nghiên cứu, trên cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học mang tính khái quát. Sử dụng cách tính điểm trung bình để tính điểm đạt đƣợc của từng nội dung khi điều tra thực trạng hoạt động thực

hành nghề và quản lý hoạt động thực hành nghề ở trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang.

Các đối tƣợng khảo sát đƣợc yêu cầu lựa chọn trong số những câu trả lời có sẵn, đƣợc đánh giá bằng điểm số ở 5 mức độ giảm dần từ cao xuống thấp nhƣ sau: Tốt: 5 điểm; Khá: 4 điểm; Trung bình: 3 điểm; Yếu: 2 điểm; Kém: 1 điểm. Thang đo đƣợc sử dụng với 5 mức độ nên điểm trung bình tối đa là 5 điểm, tối thiểu là 1 điểm theo mức độ giảm dần. Với thang điểm này, điểm chênh lệch của mỗi mức độ đạt đƣợc là 0.8, cụ thể nhƣ sau: Mức Tốt: 4.2 ≤ ĐTB ≤ 5.0 Mức Khá: 3.4 ≤ ĐTB < 4.2 Mức Trung bình: 2.6 ≤ ĐTB < 3.4 Mức Yếu: 1.8≤ ĐTB < 2.6 Mức Kém: 1≤ ĐTB < 1.8

Mức độ chỉ tần suất: Thƣờng xuyên: 3 điểm; không thƣờng xuyên: 2 điểm; không sử dụng: 1 điểm. Thang đo đƣợc sử dụng với 3 mức độ nên điểm trung bình tối đa là 3 điểm, tối thiểu là 1 điểm theo mức độ giảm dần. Với thang điểm này, điểm chênh lệch của mỗi mức độ đạt đƣợc là 0.66, cụ thể nhƣ sau:

Mức thƣờng xuyên: 2.33 < ĐTB ≤ 3

Mức không thƣờng xuyên:1.66 ≤ ĐTB ≤ 2.33 Mức không sử dụng:1 ≤ ĐTB < 1.66

2.3. Thực trạng về hoạt động đào tạo nghề ở trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang nghệ tỉnh Hà Giang

2.3.1. Thực trạng về mục tiêu của hoạt động đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang

Để khảo sát thực trạng về mục tiêu của hoạt động đào tạo nghề của nhà trƣờng, chúng tác giả tiến hành lấy ý kiến các đối tƣợng khảo sát với câu hỏi số 1 của phiếu trƣng cầu ý kiến (phụ lục 1). Sau khi nhận đƣợc các phiếu đã đánh giá, tác giả tiến hành phân tích, xử lý số liệu, kết quả khảo sát đƣợc trình bày trong bảng 2.4 dƣới đây:

Qua bảng khảo sát 2.4 ta thấy: Điểm trung bình chung đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đào tạo nghề là 2,45. Với mức điểm này, việc thực hiện các mục

tiêu đào tạo nghề của nhà trƣờng đƣợc đánh giá ở mức độ Khá, tốt (ngƣỡng điểm thấp của mức Tốt, khá). Tất cả các mục tiêu hoạt động đào tạo đều đƣợc đánh giá mức độ thực hiện ở mức tốt - khá. Chỉ có một mục tiêu của hoạt động đào tạo nghề là có đánh giá mức độ thực hiện Khá. Điều này cho thấy nhà trƣờng cũng đã từng bƣớc hoàn thiện mục tiêu đào tạo nghề.

Hai mục tiêu đƣợc đánh giá đạt đƣợc ở mức độ tốt là “Có kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực nghề nghiệp” (điểm trung bình 2.55, xếp bậc 1/4) và “Phát triển khả năng hình thành ý tƣởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất của doanh nghiệp” (điểm trung bình 2.48, xếp bậc 2/4)

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động đào tạo nghề ở trƣờng Cao đẳng KT&CN tỉnh Hà Giang

TT Các mục tiêu ĐTKS Mức độ thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)