Quản lý hoạt động thực hành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Quản lý hoạt động thực hành nghề

Xét về phƣơng diện đào tạo, quản lý hoạt động thực hành là quản lýhoạt động rèn luyện kỹ năng nghề cho học viên trong thực tế để vận dụng kiến thức lí thuyết, trau dồi củng cố nghiệp vụ chuyên môn trong những khoảng thời gian nhất định nhằm thích ứng với môi trƣờng tâm lí và vật lí nơi làm việc. Tùy theo loại hình nghề khác nhau có những hoạt động thực hành nghề khác nhau, sản phẩm và hình thức thực hành khác nhau.

Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề thực chất là quản lý quá trình dạy học thực hành ở các cơ sở giáo dục, cụ thể là quản lý hoạt động dạy học, hƣớng dẫn thực hành và hoạt động học, rèn luyện các kỹ năng nghề của học viên trong chƣơng trình đào tạo đáp ứng yêu cầu hoạt động nghề nghiệp trong thực tiễn.

Nói cách khác, quản lý hoạt động thực hành nghề là quá trình nhà quản lý vận dụng các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra một cách sáng tạo để tổ chức, điều hành toàn bộ các hoạt động có liên quan đến việc thực hành nghề của người học nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Nội dung của quản lý hoạt động thực hành nghề bao gồm những nội dung sau: - Quản lý mục tiêu hoạt động dạy học thực hành nghề

- Quản lý nội dung, chƣơng trình dạy học thực hành nghề - Quản lý phƣơng pháp dạy học thực hành nghề

- Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề của GV - Quản lý hoạt động học thực hành nghề của ngƣời học - Quản lý điều kiện đảm bảo CSVC cho thực hành nghề - Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thực hành nghề.

1.3. Hoạt động thực hành nghề ở trƣờng Cao đẳng

1.3.1. Những vấn đề cơ bản của hoạt động đào tạo nghề ở trường Cao đẳng

1.3.1.1. Đặc điểm sinh viên trường Cao đẳng

Lứa tuổi sinh viên trình độ cao đẳng (17,18 tuổi đến 20,21 tuổi) là độ tuổi thanh niên. Sự phát triển về thể chất của sinh viên trong thời kỳ này đã hoàn thành và ổn định sau những biến động sâu sắc của tuổi dậy thì.

Vai trò xã hội của sinh viên đƣợc nâng cao và đƣợc chú ý. Sinh viên là một tầng lớp xã hội, chuẩn bị cho một đội ngũ trí thức có trình độ và nghề nghiệp tƣơng đối cao trong xã hội. Điều này làm cho thanh niên sinh viên có vai trò xã hội rõ rệt. Sinh viên là công dân thực thụ của một đất nƣớc với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trƣớc pháp luật. Với ý nghĩa trên thì xã hội coi sinh viên là một thành viên chính thức, một ngƣời trƣởng thành. Tuy nhiên, do đang ngồi trên ghế nhà trƣờng, chƣa tham gia trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nên các em chƣa hoàn toàn là ngƣời tự lập về mọi mặt. Trong quá trình hoạt động tại nhà trƣờng, sinh viên tham gia vào quá trình học tập để lĩnh hội tri thức rèn luyện kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp cho sự phát triển phẩm chất nhân cách nghề nghiệp tƣơng lai. Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập tự chủ sáng tạo cao; sinh viên tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội và có sự tƣơng tác, giao lƣu với bạn bè cùng lứa tuổi.

Đặc điểm nhân cách ở lứa tuổi sinh viên cũng có nhiều sự khác biệt so với lứa tuổi học sinh trung cấp, đó là sự phát triển tự đánh giá, tự ý thức và tự giáo dục cao hơn, những phẩm chất nhân cách này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hƣớng tích cực của sinh viên. Sinh viên có sự phát triển về định hƣớng giá trị, Sinh viên và những ngƣời giàu nghị lực, nhiều ƣớc mơ nên những sinh viên có sự nhìn nhận đúng đắn khoa học về sự phát triển của thế giới quan sẽ có có những kế hoạch đƣờng đời phù hợp có mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Trong đời sống sinh viên tại các trƣờng cao đẳng, lứa tuổi này còn xuất hiện tình bạn bạn và tình yêu khác giới, Nhìn chung tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên rất đẹp và lãng mạn nhƣng không thể hiện đồng đều ở tất cả các sinh viên do hoàn cảnh điều kiện và kế hoạch đƣờng đời của mỗi ngƣời khác nhau.

Ở lứa tuổi sinh viên xuất hiện nhiều mâu thuẫn nội tại nhƣ tình yêu sinh viên, khối lƣợng tri thức nhiều, đa dạng cần phải lĩnh hội trong thời gian có hạn, mâu

thuẫn về việc còn phụ thuộc kinh tế gia đình...Do đó nhà trƣờng cần định hƣớng cho sinh viên để họ lựa chọn cho mình con đƣờng tập trung học tập học nghề trong thời gian học tại nhà trƣờng, để mang lại hiệu quả trong học tập giúp các em vững vàng và chín chắn hơn trong cuộc sống.

1.3.1.2. Mục tiêu của hoạt động đào tạo nghề ở trường Cao đẳng

Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 định nghĩa “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức đào tạo là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên”

Trong đó, Luật xác định “mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo, có đạo đức sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn”.

Nhƣ vậy mục tiêu của hoạt động đào tạo nghề ở trƣờng cao đẳng là đào tạo cho ngƣời lao động có kiến thức, kỹ năng, thái độ, ý thức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nguồn lao động của doanh nghiệp và xã hội là chính, đồng thời với khả năng phát triển toàn diện của chính họ trong nghề nghiệp và trong xã hội phù hợp với chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, phát triển con ngƣời của đất nƣớc ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.

1.3.1.3. Hoạt động học nghề của sinh viên trường Cao đẳng

Hoạt động học nghề của sinh viên là quá trình hoạt động của SV trong đó ngƣời học dựa vào nội dung dạy học và sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, gợi ý của GV, giảng viên để lĩnh hội tri thức, nâng cao kỹ năng kỹ xảo. Hoạt động học là một nhận thức độc đáo, thông qua hoạt động mà ngƣời học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình vào ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động, tích cực nhận thức và cải tiến hiện thực khách quan. Hoạt động dạy và học luôn gắn bó mật thiết với nhau, thống nhất biện chứng với nhau, dạy tốt thì dẫn đến học tốt, còn nếu muốn học tốt thì dạy phải tốt.

Hoạt động học nghề của sinh viên có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động học nghề của sinh viên là hoạt động tiếp cận với thực tế sản xuất, tiếp xúc với các máy móc, thiết bị, vật tƣ, kỹ thuật và công nghệ, giúp sinh viên rèn luyện và hình thành năng lực tƣ duy kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp và thói quen lao động thông qua hoạt động thực hành.

Thứ hai, hoạt động học nghề của sinh viên chủ yếu diễn ra ở xƣởng thực hành, hoặc xƣởng sản xuất của các doanh nghiệp.

Thứ ba, trong hoạt động học nghề của sinh viên, nhà giáo hay cán bộ hƣớng dẫn là ngƣời truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm nghề nghiệp của mình qua các thao tác mẫu, còn học viên phải tích cực, độc lập, sáng tạo thực hiện các thao tác thực hành kỹ thuật nhằm nắm vững kỹ năng thực hành nghề.

Thứ tƣ, hoạt động học nghề của sinh viên giúp học viên nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, hiện đại, hình thành tác phong công nghiệp, thích ứng với nhiệm vụ trong bối cảnh biến đổi mạnh mẽ của khoa học - công nghệ.

Thứ năm, hoạt động học nghề của sinh viên có sự chuyển biến từ hoạt động học tập lý thuyết sang tính chất học tập thực hành kỹ thuật đối với một ngành nghề đào tạo.

Thứ sáu, hoạt động học nghề của sinh viên vận hành theo nguyên tắc gián tiếp, thông qua công cụ, phƣơng tiện hỗ trợ: giáo trình, tài liệu tham khảo, công cụ lao động, công nghệ thông tin... biến tri thức thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và ngƣợc lại.

1.3.1.4. Hoạt động dạy nghề của giảng viên trường Cao đẳng

Hoạt động dạy học của GV là một mặt của hoạt động sƣ phạm. Theo quan điểm lý thuyết về dạy học hiện đại, hoạt động dạy học bao gồm hoạt động của thầy và trò là hai mặt của hoạt động.

Hoạt động dạy học là một quá trình truyền thụ, tổ chức nhận thức kiến thức, kinh nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho ngƣời học nhằm hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng. Dạy học bao hàm trong nó sự học và sự dạy gắn bó với nhau trong đó sự dạy không chỉ là sự giảng dạy mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo, điều khiển sự học. Dạy học là một mặt của quá trình dạy và học do ngƣời GV thực hiện theo nội dung chƣơng trình đào tạo đã định nhằm giúp ngƣời học đạt đƣợc các mục tiêu học tập theo từng bài học. Hoạt động dạy học không

chỉ hƣớng đến yêu cầu truyền thụ kiến thức hình thành kỹ năng kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp đúng đắn ở ngƣời học mà còn góp phần phát triển tính tích cực và tổ chức các hoạt động học tập của ngƣời học.

Trong hoạt động dạy nghề của giảng viên ở trƣờng cao đẳng bao gồm giảng dạy kiến thức lý thuyết và hoạt động hƣớng dẫn thực hành nghề, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành nghề cho sinh viên. Giảng viên giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ hoạt động dạy nghề cho ngƣời học.

Trong dạy học, các điều kiện đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả trong dạy học các môn học thực hành chuyên môn nghề nghiệp là phẩm chất và năng lực của GV giảng viên kỹ thuật, mục tiêu và nội dung môn học, phƣơng pháp dạy học, trình độ nhận thức của ngƣời học, điều kiện CSVC và đánh giá kiểm tra.

1.3.1.5. Phương pháp và hình thức dạy học sử dụng trong quá trình đào tạo nghề ở trường Cao đẳng

Tại Điều 36 của Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 quy định về phƣơng pháp đào tạo đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp giữa rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm sử dụng phần mềm dạy học và tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học.

Phƣơng pháp dạy học gồm các nhóm nhƣ: thuyết trình, phát vấn, nhóm phƣơng pháp dạy học trực quan, nhóm phƣơng pháp thực hành, và nhóm phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học. Mỗi nhóm phƣơng pháp đều có một phạm vi áp dụng nhất định, nó quy định trình tự của các bƣớc riêng rẽ trong tƣ duy và hành động.

Phƣơng pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của GV, giảng viên và ngƣời học nhằm thực hiện tối ƣu mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Trong thực tiễn giảng dạy, mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu điểm riêng cho nên để có lựa chọn và vận dụng phối hợp tốt nhất nhất giữa các phƣơng pháp dạy học cần căn cứ vào mục tiêu yêu cầu, nội dung và đặc trƣng từng môn học mô đun, căn cứ vào đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi ngƣời học, điều kiện CSVC ... trên cơ sở đó GV giảng viên tổ chức điều khiển hoạt động dạy, ngƣời học tự tổ chức điều khiển hoạt động học để thực hiện tốt mục tiêu dạy học.

Hình thức tổ chức dạy học là hoạt động dạy học đƣợc tổ chức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Một số hình thức dạy học đƣợc sử dụng trong quá trình đào tạo nghề nhƣ: lên lớp (dạy học theo hệ thống bài học ở trên lớp đối với các giờ dạy lý thuyết), tự học, thảo luận, thực hành, tham quan, hoạt động ngoại khoá, giúp đỡ riêng (phụ đạo), vv. Ngoài ra còn có các hình thức nhƣ diễn giảng, thảo luận, nghiên cứu khoa học, thực tập nghề nghiệp (tại các cơ sở sản xuất, cơ quan,doanh nghiệp). Hình thức dạy học trong quá trình đào tạo thƣờng đƣợc thực hiện dƣới dạng tổ chức dạy học khác nhau: dạng toàn lớp, dạng nhóm (dạy thực hành) và dạng cá nhân (phụ đạo riêng).

1.3.1.6. Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo nghề ở trường Cao đẳng

Kiểm tra đánh giá giá kết quả học tập của HSSV quá trình giảng dạy của GV giảng viên là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy và học. Kiểm tra đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trình dạy học, đánh giá là động lực thúc đẩy tích cực hoạt động dạy học và là thƣớc đo đánh giá á quá trình học học của ngƣời học. Qua kiểm tra đánh giá giúp cho các nhà quản lý, GV, giảng viên điều chỉnh, cải tiến nội dung, chƣơng trình, kế hoạch dạy học, đồng thời giúp ngƣời dạy luôn đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học.

Những nguyên tắc cơ bản của việc kiểm tra, đánh giá:

- Đảm bảo việc kiểm tra đánh giá phải dựa theo mục tiêu đào tạo: Đây là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất của kiểm tra đánh giá, làm sáng tỏ mức độ đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc về các mục tiêu đào tạo, tình trạng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của ngƣời học so với yêu cầu của chƣơng trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp ngƣời học điều chỉnh hoạt động học tập của mình. Đó chính là là độ giá trị của đánh giá.

- Đảm bảo kiểm tra đánh giá phải khách quan: Kết quả đánh giá phải phản ánh đúng kết quả lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của ngƣời học và kết quả đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngƣời đánh giá. Thực hiện đƣợc tính khách quan của đánh giá và kiểm tra sẽ thu đƣợc những thông tin phản hồi chính xác và đảm bảo đƣợc sự công bằng trong kiểm tra, đánh giá.

- Kiểm tra, đánh giá phải toàn diện: Kiểm tra đánh giá không chỉ chú trọng vào những kiến thức của ngƣời học mà cần cả về mọi mặt từ chính trị, tƣ tƣởng, tác phong, thái độ, đến kiến thức khoa học kỹ thuật.

- Kiểm tra đánh giá phải thƣờng xuyên và có kế hoạch: Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng nhƣ mọi hoạt động của con ngƣời đều có quá trình vận động và phát triển không ngừng nên kết quả kiểm tra đánh giá chỉ có giá trị thực sự ngay trong thời điểm đó. Do đó muốn kiểm tra đánh giá chính xác phải thực hiện thƣờng xuyên và có kế hoạch trong suốt quá trình dạy học.

- Đảm bảo tính công khai: Tính công khai đƣợc đảm bảo từ khâu chuẩn bị tiến hành đến khâu công bố kết quả, tính công khai có nhiều ý nghĩa trong giáo dục, đào tạo và có ý nghĩa xã hội là thể hiện tính dân chủ. Tính công khai góp phần hạn chế tiêu cực trong đào tạo.

Những yêu cầu cơ bản trên có thể dùng làm thƣớc đo giá trị của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học, ngoài ra cần phải đảm bảo ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá giá nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ tỉnh hà giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)