TRẦM HƯƠNG Aquilaria crassna Pierre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu tập đoàn cây gỗ bản địa rừng thực nghiệm trường đại học lâm nghiệp (Trang 64 - 66)

Họ Dó - Thymelaeaceae

Đặc điểm hình thái: Cây gỗ to, thường xanh, cao đến 30m, đường kính thân 0,6-0,8m. vỏ màu nâu xám, nứt dọc lăn tăn, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên. Cành mọc cong queo, tán thưa. Lá hình trứng thuôn hay bầu dục, dài 5–11cm, rộng 3–9cm, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lông mịn, đầu có mũi, mép lá nguyên. Hoa nhỏ màu vàng lục, mọc thành cụm hình tán ở đầu cành hoặc nách lá. Đài hình chuông nông, với 5 thùy. Cánh hoa 10. Nhị 10. Bầu 2 ô, mỗi ô mang một noãn. Gốc bầu có tuyến mật. Quả nang hình trứng ngược, dài 4cm, đường kính 3cm, khi khô cứng, có phủ lông mềm ngắn, màu vàng xám, mang đài tồn tại.

Hình 4.17. Hình thái Trầm hương

Đặc tính sinh học và sinh thái học: Mùa hoa tháng 4, mùa quả chín

tháng 7. Tái sinh kém. Cây mẹ gần như không gặp dưới tán rừng rậm, thường chỉ gặp nơi có ánh sáng hay ven rừng. Mọc rải rác trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm nguyên sinh, ở độ cao 50–1000m (-1200m), trên sườn núi, ít dốc và thoát nước cùng với Táu đá Hopea exalata, Huỷnh

Tarrietia sp. Gõ mật Sindora siamensis. Cũng gặp mọc trong rừng thứ sinh cùng với Thanh thất Ailanthus malabarica, Mò lưng bạc Crytocarya metcalflana, Bưởi bung Acronychia oligophlebia, Mít nài Artocalpus asperula, Ràng ràng Ornlosia sp...Cây ưa đất feralit điển hình hay feralit núi phát triển trên đá kết, đá phiến hay đá granit, tầng đất trung bình hay mỏng, hơi ẩm, độ pH = 4 - 6.

Phân bố: Việt Nam: Gặp ở Tuyên Quang và từ Thanh Hóa, Nghệ An,

Hà Tĩnh trở vào đến tận Kiên Giang (đảo Phú Quốc), trong đó ở các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận có nhiều hơn cả.

Thế giới: Lào, Campuchia.

Giá trị: Từ gỗ có thể lấy được trầm có mùi thơm và giá trị rất lớn, được dùng làm hương liệu trong công nghệ mỹ phẩm và làm thuốc chữa một số bệnh (ngộ gió, đau bụng, hen xuyễn...). Thường có 2 loại trầm: trầm sinh và

trầm rục. Trầm sinh ở cây đang sống màu sáng bóng; trầm rục có màu cánh gián hay đen xỉn, không bỏng, lấy ở cây đã chết từ lâu, kể cả từ rễ. Giá trầm sinh đắt gấp 2-3 lần trầm rục. Ngoài ra lá và cây con còn được dùng làm thuốc chữa ho, đau mắt. Vỏ cây có nhiều sợi dai.

Tình trạng: Loài thực vật quí hiếm thuộc họ Trầm Thymelaeaceae đang nguy cấp. Mức độ đe dọa: sách đỏ Việt Nam ở cấp EN, IUCN ở cấp CR. Hiện nay do giá trầm hương rất cao nên cây bị săn lùng ráo riết và bị chặt không kể kích thước to hay nhỏ. Do đó ở nhiều rừng hầu như không còn cây trầm lớn để gieo giống.

Ở núi Luốt, Trầm hương được gây trồng rất nhiều và chúng đã có khả năng tái sinh bằng hạt ngoài thực địa. Chúng sinh trưởng không đồng đều, có những cây chiều cao lên tới 9m, đường kính 15cm, nhưng cũng có những cây còn rất nhỏ, sinh trưởng rất chập. Chúng được trồng tập trung tại khu vực ngã tư thứ nhất gần vườn ươm của trường.

Núi Luốt đã gây trồng một số loài quý hiếm, có những loài với số lượng lớn nhưng cũng có những loài chỉ mới có một vài cá thể. Chúng hầu như sinh trưởng ở mức trung bình và xấu, cần có những biệt pháp bảo tồn tốt hơn, giúp cho các loài có điều kiện tái sinh tốt, góp phần duy trì nòi giống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu tập đoàn cây gỗ bản địa rừng thực nghiệm trường đại học lâm nghiệp (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)