Là nơi có khí hậu nhiệt đới nắng ẩm mưa nhiều, rừng rất đa dạng không chỉ về thành phần loài, mà còn về dạng sống. Chỉ riêng thành phần cây gỗ, dạng sống của chúng cũng có rất nhiều tầng thứ khác nhau. Chúng được chia thành các dạng như sau:
MM- Cây gỗ lớn và vừa có chồi trên mặt đất cao > 30m Mi- Cây gỗ nhỏ có chồi trên mặt đất cao từ 8 – 25m
Trong số 241 loài thực vật thân gỗ bản địa tại núi Luốt tôi điều tra được 92 loài thuộc nhóm Mi chiếm 38,17%, 105 loài thuộc nhóm MM chiếm 43,57%, 44 loài thuộc nhóm Na chiếm 18,26%.
1. Nhóm cây gỗ lớn và vừa có chồi trên mặt đất Megaphanerophytes vµ Mesophanerophytes- MM.
Nhóm này có 105 loài chiếm 43,57% tổng số loài loài điều tra được trong khu vực. Chúng hầu hết là những loài cây cho gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao, tham gia vào tầng tán của rừng, như Lim xanh, Trầm hương, Nghiến, Sưa, Chò chỉ, Trám trắng, Chò nâu….
Các họ có số loài nhiều nhất thuộc nhóm này là:
Họ Re – Lauraceae 10/21
Họ Vang – Ceasalpiniaceae 9/13
Họ Dẻ - Fagaceae 7/7
Họ Thầu dầu - Euphorbiaceae 7/25
Họ Dầu - Dipterocarpaceae 5/5
Họ Xoan - Meliaceae 5/6
Họ trinh nữ - Mimosaceae 5/8
2. Nhóm cây nhỏ có chồi trên mặt đấtMicrophanerophytes –Mi
Nhóm này có 92 loài chiếm 38,17% trong tổng số loài điều tra được ở khu vực nghiên cứu. Chúng gồm những loài thường tham gia vào tầng dưới của rừng, cũng có khi là tầng tán nhưng hầu như ít có giá trị kinh tế.
Các họ có số loài Mi chiếm tỉ lệ cao là
Họ Thầu dầu - Euphorbiaceae 12/25
Họ Re – Lauraceae 9/21
Họ dâu tằm – Moraceae 6/12
3. Nhóm cây gỗ thấp có chồi trên mặt đất Nanophanerophytes – Na
Nhóm cây này có 44 loài chiếm 18,26% tổng số loài điều tra được tại khu vực nghiên cứu. Các loài thuộc nhóm này chủ yếu là ở dưới tán rừng, có giá trị nhiều về làm cảnh và làm dược liệu.
Các họ có nhiều loài thuộc nhóm này:
Họ Cà phê – Rubiaceae 8/9
Họ Thầu dầu - Euphorbiaceae 6/25
Họ Cam – Rutaceae 4/10
Họ Trinh nữ - Mimosaceae 2/8