CHÒ NÂU – Dipterocarpus retusus Blume

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu tập đoàn cây gỗ bản địa rừng thực nghiệm trường đại học lâm nghiệp (Trang 45 - 48)

Họ Dầu - Dipterocarpaceae

Đặc điểm nhận biết: cây gỗ lớn, tán hình cầu, thân thẳng hình trụ, cao 30-40m, đường kính khoảng 100cm, vỏ xám vàng nhiều lỗ bì to, cành non phủ nhiều lông nhưng rụng sớm. Lá hình trái xoan hay trứng thuôn, dài 20- 40cm, rộng 15-25cm, mép nghiêng, gợn sóng, gân chính có nhiều lông cứng bị ép, gân bên 15-20 đôi, nhiều lông hình sao. Khi khô là hình nâu thẫm. Lá kèm hình trứng màu đỏ dài 8-12cm. Hoa tự chùm, hoa to ống đài dài hơn 2 cm. Cánh hoa phủ lông hình sao.Quả hình trứng hay hình cầu, đường kinh 2-3 cm. Hai cánh quả lớn dài 18-20cm, có 3 gân nổi rõ.

Hình 4.4. Hình thái Chò nâu

Đặc tính sinh học và sinh thái học: Cây mọc trong rừng kín, nhiệt đới thường xanh ở độ cao dưới 700m, cá biệt có cây lên tối 1000m. Thường mọc thành từng đám trên đất sét pha, tầng dầy, thoát nước. Cây ưa sáng có rễ trụ phát triển, tăng trưởng tương đồi nhanh, cây 15 tuổi cao 15m, đường kính 25cm. Mùa hoa tháng 1–2, quả chín tháng 8–9.

Phân bố: Cây phân bố ở phía Bắc Việt Nam. Rừng thường xanh gặp nhiều ở Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Giá trị: cây cho gỗ lớn, nhưng gỗ xấu, chóng mối mọt, thường sử dụng đóng đồ đạc thông thường. Có thể làm cây bóng mát trồng ở đường phố ở các công viên của các thành phố lớn.

Tình trạng: Cây cũng đang bị khai thác nhiều, trong sách đỏ Việt Nam ở cấp VU.

Tại núi Luốt Chò nâu mới được gây trồng, chỉ gồm 4 cá thể, trong đó có 3 cá thể gần đỉnh 133 (2 cá thể phát triển tương đối tốt, 1 cá thể kém phát triển). Còn 1 cá thể được trồng tại khu vực ngã ba vào vườn ươm sinh trưởng phát triển rất xấu.

4.3.5. DẦU RÁI - Dipterocarpus alatus Roxb Họ Dầu - Dipterocarpaceae

Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, tán rộng nhưng thưa, thân hình trụ thẳng, cao 30-40m, chiều cao dưới cành 20-25m, đường kính 70-90cm hay hơn. Vỏ xám nâu, bong thành từng mảng nhỏ. Cành non, cuống và mặt dưới lá có lông hình sao dầy.

Lá hình trứng hay trái xoan thuôn, dài 26-30cm, mang 15-20 đôi gân, nổi rõ ở mặt dưới. Lá kèm lớn tạo thành búp màu đỏ.

Hoa tự chùm đơn hay phân nhánh, ở nách lá. Hoa to gần bằng cuống, cuống hoa trắng hồng

Quả lớn, dài 2-4cm, có 5 cạnh nổi rõ, có 2 cánh đài phát triển dài 11- 15cm, rộng 2-3cm, màu đỏ.

Hình 4.5. Hình thái Dầu rái

Đặc tính sinh học và sinh thái: Cây mọc rải rác hay tập trung thành quần thụ ưu thế trong các rừng thường xanh. Cũng mọc đơn độc ven bờ sông suối, bờ ruộng quanh làng. Ưa đất bằng phẳng ven chân đồi và các thung lũng ở độ cao dưới 700m. Thường cùng mọc với Dầu lá bóng, Vên vên, Sao đen, …Cây mọc tốt trên đất có phủ lớp phù sa. Nơi đất khô sinh trưởng kém. Tái sinh tự nhiên rất tốt. Mùa quả tháng 3-4.

Phân bố: Từ Quảng Nam Đà Nẵng trở vào tới Côn Đảo. Tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.

Giá trị: Cây cho gỗ lớn. gỗ màu đỏ nhạt, thớ thô, cứng. Có thể khai thác nhựa dùng pha sơn, xảm thuyền. Cây còn được trồng làm bóng mát tại các thành phố.

Tình trạng: Là loài cây cho gỗ phổ biến, hiện nay đang bị khai thác rất mạnh. Sách đỏ Việt Nam phân hạng ở cấp VU

Ở núi Luốt, Dầu rái được trồng rải rác và sinh trưởng ở mức độ trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu tập đoàn cây gỗ bản địa rừng thực nghiệm trường đại học lâm nghiệp (Trang 45 - 48)