Rừng Núi Luốt là khu rừng thực nghiệm được sử dụng với mục đích chính là học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, cán bộ và sinh viên nên nơi đây thực vật khá đa dạng đặc biệt là các loài cây bản địa, đã được gây trồng để phục vụ cho công tác đó.
Sau thời gian tiến hành điều tra thực địa nhóm nghiên cứu đã thống kê được 241 loài thực vật thân gỗ bản địa của 164 chi trong 55 họ tại khu vực rừng thực nghiệm núi Luốt Trường Đại học Lâm Nghiệp.
Số liệu được thống kê trong danh lục thực vật núi Luốt (phụ lục 01), và bảng thống kê số loài của các họ thực vật trong phụ lục 02.
Có nhiều họ có số lượng loài lớn, điều đó thể hiện sự thích nghi với môi trường sống của từng loài tại khu vực. Những họ có số lượng loài nhiều được thống kê trong bảng 4.1:
Bảng 4.1: Tỷ lệ các họ có số loài nhiều ở núi Luốt
TT Tên họ thực vật
Số loài Tỷ lệ %
Tên khoa học Tên Việt Nam
1 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 25 10,37
2 Lauraceae Họ Re 21 8,71 3 Caesalpiniaceae Họ Vang 13 5,39 4 Moraceae Họ Dâu tằm 12 4,98 5 Rutaceae Họ Cam 10 4,15 6 Rubiaceae Họ Cà phê 9 3,73 7 Myrtaceae Họ sim 8 3,32 8 Sapindaceae Họ Bồ hòn 8 3,32 9 Mimosaceae Họ trinh nữ 8 3,32 10 Anacardiaceae Họ Xoài 8 3,32
Theo bảng 4.1 ta thấy thực vật thân gỗ của khu vực khá đa dạng về thành phần loài, chi và họ. Có những họ có nhiều loài ( họ Thầu dầu 25 loài chiếm 10,37%, họ Re 21 loài chiếm 8,71%, họ Vang 13 loài chiếm 5,39% trong tổng số loài tại khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng có những họ chỉ có 1 loài ( họ Chẩn, họ Hồ đào, họ Thanh thất….), đây là một trong những vấn đề có tính ảnh hưởng cao tới đa dạng sinh học thực vật nói chung và cây bản địa nói riêng tại khu vực nghiên cứu, vì nếu như loài đó mất đi thì họ đó cũng không tồn tại.
Trong 10 họ có số lượng loài nhiều nhất ở trên cho ta thấy chỉ có một họ có số loài chiếm 10% của tổng số loài trong khu vực. Kết quả này phù hợp với nhận định của Tolmachop A.L cho rằng ở vùng nhiệt đới thành phần các họ thực vật khá đa dạng. Thể hiện ở chỗ là rất ít họ chiếm tới 10% tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ giàu nhất chỉ đạt 40 – 50% tổng số loài của hệ thực vật và họ giàu có nhất cũng không vượt quá 10%. Khác hẳn với vùng ôn đới nhất là hàn đới, tỷ lệ này giao động từ 65 – 76% và họ giàu loài nhất chiếm đến 13%. Tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ giàu loài nhất của núi Luốt đạt 50,61% tổng số loài của khu vực, một lần nữa chứng tỏ tính đa dạng của hệ thực vật nơi đây đặc trưng cho khu vực nhiệt đới gió mùa như nước ta.
Việt Nam là nước có tính đa dạng rất cao, nhiều họ có số loài phong phú vào bậc nhất trong khu vực và trên thế giới. Núi Luốt là nơi tuy có diện tích nhỏ ( khoảng 107 ha) nhưng cũng có số loài, chi, họ rất phong phú, chiếm tỷ lệ khá cao so với cả nước, là nơi góp phần vào công tác bảo tồn thực vật, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học. Số liệu được thống kê trong bảng 4.2:
Bảng 4.2: So sánh một số họ TV thân gỗ giàu loài tại KVNC với Việt Nam
Họ Khu vực nghiên
cứu Việt Nam
Tỉ lệ % KVNC/VN Euphorbiaceae 25 425 5,88 Lauraceae 21 245 8,57 Caesalpiniaceae 13 120 10,83 Moraceae 12 120 10,00 Rutaceae 12 110 10,91 Rubiaceae 9 430 2,09 Sapindaceae 8 65 12,31 Mimosaceae 8 70 11,43
Từ bảng 4.2 ta thấy các họ có số loài nhiều nhất ở khu vực núi Luốt cũng là những họ có nhiều loài ở nước ta, là những loài bản địa có cơ hội sinh trưởng phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu cũng như đất đai ở đây. Chúng được gây trồng vừa để nghiên cứu, học tập vừa cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái cho khu vực, bảo tồn đa dạng sinh học và cũng góp phần quan trọng trong bảo tồn những loài nguy cấp quý hiếm.