GỤ LAU – Sindora tonkinensis A.Chev

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu tập đoàn cây gỗ bản địa rừng thực nghiệm trường đại học lâm nghiệp (Trang 44 - 45)

Họ Vang - Caesalpiniaceae

Đặc điểm hình thái: Cây gỗ to, rụng lá, cao 20–25m hay hơn nữa, đường kính thân 0,6-0,8m, lá kép lông chim một lần, chẵn. Lá chét 4-5 đôi, hình bầu dục, dài 6–12cm, rộng 3,5–6cm, chất da, nhẵn; cuống lá chét khoảng 5mm. Cụm hoa hình chùy, dài 10–15cm, phủ đầy lông nhung màu hung vàng. Lá bắc hình tam giác, dài 5–10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung. Cánh hoa 1 (- 3), nạc, dài khoảng 8mm. Bầu có cuống ngắn, phủ đầy lông nhung; vòi cong, dài 10–15mm, nhẵn, núm hình đầu. Quả đậu, gần tròn hay hình bầu dục rộng, dài 7cm, rộng khoảng 4cm với một mỏ thẳng, không phủ gai, hạt 1 ít khi 2-3.

Hình 4.3. Hình thái Gụ lau

Đặc tính sinh học và sinh thái học: Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả chính tháng 7-9. Tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao không quá 600m trên đất tốt, có tầng dày và thoát nước.

Phân bố: Việt Nam: Quảng Ninh (Uông Bí: Yên Lập), Hà Bắc, Nghệ An (Qùy Châu, Nghĩa Đàn), Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Quảng Trị (Bến Hải: Vĩnh Linh), Thừa Thiên Huế (Hương Điền: Sông Bồ, Thừa Lưu), Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa (Ninh Hòa: núi Hòn Hèo).

Thế giới: Campuchia.

Giá trị: Gỗ màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa. Gỗ tốt, dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè. Vỏ cây giàu tamin, trước đây thường dùng để nhuộm lưới đánh cá. Hoa của cây là nguồn mật tốt cho ong.

Tình trạng: Sẽ nguy cấp. Do khai thác lạm dụng. Mức độ đe doạ sách

đỏ Việt Nam ở mức EN, Nghị định 32 nhóm IIA.

Tại núi Luốt Gụ lau mới được gây trồng, chúng gồm 4 cá thể tại khu vực đỉnh 76, sinh trưởng tương đối tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu tập đoàn cây gỗ bản địa rừng thực nghiệm trường đại học lâm nghiệp (Trang 44 - 45)