8. Cấu trúc đề tài
1.1.4. nghĩa của việc phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa trong dạy học
lịch sử
Phát triển KNTH với SGK có ý nghĩa đối với HS trên cả ba mặt: Bồi dưỡng kiến thức; rèn luyện kĩ năng; giáo dục tư tưởng, tình cảm.
Phát triển KNTH với SGK giúp HS lĩnh hội những nội dung kiến thức cơ bản của bài học LS, hiểu sâu sắc hơn những nội dung kiến thức mà GV truyền tải. Đồng thời thông qua việc HS tự học với SGK có thể giúp GV có thêm thời gian cung cấp cho các em những kiến thức mới, bổ sung kiến thức đã được trình bày trong SGK.
* Về kĩ năng
Quá trình phát triển KNTH với SGK gắn liền với mức độ thuần thục của HS khi vận dụng các KN tự học để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Thông qua quá trình phát triển KNTH với SGK, HS có điều kiện rèn luyện các thao tác tư duy phục vụ cho học tập bộ môn như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… và khi các thao tác ấy được lặp đi, lặp lại nhiều lần nó sẽ trở thành những KN, kĩ xảo.
* Về thái độ:
Phát triển KNTH với SGK còn giúp hình thành ở HS thái độ học tập đúng đắn. Làm việc với SGK sẽ tạo ra sự hứng thú, niềm say mê cũng như nhu cầu được tham gia vào các hoạt động học tập, ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Phát triển KNTH với SGK còn có tác dụng rèn luyện ý thức học tập và góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho HS. Khi đặt ra yêu cầu tự học cho bản thân càng cao thì sự nỗ lực, ý chí phấn đấu của HS càng lớn. Không chỉ những phẩm chất trên, phát triển KNTH với SGK cho HS còn rèn luyện tinh thần tự giác trong học tập, lao động, tạo thói quen dám nghĩ, dám làm và phong cách làm việc khoa học.