Yêu cầu khi sử dụng biện pháp phát triển KNTH với SGK trong DHLS lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 50 - 74)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Yêu cầu khi sử dụng biện pháp phát triển KNTH với SGK trong DHLS lớp

lớp 12 ở các trường THPT thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

2.2.1.1. Phải đảm bảo đáp ứng mục tiêu dạy học và nhiệm vụ của bộ môn

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, sức khỏe, tri thức, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và NL của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bộ môn LS nói riêng cùng với các bộ môn khác nói chung ở trường phổ thông phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục đã đặt ra.

Mục tiêu của bộ môn LS ở trường THPT nói chung và mục tiêu của môn LS 12 nói riêng quy định việc lựa chọn và xác định nội dung bài học và các PPDH phù hợp, trong đó có PPDH theo hướng phát triển KNTH với SGK cho HS, vì vậy chương trình và những nội dung cơ bản được xác định trong từng bài học cụ thể sẽ quy định việc lựa chọn các biện pháp phát triển KNTH với SGK cho HS nhằm phục vụ mục tiêu của từng bài học cụ thể đó giúp HS lĩnh hội tốt hơn hệ thống kiến thức cơ bản của khoa học LS, hiểu được tiến trình phát triển hợp quy luật của LS nhân loại và dân tộc, hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp và phát triển NL tư duy, hành động cho HS.

2.2.1.2. Phải phù hợp với khả năng nhận thức của HS

Việc sử dụng các biện pháp giúp HS tự học với SGK nhất định phải phù hợp với khả năng nhận thức của HS. Hay nói cách khác là phải đảm bảo tính vừa sức với các em khi các em tiếp nhận nhiệm vụ.

Thầy giáo, với vai trò của người thiết kế, tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS, cần xác định: không làm thay cho HS, phải tạo điều kiện để HS được học và phải học một cách tích cực. Nếu người thầy làm cho việc học trở nên dễ

dàng thì HS sẽ mất đi sự cố gắng, tích cực. Nhưng nếu thầy cứ để cho trò tự xoay sở, yêu cầu quá cao, dù HS có tích cực suy nghĩ, làm việc cũng không đạt được yêu cầu thì HS cũng chán nản. Vậy cần phải tạo ra tình huống học tập sao cho hấp dẫn, vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức của các em.

Như vậy, GV THPT trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh cần phải nắm được những đặc điểm tâm lý, nhận thức của các em HS nơi đây để đưa ra các PPDH và tổ chức các hoạt động học tập cho phù hợp với khả năng nhận thức của các em.

2.2.1.3. Phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Luật Giáo dục Việt Nam, năm 2005, trong điều 28, đã ghi rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực, tự giác của HS nhưng phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn; hoạt động học tập phải đem lại niềm vui, hứng thú cho HS [39].

PPDH tích cực dùng chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học, lấy người học làm trung tâm chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, GV làm trung tâm sang cách dạy lấy HS làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này HS là chủ thể hoạt động, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học để người học tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì GV phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi về nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của

mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. GV vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, và biết tạo hứng thú học tập cho HS.

Rõ ràng, trong DHLS hiện nay khi công cuộc đổi mới giáo dục đã được thực hiện với sự đồng lòng, quyết tâm của ngành cả nước giáo nói chung và giáo dục Quảng Ninh nói riêng, thì GV các trường THPT thị xã Quản Yên tỉnh Quảng Ninh bắt buộc phải thay đổi PPDH và phải đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong các hoạt động học tập.

2.2.1.4. Phải kích thích hứng thú học tập của học sinh

Có thể nói, hứng thú học tập có ý nghĩa rất lớn đến thành tích kết quả học tập của HS. Hơn nữa, mục tiêu của giáo dục nói chung và DHLS nói riêng là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục để người học có thể tự học suốt đời. Do đó, hiệu quả của giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào việc làm thế nào để người học tham gia một cách chủ động và tích cực vào quá trình đó, mà hứng thú là một trong những gốc rễ quan trọng tạo nên tính tích cực đó. Trong DHLS, nếu giờ học nào GV tạo được sự hứng thú cho HS thì HS sẽ lĩnh hội được sâu sắc và nhớ lâu những sự kiện, nhân vật, hiện tượng LS. Các em sẽ tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh các tri thức LS mà không cần có sự nhắc nhở hay gò ép của GV. Khi các em có hứng thú học tập môn LS cũng là lúc các em sẽ phát triển được NL nhận thức, NL tư duy độc lập, NL giải quyết vấn đề, góp phần hoàn thiện các KN kĩ xảo như KN quan sát, ghi nhớ, phân tích, trình bày trình bày các sự kiện, hiện tượng LS.

Như vậy, trong DHLS ở trường THPT thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh, GV phải biết cách khơi gợi hứng thú học tập cho các em trong quá trình các em tự học với SGK. Thực tế cho thấy, chỉ khi nào có hứng thú, HS mới tích cực và tự giác. Từ đó, hiệu quả các bài học lịch sử mới được nâng lên.

2.2.2. Một số biện pháp phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh học lịch sử lớp 12 ở trường THPT thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

2.2.2.1. Phát triển cho HS kĩ năng tự học với sách giáo khoa ở trên lớp

a. Phát triển kĩ năng khai thác nội dung trong SGK để hình thành kiến thức mới

* Hướng dẫn HS tự phát hiện kiến thức cơ bản trong SGK

Kiến thức cơ bản trong SGK chính là nhưng nội dung quan trọng trong bài mà mục tiêu bài học muốn nhấn mạnh. Vậy nên, ở bất kì một bài học nào, HS cũng phải tự làm việc với SGK để tìm ra những ý cơ bản, nội dung cốt lõi, dưới sự hướng dẫn của GV. Đó cũng chính là KN tìm và phát hiện ý chính trong SGK. KN này thông thường sẽ được GV hướng dẫn HS rèn luyện ở trên lớp để HS tìm các câu trả lời cho câu hỏi GV đưa ra. Việc hướng dẫn HS KN đọc và phát hiện tìm ý chính, kiến thức cơ bản trong SGK không chỉ giúp HS tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức mà còn tạo hứng thú học tập và kích thích tư duy các em phát triển. Ngoài ra, đây cũng là KN rất phổ biến để giúp HS có thể đọc, tìm hiểu và chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp, giúp GV có thể triển các hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn.

Để hướng dẫn HS phát hiện kiến thức cơ bản trong SGK thì GV cần định hướng cho HS thực hiện:

- Bước 1: Đọc lướt (có thể đọc lướt dọc hay lướt ngang) các phần mục của bài, tìm ý chính để xác định nội dung đó triển khai vấn đề gì?

- Bước 2: Xác định các mục, các nội dung nhỏ

- Bước 3: Đọc kĩ và phân tích mục, nội dung nhỏ đó để tìm ý chính. - Bước 4: Sắp xếp các ý theo trật tự logic thành nội dung hoàn chỉnh Trong quá trình làm việc với SGK, để phát hiện nội dung kiến thức cốt lõi HS có thể sử dụng bút nhớ, bút chì để gạch chân hay tô vào các ý chính, các nội dung quan trọng vừa tìm được để có cơ sở trả lời câu hỏi của GV.

Ví dụ: Khi dạy bài 24: “Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ”, mục I, “Tình hình hai miền Nam - Bắc sau năm

1975” (SGK Lịch sử 12), để tìm được những nội dung cơ bản trong SGK, HS cần thực hiện lần lượt như sau:

- Bước 1: Đọc lướt toàn bộ nội dung mục I để xác định 2 nội dung cơ bản của tình hình 2 miền Nam - Bắc sau 1975. Nội dung 1 là tình hình miền Bắc; Nội dung 2 là tình hình miền Nam.

- Bước 2: Gạch chân từ khóa hay nội dung quan trọng:

+ Miền Bắc: thành tựu to lớn, toàn diện; xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật; tàn phá nặng nề, hậu quả lâu dài

+ Miền Nam: hoàn toàn giải phóng; hậu quả nặng nề.. - Bước 3: Tìm ý chính biểu thị cho từng nội dung cụ thể.

+ Miền Bắc: Thuận lợi: Xây dựng được những thành tựu to lớn và toàn diện, xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

Khó khăn: Bị chiến tranh tàn phá nặng nề

+ Miền Nam: Thuận lợi: được hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ.

Khó khăn: những di hại của xã hội cũ vẫn còn tồn tại; Chiến tranh gây ra hậu quả nặng nề.

- Bước 4: Sắp xếp các nội dung theo trật tự logic.

I - TÌNH HÌNH HAI MIỀN NAM - BẮC SAU NĂM 1975 *) Miền Bắc

- Thuận lợi: đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện.

- Khó khăn: Bị chiến tranh tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài.

*) Miền Nam

- Thuận lợi: Được hoàn toàn giải phóng,

- Khó khăn: Chịu hậu quả nặng nề sau chiến tranh.

Dàn ý là những nội dung kiến thức cô đọng, tóm tắt khái quát nhất nội dung từng mục, từng bài ở SGK. Khi HS lập được dàn ý của mục hay của bài học cụ thể trong SGK có nghĩa là các em đã rút ra được những nội dung chủ yếu của mục hay bài học đó. Nhìn vào dàn ý, chúng ta có thể biết được bài học có nội dung chính là gì? Từ đó, giúp HS hiểu sâu sắc nội dung bài học, dần dần còn hình thành ở HS tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, hình thành phương pháp học tập, phát triển NL tự nhận thức…

Để phát triển cho HS KN này, GV phải thường xuyên hướng dẫn HS rèn luyện việc đọc kĩ một mục hay toàn bài học của SGK, đối chiếu SGK với vở ghi, xác định cấu trúc bài học, triển khai các nội dung cơ bản thành ý, sắp xếp nội dung các ý theo trình tự logic để hoàn thiện dàn ý. Đồng thời, HS sau khi được giao nhiệm vụ, cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong SGK, bài trong vở ghi, xác định được nội dung kiến thức cơ bản, sắp xếp lại theo hệ thống nhất định.

Để HS có KN lập dàn ý từ những bài học LS trong SGK, GV cần hướng dẫn HS thực hiện:

- Bước 1: Đọc kĩ một mục hay toàn bài của bài viết trong SGK.

- Bước 2: Xác định cấu trúc của bài học (có bao nhiêu mục, nội dung cơ bản của mỗi mục).

- Bước 3: Triển khai các nội dung cơ bản theo từng ý.

- Bước 4: Sắp xếp nội dung ý chính, ý phụ thành một thể thống nhất. - Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện dàn ý.

Ví dụ: Khi dạy bài 12: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925”, mục II.2 - Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân Việt nam

(SGK LS 12) GV yêu cầu HS lập dàn ý thể hiện những hoạt động của các giai cấp tư sản, tiểu tư sản và công nhân, HS cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Đọc kĩ nội dung mục II.2 - Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam của SGK trang 80-81.

- Bước 2: Xác định cấu trúc mục II.2 gồm có 3 nội dung: Hoạt động của tư sản; Hoạt động của tiểu tư sản; Hoạt động của công nhân Việt Nam.

- Bước 3: Triển khai những ý chính cơ bản theo 3 nội dung.

- Bước 4: Sắp xếp các sự kiện theo từng nội dung sao cho phù hợp. - Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện ý.

Có thể lập dàn ý của mục này như sau:

II.2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam.

* Hoạt động của tư sản:

- Tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam - Năm 1923: đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì.

- Năm 1923: Thành lập Đảng Lập hiến

* Hoạt động của tiểu tư sản:

- Sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ

- Thành lập một số tổ chức chính trị với nhiều hoạt động phong phú và sôi nổi: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt; Đảng Thanh niên

- Xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ; Một số nhà xuất bản cũng ra đời

- Tổ chức phong trào đấu tranh dân chủ, công khai: Đòi thả nhà cầm quyền cho cụ Phan Bội Châu (1925); Để tang cụ Phan Châu Trinh (1926)

* Hoạt động của công nhân Việt Nam:

- Các cuộc đấu tranh diễn ra nhiều nhưng còn lẻ tẻ và tự phát

- Tháng 8-1925: thợ máy Ba Son bãi công => đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam.

* Hướng dẫn HS thu nhận kiến thức từ SGK thông qua lập các niên biểu LS

Niên biểu nghĩa là bảng ghi các năm xảy ra (theo thứ tự) những sự kiện đáng chú ý trong một giai đoạn nào đó của tiến trình LS dân tộc. HS biết cách thu nhận kiến thức từ SGK qua việc lập niên biểu thống kê các sự kiện đồng nghĩa với việc các em đã khái quát được những nội dung cơ bản của bài học. Thông qua việc việc lập niên biểu HS sẽ được rèn KN thực hành, chủ động tiếp thu kiến thức. Ngoài ra, việc lập bảng niên biểu còn giúp các em phát triển tốt các KN trình bày, khái quát, tổng hợp, phân tích, nhận xét, đánh giá.

Để hướng dẫn HS thu nhận kiến thức lĩnh hội từ SGK thông qua lập các niên biểu, GV có thể hướng dẫn theo các bước như sau:

- Bước 1: Xác định nội dung của chủ đề

- Bước 2: Xác định các tiêu chí để đưa vào đầu mỗi hàng và cột của bảng. Bước này giúp HS định hình được số cột, số hàng cho bảng niên biểu)

- Bước 3: Đọc nội dung kiến thức trong SGK, xác định các nội dung phù hợp với các tiêu chí trong bảng và điền vào đúng ô tương ứng.

- Bước 4: Kiểm tra lại nội dung bài viết trong SGK để đối chiếu với bảng.

Ví dụ: Khi dạy bài 12: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 50 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)