8. Cấu trúc đề tài
2.3.4. Kết quả thực nghiệm
Sau khi cho 2 lớp làm bài kiểm tra nhanh, chúng tôi thu được kết quả và đã tổng hợp kết quả như sau:
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra của 2 lớp 12a8 và 12a4 Phổ điểm Lớp đối chứng (12a4) (40 học sinh) Lớp thực nghiệm (12a8) (38 học sinh) Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Điểm Giỏi (9-10) 06 15 13 34,2 Điểm Khá (7-8) 14 35 19 50 Trung bình (5-6) 20 50 06 15,8 Yếu (Từ 4 trở xuống) 0 0 0 0
Hình 2.1. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra của hai lớp 12a8 và 12a4
Để đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức giữa HS lớp thực nghiệm 12a8 đã được giao nhiệm vụ, hướng dẫn KNTH với SGK và lớp 12a4 là lớp học đối chứng, chưa được đọc SGK trước khi học bài mới, thông qua kết quả chấm bài kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành xử lý điểm trung bình như sau:
Điểm TB = Tổng điểm Số HS
Thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp kết quả trung bình của lớp 12a8 và 12a4 Lớp Số học sinh Tổng điểm Điểm TB Độ chênh
lệch
Thực nghiệm
12a8 38 283 7,4 0,6
Đối chứng 12a4 40 275 6,8
Kết quả thực nghiệm có sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm 12a8 và lớp đối chứng 12a4 về tỷ lệ điểm Giỏi, điểm Khá và điểm TB.
Bảng 2.3. Bảng so sánh độ chênh lệch điểm của 12a8 và 12a4 Lớp 12a4 Đối chứng 12a8 Thực
nghiệm Độ chênh lệch Điểm Giỏi 15% 34,2% 19,2% Điểm Khá 35% 50% 15% Điểm Tb 50% 15,8% 34,2% Điểm Yếu 0 0 0
- Điểm Giỏi lớp thực nghiệm 12a8 cao hơn lớp đối chứng 12a4 là: 19,2%. - Điểm Khá lớp thực nghiệm 12a8 cao hơn lớp đối chứng 12a4 là: 15%. - Điểm Tb lớp thực nghiệm 12a8 thấp hơn lớp đối chứng 12a4 là: 34,2%.
Như vậy, thông qua dữ liệu đã thống kê từ các bài kiểm tra nhanh của học sinh 2 lớp, chúng ta đều đã nhìn thấy sự khác biệt của kết quả kiểm tra ở hai lớp 12a8 thực nghiệm và lớp đối chứng 12a4. Ở lớp thực nghiệm 12a8, mức điểm Khá, Giỏi chiếm ưu thế hơn cả, lớp đối chứng 12a4 chủ yếu là điểm Trung bình và Khá; Cả hai lớp đều không có HS bị điểm yếu. Những số liệu phân tích
từ kết quả thu được từ các bài kiểm tra của HS ở cuối tiết học ở hai lớp 12a8 và 12a4 đã là minh chứng cho tính khả thi của đề tài mà luận văn đưa ra.
Như vậy, chương 2, trước tiên chúng tôi đã trình bày khái quát mục tiêu, nội dung cơ bản của LS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT, đồng thời phân tích những yêu cầu cơ bản có tính định hướng cho GV khi lựa chọn các biện pháp phát triển KNTH với SGK cho HS trong DHLS. Nắm vững những yêu cầu cơ bản này, chúng tôi đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm phát triển KNTH với SGK cho HS trong quá trình DHLS ở trường THPT thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.
Sau đó, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm toàn phần nhằm đánh giá tính khả thi của các biện pháp sư phạm mà luận văn đã đề xuất. Kết quả thực nghiệm sư phạm là căn cứ bước đầu khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp được nêu ra trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, GV sử dụng phải thật sự linh hoạt và sáng tạo phù hợp trình độ HS và điều kiện dạy học cụ thể từng nhà trường, song vẫn đảm bảo đó là những PPDH giúp HS tích cực, chủ động trong nhận thức và hứng thú với môn học
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận
1. Việc học tập trong bối cảnh hiện nay chủ yếu là tự học, trong đó tự học với SGK là một trong những yêu cầu cơ bản trong qua trình học tập ở nhà trường. Vì thế có thể nói phát triển KNTH nói chung và KNTH với SGK nói riêng cho HS là rất cần thiết, với những đặc điểm về tâm lí, lứa tuổi, các em đủ khả năng để tự mình chiếm lĩnh tri thức bên cạnh sự hướng dẫn của GV.
2. Đổi mới PPDH theo hướng phát triển NL của HS đang là xu thế chung trong ngành giáo dục. PPDH theo hướng phát triển NL không chỉ chú ý tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện NL giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Thông qua các hoạt động học tập giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức sẵn có, vì vậy, việc phát triển KNTH với SGK cho HS cần được quan tâm. GV là người tổ chức, hướng dẫn còn HS tiến hành các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
3. Từ nghiên cứu các thành tựu giáo dục hiện đại, nội dung, chương trình LS ở trường THPT và thực tiễn dạy học, luận văn đã đưa ra những nội dung của việc phát triển KNTH với SGK cho HS cùng với hệ thống các KNTH với SGK cần phát triển cho HS ở trường THPT. Đây là cơ sở lí luận quan trọng, GV có thể tham khảo để định hướng cho quá trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS.
4. Vận dụng cụ thể vào quá trình dạy học LS lớp 12 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn), Luận văn đã đề xuất một số biện pháp phát triển KNTH với SGK cho HS ở trường THPT như: Hướng dẫn HS luyện tập với SGK qua hệ thống bài tập về nhà; Hướng dẫn HS khai thác các đoạn chữ nhỏ trong SGK; Hướng dẫn HS sử dụng nội dung kiến thức trong SGK để trả lời chính câu hỏi
do SGK đặt ra hoặc do GV yêu cầu; Hướng dẫn HS đọc SGK ở nhà để chuẩn bị cho bài học mới…
Để phù hợp với mục tiêu bài học và thực tiễn giảng dạy ở các trường THPT, trong quá trình triển khai thực hiện GV cần chọn lựa, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các biện pháp dạy học. Bên cạnh đó, phải chú ý đến việc tiến hành thường xuyên, liên tục các biện pháp dạy học để phát triển KNTH với SGK và tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS để đảm bảo hiệu quả quá trình dạy học theo hướng phát triển KNTH với SGK của HS.
5. Để nâng cao hiệu quả việc phát triển KNTH với SGK cho HS trong dạy học LS ở trường THPT, GV cần tổ chức, hướng dẫn HS trong cả hoạt động học tập trên lớp và ở nhà. Do đó đòi hỏi GV cần có chuyên môn vững vàng, có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Khi xây dựng kế hoạch dạy học cần nghiên cứu về KNTH với SGK của từng đối tượng HS, có như vậy GV sẽ khắc phục được những hạn chế trong thực tế giảng dạy như dạy lại những kiến thức đã học làm giảm sự hứng thú học tập bộ môn của HS. Đồng thời cần thường xuyên có những biện pháp hướng dẫn HS không ngừng luyện tập, rèn luyện KNTH với SGK để phát triển.
6. Qua kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định những biện pháp mà Luận văn nêu ra là có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Điều này minh chứng cho giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra và khẳng định nhiệm vụ của đề tài cơ bản đã hoàn thành.
II. Kiến nghị
Một là, trong phương hướng giáo dục hiện nay, nhất là những thay đổi về nội dung và hình thức trong kì thi THPT Quốc gia (chuyển từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm), yêu cầu về kiến thức bộ môn rất nhiều, đặc biệt từ SGK, vì lượng kiến thức nhiều, các hoạt động tổ chức của GV không thể đi vào chi tiết
từng nội dung nhỏ nên GV cần tăng cường hướng dẫn HS tự học ở nhà, đặc biệt là tự học với SGK.
Hai là, để việc phát triển KNTH với SGK của HS đạt hiệu quả, GV cần phải biết đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa HS, kích thích tính tò mò, tư duy sáng tạo của HS, đồng thời phải đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Ba là, Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện cho GV tham gia đầy đủ các đợt tập huấn của Sở, ngành giáo dục để các thầy cô không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, Ban giám hiệu các trường THPT cần có những biện pháp nhằm động viên, khích lệ những nỗ lực, sáng tạo của GV trong việc đổi mới PPDH trong đó có hình thức phát triển KNTH với SGK cho HS. Mặt khác, bản thân GV phải chịu khó, tâm huyết với nghề và có tinh thần trách nhiệm cao; phải thường xuyên đào sâu, tìm tòi các phương pháp và phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển KNTH với SGK cho HS trong dạy học LS ở trường THPT nói riêng và bài học LS nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên, NXB Giáo dục. 2. Trần Vân Anh, Trần Anh Tuấn, “Rèn luyện kỹ năng tự học Lịch sử với sách
giáo khoa cho học sinh THCS”, Tạp chí giáo dục, số 333, tr.55-56-57-41. 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993), Nghị quyết số 04-NQ/
HNTW về Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1996), Nghị quyết số 02- NQ/HNTW về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (2001), Báo cáo chính trị,
Hà Nội.
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Thế Bình, “Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trong quá
trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, số 273, tr. 33-34-35-36.
8. Nguyễn Thị Thế Bình, “Phát triển kỹ năng tự học với Sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, số 292, tr. 34-35-36-37.
9. Nguyễn Thị Thế Bình, Tạo hứng thú tự học bộ môn Lịch sử.
10. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), Sách giáo viên Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT. (ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW), Hà Nội. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (7/2012), Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn
giáo viên trường THPT chuyên.
14. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Đinh Quang Bảo, Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Đức Trí, Lê Vân Anh, Phạm Quang Sáng, Chất lượng giáo dục - những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Côi (2009), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên,
NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Hà Nội.
19. David A. jacobsen, Paul Eggen, Donald Kauchack, Phương pháp dạy học.
20. Nguyễn Duân (2010), Sử dụng phương pháp làm việc với Sách giáo khoa để tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong dạy học Sinh học ở Trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Hiếu (2007), Hướng dẫn học sinh THPT sử dụng Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 (Chương trình chuẩn), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
22. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm.
24. Lê Thị Thu Hương (2013), “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông qua dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề”, Tạp chíGiáo dục, (316), tr. 42- 44.
25. Lê Thị Thu Hương (2015), Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 26. Lê Thị Thu Hương (2017), “Hướng dẫn HS sử dụng sách giáo khoa Lịch
sử trong giờ nội khóa theo định hướng phát triển năng lực”, Tạp chí Giáo dục, (số đặc biệt), Tr. 169-171.
27. I. F. Kha-la-môp (Nguyễn Ngọc Quang và Đỗ Thị Trang dịch) ( (1978),
Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?, NXB Giáo dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Kì (1996), “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 3/1996.
29. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1995), Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Huế, Huế.
30. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, NXB Sư phạm, H.2002.
31. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (2001), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo dục.
32. Đoàn Nguyệt Linh (2016), Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (thực nghiệm qua lớp 10 Chương trình Chuẩn), Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
33. Đoàn Nguyệt Linh (2016), Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (thực nghiệm qua lớp 10 Chương trình Chuẩn), Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
34. M.B. Kôrôkôva, Studennhikin, Phương pháp dạy học lịch sử qua sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ.
36. N.G. Đairi (1978) (Đặng Bích Hà, Nguyễn Cao Lũy dịch), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?, NXB Giáo dục, Hà Nội.
37. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục.
38. Cao Xuân Phan (2012), “Một số biện pháp hướng dẫn TH cho HS THPT”,
Tạp chí Giáo dục, số 290.
39. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Robert J.Marzono, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock (Phạm Trần Long dịch) (2011), Các phương pháp dạy học hiệu quả NXB Giáo dục Việt Nam.
41. Savin (1983), Giáo dục học, NXB Giáo dục.
42. T.A. Ilina (Nguyễn Hữu Chương dịch) (1979), Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
43. Nguyễn Cảnh Toàn (2009), Tự học như thế nào cho tốt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
44. Nguyễn Cảnh Toàn, Quá trình dạy tự học.
45. Trung tâm Khoa học xã hội Và Nhân văn quốc gia, Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Anh - Việt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
46. Thái Duy Tuyên (12/2003), “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh”, Tạp chí giáo dục, số 74, tr.13-14.
47. Thái Duy Tuyên, Dạy tự học cho sinh viên.
PHỤ LỤC 1
Phụ lục 1.1 PHIẾU ĐIỀU TRA
GIÁO VIÊN LỊCH SỬ CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường THPT, xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề sau:
A. Thông tin cá nhân
1. Họ và tên:... Năm sinh:...Năm công tác:... 2. Trường:...
B. Nội dung
1. Quan điểm của Thầy (cô) về tầm quan trọng của việc tự học trong DHLS ở trường THPT ?
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Bình thường