Nội dung cơ bản lịch sử lớp 12 ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 47 - 50)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.2. Nội dung cơ bản lịch sử lớp 12 ở trường phổ thông

Chương trình LS lớp 12 ở cấp THPT bao gồm 2 nội dung cơ bản: Phần LS thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 và phần LS Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000.

- Phần LS thế giới trình bày toàn bộ các vấn đề của LS thế giới từ sau khi kết thúc cuộc đệ chiến thứ II (1945) đến năm 2000). Đây là giai đoạn gắn liền với nhiều mốc LS quan trọng. Có thể nói trong LS thế giới hiếm có giai đoạn nào như giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX mà loài người vừa mới trải qua. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, nhân loại đã chứng kiến nhiều sự thay đổi, biến động và cả những đảo lộn to lớn trên tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội. Các nội dung LS sẽ giúp cho việc phát triển tư duy logic của HS, hiểu được quy luật phát triển của LS, mặt khác nó làm nền tảng kiến thức quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để HS liên hệ, tiếp thu kiến thức về LS Việt Nam cùng thời kì.

Lịch sử thế giới hiện đại được thiết kế thành 6 chủ đề cơ bản:

Một là, Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949) trình bày hai nội dung chủ yếu: Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc; Sự ra đời, phát triển và vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc.

Hai là, Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000) nghiên cứu thành tựu công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH của Liên Xô và các nước Đông Âu. Nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. Liên bang Nga (1991-2000).

Ba là, Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000) trình bày về đặc điểm, tình hình của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới II đến năm 2000.

Bốn là, Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000) viết về tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của ba nước Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản từ sau 1945 đến năm 2000.

Năm là, Quan hệ quốc tế (1945 - 2000) trình bày quan hệ quốc tế trong và sau Chiến tranh lạnh.

Sáu là, Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa triển khai nguồn gốc, đặc điểm và hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX.

- Phần LS Việt Nam là những nội dung kiến thức lịch sử từ sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam từ 1919 đến năm 2000. Nội dung đó sẽ được trình bày một cách hệ thống theo từng giai đoạn cụ thể của LS Việt Nam. GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu các sự kiện LS, bản chất của các sự kiện đó, rèn luyện cho các em các KN nhận xét, đánh giá, phân tích mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau, mối liên hệ giữa LS thế giới và LS dân tộc.

LS Việt Nam được chia ra thành 5 giai đoạn chủ yếu:

Một là, LS Việt nam từ 1919-1930: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; các phong trào dân tộc theo khuynh hướng tư sản; khởi nghĩa Yên Bái; phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản; sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hai là, LS Việt Nam từ 1930-1945: Quá trình chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ba là, LS Việt Nam từ 1945-1954 viết về nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945-1946; quá trình xây dựng nền Dân chủ Cộng hòa ở Việt Nam; sự phát triển của mặt trận quân sự trong kháng chiến chống Pháp; Chiến dịch LS Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.

Bốn là, LS Việt Nam từ 1954-1975 cung cấp thông tin về tình hình Việt Nam sau khi kí Hiệp định Giơ-ne-vơ; những biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội, con người ở miền Bắc; cuộc đấu tranh của nhân dân hai miền Nam - Bắc chống lại chế độ thực dân mới của Mĩ để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Năm là, LS Việt Nam từ 1975-2000 trình bày tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam sau khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc; Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước; xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới.

Với những nội dung cơ bản của LS thế giới và LS dân tộc trong chương trình Chuẩn của môn LS 12 ở trường THPT, đây sẽ là cơ sở để GV xác định nội dung hướng dẫn HS tự học và thiết kế các hoạt động phát triển KNTH ở HS khi học tập bộ môn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)