Kết quả điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 39 - 47)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.3. Kết quả điều tra, khảo sát

* Kết quả điều tra GV

Thứ nhất, để tìm hiểu nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc tự học trong DHLS, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Quan điểm của Thầy (cô) về tầm

quan trọng củaviệc tự học trong DHLS ở trường PT?”.100% các thầy cô cùng đồng ý với quan điểm là rất cần thiết.

Thứ hai, để biết quan niệm, suy nghĩ của thầy cô về tự học là như thế nào chúng tôi đã hỏi: “Theo thầy (cô), tự học được hiểu là gì”?? 100% các thầy cô cho rằng: Tự học là học ở nhà hay tự học là học ngoài giờ lên lớp cũng là quan điểm được 83,3% các thầy cô lựa chọn. Chỉ có 01 thầy cô đồng ý rằng tự học là học mà không cần sự giúp đỡ của GV. 25% thầy cô cho rằng tự học là phát huy vốn hiểu biết, KN, kĩ xảo của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao.

Thứ ba, 100% các thầy cô cho rằng SGK có vai trò rất quan trọng khi trả lời câu hỏi “Quan điểm của thầy (cô) về vai trò của SGK trong DHLS ở trường THPT?”. Như vậy, SGK vẫn là một “người thầy” quan trong thứ 2 trong quá trình dạy và học LS.

Thứ tư, để biết được các thầy cô đánh giá như thế nào về ý nghĩa của hoạt động tự học trong DHLS chúng tôi đã hỏi: “Theo thầy (cô), ý nghĩa của hoạt động tự học trong DHLS là gì?” và thu được kết quả như sau:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra về ý nghĩa của hoạt động tự học trong DHLS

Theo thầy (cô), ý nghĩa của hoạt động tự học trong DHLS

là gì? Ý kiến GV (%)

1. Giúp HS rèn luyện năng lực thực hành 83,3 2. Giúp HS hiểu biết sâu sắc kiến thức cơ bản của bài học 100 3. Giúp HS có khả năng nhớ bài ngay trên lớp 50 4. Phát huy tình tích cực, độc lập của HS 100

5. Giúp HS hứng thú với môn học 66,6

6. Giúp HS đạt được điểm cao trong quá trình kiểm tra, đánh giá 100 7. Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn 33,3 8. Giúp HS mở rộng hơn vốn hiểu biết của mình. 58,3

Như vậy, kết quả cho thấy: 100% các thầy cô đồng quan điểm cho rằng tự học sẽ: Giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức cơ bản của bài học; Phát huy tính tích cực, độc lập, chủ động của HS; Giúp HS đạt được điểm cao trong quá trình kiểm tra, đánh giá. Ngoài ra, các thầy cô cũng cho rằng, tự học với SGK cũng có những

ý nghĩa khác như: Giúp HS rèn luyện NL thực hành; nhớ bài ngay trên lớp; có hứng thú với môn học; mở rộng hơn vốn hiểu biết của mình.

Thứ năm, khi được hỏi: “Trong DHLS, thầy (cô) đã chú ý đến việc phát triển cho HS KNTH nào qua sử dụng SGK?” thì thu được kết quả như sau:

Bảng 1.2. Kết quả điều tra các KNTH với SGK thầy (cô) đã sử dụng

Trong khi DHLS, thầy cô đã chú ý phát triển cho HS KNTH nào qua sử dụng SGK?

Ý kiến GV (%)

1.Phát triển KN khai thác kiến thức cơ bản trong SGK 66,6 2. Phát triển KN khai thác tranh ảnh trong SGK 16,6 3. Phát triển KN trả lời câu hỏi trong SGK 33,3 4. Phát triển KN tự lập dàn ý trong SGK 16,6 5. Phát triển KN khai thác đoạn chữ nhỏ trong SGK 0 6. Phát triển KN luyện tập với SGK qua hệ thống bài tập

về nhà 33,3

7. Phát triển KN làm việc với SGK để chuẩn bị bài mới 41,6 8. Phát triển KN tự đặt ra thắc mắc từ nội dung SGK 0

Như vậy, nhìn vào kết quả điều ta chúng ta thấy việc các thầy (cô) phát triển KNTH với SGK cho HS còn rất hạn chế, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc khai thác kiến thức cơ bản trong SGK, còn rất nhiều những KN khác chưa được các thầy cô sử dụng. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất một số một biện pháp để các thầy (cô) có thể hướng dẫn HS phát triển được KNTH với SGK một cách triệt để và hiệu quả nhất.

Thứ sáu, chúng tôi muốn biết những khó khăn của các thầy (cô) khi hướng dẫn HS tự học với SGK nên đã đưa ra câu hỏi: “Thầy (cô) cho biết những khó khăn khi hướng dẫn HS tự học với SGK?”. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau: HS không tích cực và hứng thú với học tập là 75%; HS chưa có KN tự học với SGK và tâm lý ỷ lại vào thầy cô chiếm 91,6% và 83% thầy (cô) cho rằng HS

không có thói quen tự học nên chỉ làm việc một cách đối phó. Như vậy, từ kết quả điều tra này, đề tài sẽ cố gắng đưa ra những biện pháp, đề xuất nhằm giải quyết những khó khăn cho thầy cô như: Tạo hứng thú học tập cho HS; hướng dẫn HS có KNTH với SGK để dần hình thành thói quen tự học.

Cuối cùng, khi được hỏi về những kiến nghị của thầy cô nhằm nâng cao hiệu quả HS tự học với SGK trong DHLS thì 35% thầy cô cho rằng thời gian tiết học không đủ để hướng dẫn HS tự học với SGK nên rất mong muốn được giảm nhẹ nội dung kiến thức trong học tập và thi cử; Số còn lại tự cho rằng bản thân chưa biết cách hướng dẫn HS tự học với SGK nên rất cần những buổi tập huấn, bồi dưỡng các KN tự học với SGK để các thầy (cô) “nhuần nhuyễn” các KN hướng dẫn cho HS tự học với SGK, góp phần nâng cao chất lượng DHLS.

* Kết quả điều tra HS

Khi được hỏi “Em có thích học LS không?”. Mức độ rất thích học LS chỉ có 3,7%, ở mức độ thích là 9,7% và có tới 36,6% các em thằng thắn nói: Không thích học bộ môn này; 50% HS thấy bình thường với học môn LS, việc học bộ môn là không thích cũng ghét. Như vậy, nhìn vào kết quả này chúng ta thấy phần lớn các em cảm thấy bình thường khi học bộ môn vì LS chỉ là môn học phụ. Tỷ lệ HS không thích học, chán ghét bộ môn LS cao là điều khiến chúng ta phải trăn trở. Tuy nhiên, không hẳn 100% các em đều quay lưng lại với bộ môn này, vẫn còn có những HS thích học thậm chí rất thích học bộ môn vì có hứng thú học tập, cách dạy học của GV…

Để tìm hiểu cách thức, phương pháp các em học tập môn LS, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Về nhà em thường học môn LS như thế nào?”và đưa ra nhiều phương án trả lời khác nhau, chúng tôi thu được kết quả như sau: Phương pháp học phổ biến nhất của các em là học thuộc lòng vở ghi (91,8%); Đọc SGK, vở ghi và làm bài tập là 17,8%. Đọc SGK và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi trong SGK chỉ có 3,4%; 4,3% các em HS đọc SGK và không có một em nào học thuộc lòng trong SGK. Kết quả trên cho thấy các em chỉ học trong vở ghi để đối

phó lại với việc kiểm tra bài cũ của GV, phần lớn các em còn chưa dành thời gian thích đáng cho bộ môn, bị động trong học tập.

Khi được hỏi “Ý nghĩa của việc tự học với SGK trong DHLS” thì chúng tôi lại thu được kết quả thật đáng mừng khi có tới 70% các em nhận ra rằng tự học với SGK sẽ góp phần làm kết quả học tập cao hơn; tự học với SGK sẽ giúp các em mở rộng và củng cố kiến thức là 30,6%; 22,5% cho rằng tự học với SGK sẽ giúp các em hiểu sâu kiến thức đã học trên lớp; nhưng lại không có một em HS nào nghĩ rằng việc tự học sẽ giúp tạo thói quen làm việc với sách. Như vật, với các em việc tự học với SGK chưa bao giờ trở thành một thói quen.

Chúng tôi rất muốn biết, thời điểm nào của tiết học thì thầy (cô) yêu cầu các em làm việc với SGK nên đã đặt câu hỏi: “Thông thường, GV thường yêu cầu các em làm việc với SGK vào thời điểm nào của tiết học?”. Qua xử lý số liệu chúng tôi thấy: 15,3% GV yêu cầu các em làm việc với SGK vào đầu giờ học, 43,4% thầy cô yêu cầu các em sử dụng SGK khi làm bài tập ở nhà; 37,5% thầy cô các em tự học với SGK để chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. 93,75% cho thấy GV thường yêu cầu HS làm việc với SGK trong quá trình GV tổ chức các hoạt động học tập. Như vậy, trong khi tổ chức dạy học, các thầy cô cũng đã có yêu cầu các em HS làm việc với SGK nhưng chủ yếu mới chỉ trong quá trình tổ chức các hoạt động.

Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Em tự học với SGK bằng cách nào?” để biết được phương pháp mà các em hay tự học với SGK. Kết quả cho thấy, không một em HS nào chỉ đọc phần chữ nhỏ trong SGK; 5,6% chỉ khai thác kênh hình trong SGK; 13% các em xem cả kênh chữ và kênh hình. Hầu hết các em chỉ đọc lướt toàn bộ nội dung của bài học (88,75%). Như vậy, số liệu thống kê được cho chúng ta thấy, gần như các em chưa có KNTH với SGK nên không thể khai thác tối đa nội dung mà SGK truyền tải, việc đó cũng góp phần làm cho chất lượng DHLS đi xuống trong những năm gần đây, nhất là khi thi THPT Quốc gia theo hình thức trắc nghiệm.

Chúng tôi luôn muốn biết các em đã gặp những khó khăn gì khi tự học với SGK LS để tìm phương hướng, biện pháp khắc phục nên đã đặt câu hỏi: “Trong quá trình tự học với SGK LS, em cảm thấy có những khó khăn gì?”. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 1.3. Kết quả điều tra những khó khăn của HS khi tự học với SGK LS

Trong quá trình tự học với SGK Lịch sử, em cảm thấy có những khó khăn gì?

Ý kiến HS (%)

1. Kiến thức của SGK dài và khó 59%

2. Không được thầy cô hướng dẫn tự học với SGK 68,1% 3. Không biết cách tự học với kênh hình 65,3% 4. Thời gian học hạn chế nên khó khăn cho việc tự học 36% 5. Khi tự học với SGK, không hiểu cũng không dám mạnh

dạn hỏi thầy cô. 87,1%

Nhìn vào số liệu thu được chúng ta thấy rõ ràng những khó khăn của các em trong quá trình tự học với SGK LS đều xuất phát từ cả GV và HS. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT chúng ta phải tiến hành đổi mới ở cả người dạy và người học. GV phải nắm vững các phương pháp hướng dẫn HS KNTH với SGK, HS cần tích cực, tự giác học tập, tự tin, mạnh dạn tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức.

Cuối cùng, chúng tôi rất muốn lắng nghe quan điểm của các em để việc tự học với SGK đạt hiệu quả, kết quả điều tra chúng tôi đã thu được và tổng hợp lại những chia sẻ của các em như sau: mong muốn thầy (cô) hướng dẫn KNTH với SGK (làm bài tập, quan sát tranh ảnh, lập dàn ý, tìm từ khóa…) để nâng cao chất lượng bộ môn; Đổi mới PPDH để tạo hứng thú học tập cho các em từ đó các em có tinh thần tự giác trong học tập bộ môn. Rèn cho các em tính tự tin, chủ động trong học tập; Có kiểm tra, đánh giá và khích lệ các em kịp thời khi các em đã có sản phẩm từ việc tự học với SGK;…

1.2.4. Nhận xét chung về thực trạng việc phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa trong dạy học lịch sử ở trường THPT thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

Như vậy, qua việc điều tra khảo sát 12 GV và 320 HS khối 12 của 3 trường THPT trên địa bàn thị xã Quảng Yên (THPT Minh Hà; THPT Đông Thành và THPT Bạch Đằng), chúng tôi rút ra được một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, đa số các thầy cô giáo và các em HS nhận thức đúng và đánh giá cao về tầm quan trọng của việc tự học SGK. Trên thực tế vấn đề phát triển KNTH với SGK cho HS đã được tiến hành ở các trường THPT với các mức độ và hình thức khác nhau, tuy nhiên, nó vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ, triệt để nên hiệu quả đạt được chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực học tập của HS.

GV đã có chú ý tới việc phát triển KNTH với SGK cho HS nhưng còn lúng túng, chưa bài bản, chưa khoa học, các biện pháp chưa phong phú, linh hoạt nên dẫn tới việc chưa hướng dẫn các KNTH với SGK một cách thường xuyên; vì vậy HS chưa có các KNTH với SGK ngay cả ở trên lớp cũng như ở nhà.

Việc HS tự học với SGK LS còn mang tính chất ép buộc, “trả bài” cho GV chứ không xuất phát từ động cơ thói quen hàng ngày hay có hứng thú, niềm đam mê và yêu thích bộ môn LS. Thực trạng đó đã dẫn đến chất lượng học tập LS hiện nay không cao, phổ điểm kết quả thi THPT Quốc gia môn LS luôn thấp nhất trong các môn thi. Để khắc phục tình trạng đó, cần phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò, đổi mới không chỉ dừng lại ở lý luận mà phải được thực hiện trong thực tiễn giảng dạy, trong quá trình đó tiếp tục đúc rút kinh nghiệm để bổ sung lý luận và phương pháp tự học, trong đó có tự học với SGK là một trong những phương pháp GV có thể hướng dẫn HS thực hiện.

Nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực trạng DHLS nói chung, phát triển KNTH với SGK nói riêng trong DHLS ở trường THPT thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh nêu trên, chúng tôi nhận thấy việc tìm ra những biện pháp sư phạm để phát triển KNTH LS với SGK nhằm cải thiện tình hình DHLS ở nơi đây là

cần thiết. Tuy nhiên, trên cơ sở bám sát lí luận và những yêu cầu của đổi mới giáo dục, chúng tôi hiểu rằng các biện pháp đưa ra phải phù hợp trình độ HS và điều kiện dạy học của nhà trường. Vì vậy ở chương 2, chúng tôi đề xuất những biện pháp sư phạm cụ thể nhằm phát triển KNTN với SGK cho HS trong DHLS ở trường THPT thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

Chương 2

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC VỚI SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)