Sơ lược lý luận về thể thao giải trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 29 - 33)

5. Giả thuyết khoa học

1.3.2. Sơ lược lý luận về thể thao giải trí

Thể thao giải trí xuất hiện và phát triển khi thu nhập của người dân tăng cao, thời gian nhàn rỗi nhiều. Vì vậy nó đươc nhiều quốc gia nghiên cứu từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Nói cách khác, giải trí có trước còn thể thao giải trí có sau [9].

Do sự phát triển công nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu của mọi người dân ở nhiều quốc gia khác nhau nên khái niệm, phân loại thể thao giải trí ở các nước cũng chưa thống nhất hoàn toàn.

Thể thao giải trí là loại hình hoạt động thể dục thể thao quần chúng có ý thức, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, được tiến hành trong thời gian tự do ngoài giờ làm việc [103].

Theo sự phát triển khoa học kỹ thuật, thời gian tự do tăng, dẫn đến sự biến đổi quan niệm giá trị và phương thức hoạt động của con người, cần sử dụng thời gian có lợi. Khi ấy thể thao trở thành công cụ giải trí, trở thành tiêu chí của đời sống văn minh. Thể thao giải trí ra đời có tác dụng ngày càng lớn đối với văn hóa – xã hội. Thể thao giải trí chính là thể thao trong thời gian tự do ngoài giờ làm việc [9].

Hệ thống lý luận thể thao giải trí bao gồm:

Lý luận khoa học xã hội và triết học: các nhà khoa học Mỹ cho rằng, lý luận thể thao giải trí là hướng đến lý luận tự do, lý luận xã hội giải trí. Cơ sở lý luận này là cơ sở triết học, cơ sở xã hội học [103].

Lý luận khoa học tự nhiên: thể thao giải trí là hoạt động xã hội, đồng thời là sự tồn tại tự nhiên của cơ thể con người. Mọi bộ phận tự nhiên của con người đều tồn tại và phát triển nhờ vận động hợp lý. Bộ não con người nếu thiếu vận động sẽ bị hủy hoại; bộ phận tim mạch, hô hấp, cơ xương...nếu thiếu vận động sẽ sinh ra bệnh tật. Rất nhiều thành quả nghiên cứu về sinh học đã thuyết minh cho vấn đề này.

Lý luận cơ bản của thể dục thể thao: thể thao giải trí có lý luận hoàn toàn phù hợp với hệ thống lý luận thể dục thể thao. Thứ nhất, lý luận thể thao giải trí nằm trong hệ thống lý luận TDTT như sinh học, xã hội học, kinh tế học, lý luận chuyên ngành,...

Thứ hai, lý luận thể thao giải trí hoàn toàn phù hợp với khái niệm cơ bản của TDTT, có tác động tổng hợp mang lại lợi ích cho con người thông qua hệ thống các bài tập, phương pháp và phương tiện tập luyện. Thứ ba, hoạt động thể thao giải trí hoàn toàn phù hợp với các quy luật của hoạt động TDTT: quan hệ giữa các nhân tố nội tại, quan hệ tất yếu giữa các nhân tố nội tại với các nhân tố kinh tế - xã hội bên ngoài, quan hệ tất yếu giữa các nhân tố TDTT trong nước với quốc tế. Thứ tư, thể thao giải trí về cơ bản thống nhất với các phương pháp hoạt động TDTT khác: thống nhất về nguyên tắc, chiến lược cơ bản, thống nhất về các phương tiện thực hiện mục tiêu, thống nhất cơ bản về kỹ thuật và phương pháp thao tác [103].

Người ta dùng nhiều phương pháp để nghiên cứu về thể thao giải trí. Phương pháp triết học thường để nghiên cứu bản chất của thể thao giải trí. Phương pháp kinh tế được dùng để nghiên cứu những quy luật về kinh tế và giá trị kinh tế của thể thao giải trí. Phương pháp văn hóa học thường để nghiên cứu nguồn gốc văn hóa và giá trị văn hóa của thể thao giải trí. Phương pháp mỹ học được dùng để nghiên cứu các góc độ mỹ học, nhu cầu mỹ học, giá trị thưởng thức thẩm mỹ của thể thao giải trí. Các phương pháp lý luận chung cũng thường dùng để nghiên cứu cơ sở lý luận hình thành thể thao giải trí, các loại hình thể thao giải trí mới [103].

1.3.2.1. Vị trí và đặc điểm của thể thao giải trí

Ngay từ những năm 60-70 của thế kỷ trước, thế giới đã bắt đầu nhận biết chức năng về giải trí và hồi phục sức khoẻ của TDTT. Nhận thức này đã ảnh hưởng đến TDTT nước ta, thể thao giải trí bước đầu được khẳng định có vị trí trong nền TDTT quốc gia tại “Luật thể dục, thể thao” được Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam ký lệnh công bố số 22/2006/L-CTN ngày 12 tháng 12 năm 2006 đã coi thể thao giải trí như là một bộ phận cấu thành của TDTT quần chúng (chương II) và đã xác định ở điều 18 là:

- Nhà nước tạo điều kiện phát triển các môn thể thao giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội.

- Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động thể thao giải trí.

Đồng thời tại điều 11 của Luật cũng đã xác định: “Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển thể dục, thể thao quần chúng, tạo cơ

hội cho mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, tình trạng khuyết tật được thực hiện quyền hoạt động thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, vui chơi, giải trí” [54].

Vị trí của thể thao giải trí ở nước ta được khẳng định là một bộ phận cấu thành của thể dục, thể thao, nằm trong phạm vi TDTT quần chúng. Nói cách khác, thể thao giải trí là bộ phận hữu cơ của đa số các bộ phận cấu thành nên TDTT Việt Nam. Tuy nhiên, thể thao giải trí vẫn có những đặc điểm riêng về phương tiện và phương pháp.

Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự, những đặc điểm đó là:

- Đa số các phương tiện thể thao giải trí tương đối đơn giản, dễ sử dụng, rất thuận tiện cho người tập. Nội dung và hình thức bài tập thể thao giải trí đơn giản, cấu trúc buổi tập và kỹ thuật của bài tập thể lực không quá chặt chẽ.

- Các phương pháp GDTC ứng dụng trong thể thao giải trí linh hoạt và không cần định mức chặt chẽ lượng vận động, phương pháp thi đấu linh hoạt, chủ yếu theo sự thỏa thuận của những người chơi.

- Các nguyên tắc về phương pháp GDTC cũng được áp dụng đơn giản và linh hoạt. Có lẽ nguyên tắc chủ yếu của thể thao giải trí là sự tham gia hoàn toàn tự nguyện, người tập luyện thể thao giải trí cần hoạt động đều đặn.

- Dạy học động tác trong thể thao giải trí cũng rất đơn giản, quá trình dạy học không phức tạp. Người tập có thể bắt chước động tác, tự tập và hoàn thiện dần động tác.

- Giáo dục các tố chất thể lực chỉ là một phần mục đích cuả thể thao giải trí. Thể thao giải trí không chỉ nhằm mục đích nâng cao sức khỏe thể chất mà còn nhằm mục đích giải trí và nâng cao sức khỏe tinh thần.

- Đa số các môn thể thao giải trí không yêu cầu cao về sân bãi, dụng cụ (trừ một số ít môn như thể thao mạo hiểm, golf, bowling). Chính vì vậy, thể thao giải trí dễ đến với con người và xã hội, rất thuận tiện cho việc xã hội hóa [9], [13].

1.3.2.2. Chức năng của thể thao giải trí

Chức năng của thể thao giải trí được đề cập tới tương đối nhiều và cũng có những sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, tựu trung lại chủ yếu đề cập tới các chức năng cơ bản sau [9]:

- Chức năng sức khoẻ - Chức năng xã hội - Chức năng kinh tế

1.3.2.3. Phân loại thể thao giải trí

Tùy theo sự phát triển công nghệ, điều kiện và nhu cầu giải trí của mỗi quốc gia, sự phân loại thể thao giải trí chưa thật thống nhất [9].

a/ Phân loại theo trạng thái cơ thể, bao gồm:

- Hoạt động thưởng thức: Chủ yếu thưởng thức thi đấu và biểu diễn đem lại sự xúc cảm của hệ thần kinh - tâm lý.

- Hoạt động ở trạng thái tương đối yên tĩnh: Những nội dung ít vận động thân thể, chủ yếu vận động trí não hoặc vận khí (cờ vua, cờ tướng, khí công,…).

- Hoạt động vận động thân thể:

+ Hoạt động vận động có sự trợ giúp của thiết bị: Người tập nhờ thiết bị có được cảm giác không gian khác lạ và sự kích thích tâm lý tối đa (ví dụ: lướt ván,…).

+ Hoạt động vận động trúng mục tiêu: Vận dụng năng lực và kỹ xảo để đạt trúng mục tiêu, trúng đích cần thiết (bắn cung, Bowlling, Billiard, Snooker, Golf…).

+ Vận động mạo hiểm: Người tập thích giải trí với những hành vi của thể thao mạo hiểm như nhảy dù, X – Games,…

- Vận động giải trí ngoài trời như đi bộ thăm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử; leo núi, vui chơi công viên, xe đạp đường trường,….

- Vận động có kỹ năng và thể lực: vũ đạo thể thao, thể dục nhịp điệu, các môn võ, điền kinh, thể dục nghệ thuật,…

- Hoạt động thi đấu trò chơi: Các môn bóng như Tennis, bóng chuyền 2 người, bóng chuyền hơi, bóng rổ 3 người, bóng đá trong nhà, bóng bàn, cầu lông, bóng tường, các trò chơi vận động, trong đó có trò chơi vận động dân gian.

- Vận động trên biển, trong nước, trên băng tuyết: các môn như bơi lội, nhảy cầu, lướt ván, trượt băng, đua thuyền,…

- Vận động điều khiển mô hình điện tử: mô hình máy bay, tàu lượn, tàu thủy, Sport games,…

b/ Phân loại theo năng lực cơ thể bao gồm: - Loại vận động thể lực.

- Loại vận động sức bền: chạy, leo lúi, đi bộ tham quan du lịch, đua thuyền, bơi lội… - Loại vận động tốc độ: Xe trượt dốc, trượt cỏ, trượt băng, trượt tuyết… Loại vận động kỹ năng.

- Loại đối kháng: Bóng chuyền 2 người, bóng tennis mềm, bóng đá mini, bóng rổ 3 người, Vovinam, Taekwondo, Karate,…

- Loại thi đấu biểu diễn: Nhảy dù, bắn cung, thể dục nhịp điệu, thể dục nghệ thuật, vũ đạo thể thao.

c/ Phân loại theo cách phân định thành tích:

- Loại vận động trúng đích: bắn cung, ném phi tiêu,…

- Loại tính điểm: thể dục nhịp điệu, khiêu vũ thể thao, trượt băng nghệ thuật,… - Loại đo thành tích: chạy, đua xe,…

- Loại phân định thắng thua: các môn võ,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)