Bàn luận về loại hình tổ chức thể thao giải trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 99 - 103)

5. Giả thuyết khoa học

3.2.3. Bàn luận về loại hình tổ chức thể thao giải trí

Bàn luận về tổ chức tập luyện thể thao giải trí:

Nghiên cứu đã xác định thành phố Thái Nguyên đang tồn tại 6 hình thức (loại hình) tổ chức thể thao giải trí bao gồm hình thức tổ chức cá nhân, hình thức tổ chức

theo nhóm, hình thức tổ chức theo nhà văn hóa phường, hình thức tổ chức theo CLB, hình thức tổ chức theo trung tâm TDTT và CLB TDTT trường học. Đó là những hình thức tổ chức tập luyện phổ biến ở nước ta đã được một số nghiên cứu đề cập. Chẳng hạn, trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Kim Anh để phát triển TDTT quần chúng ở xã bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tác giả đã tổ chức 3 hình thức theo địa bàn: CLB TDTT ở mỗi bản và cụm dân cư, nhà văn hóa - khu thể thao cấp thôn và trung tâm văn hóa- thể thao cấp xã [2]. Hay nghiên cứu của Phạm Tuấn Hiệp về “duy trì và phát triển loại hình tập luyện TDTT dựa vào phúc lợi xã hội ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Bắc Ninh” đã phát hiện ở tỉnh có 1300 CLB và điểm tập luyện (nhóm). Riêng về CLB, tác giả đã phát hiện có 06 loại hình CLB khác nhau như CLB TDTT trường học; CLB TDTT cơ quan; CLB TDTT xã, phường, thị trấn; CLB người cao tuổi, CLB TDTT trong doanh nghiệp và CLB TDTT tư nhân. Ngoài ra còn có CLB thể thao từng môn như CLB cầu lông, CLB bóng đá, CLB bóng bàn, CLB quần vợt. Bên cạnh tổ chức CLB TDTT ở cấp thôn còn tồn tại mô hình Nhà văn hóa – khu thể thao thôn và ở cấp xã còn có mô hình trung tâm văn hóa – thể thao cấp xã [41].

Tổ chức tập luyện theo CLB còn được Trần Kim Cương phát hiện trong “nghiên cứu những giải pháp phát triển các loại hình CLB TDTT cơ sở trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình”. Theo địa bàn và đối tượng dân cư tồn tại 06 loại hình CLB TDTT, đó là: CLB TDTT trường học; CLB cơ quan hành chính sự nghiệp; CLB daonh nghiệp; CLB xã, phường, thị trấn; CLB tư nhân, CLB người cao tuổi và theo môn tập thể thì có CLB một môn và CLB nhiều môn [22].

Như vậy, theo địa bàn và đối tượng tập luyện các tác giả đều cho rằng CLB về quy mô thì có CLB thôn, bản và CLB xã, phường, thị trấn; còn về đối tượng thì ngoài CLB TDTT trường học, CLB ở các doanh nghiệp, nhà kinh doanh (doanh nghiệp và tư nhân) còn có CLB cơ quan hành chính sự nghiệp và CLB người cao tuổi. Còn theo môn tập (chuyên môn) tồn tại CLB một môn và CLB đa môn [2], [22], [41].

Đề cập tới hình thức tập luyện không thể không đề cập tới những nghiên cứu đối với CLB TDTT trong học sinh – sinh viên như: Nguyễn Gắng, Hoàng Công Dân, Võ Văn Vũ, Ngô Thị Hảo, Võ Văn Trung, Đào Quang Trung, Lê Đức Anh…. Trong nhà

trường đa phần tồn tại CLB đơn môn như CLB cầu lông, CLB bóng đá, CLB bóng bàn, CLB võ thuật… [1], [25], [33], [37], [83], [84], [90].

Trong những nghiên cứu vừa được trích dẫn, chỉ có nghiên cứu của Phạm Tuấn Hiệp đề cập tới điểm tập luyện. Về thực chất, đó cũng là một phương thức tập luyện theo nhóm “đến hẹn lại lên”. Tiếc rằng những nghiên cứu tập luyện theo nhóm trong xã hội vẫn thiếu sự quan tâm nghiên cứu dù rằng đây là một hình thức tập luyện tồn tại một cách khá phổ biến hiện nay. Hầu như ở các công viên, ở những khu đất trống đâu đâu người ta cũng phát hiện hình thức tập luyện này.

Nghiên cứu loại hình tập luyện theo nhóm được tiến hành nhiều hơn cả là ở trong các trường đại học, cao đẳng mà ở đây ta chỉ kể đến một vài công trình tiêu biểu. Trước hết đó là: “Nghiên cứu phát triển các hình thức TDTT ngoại khóa phù hợp với nữ sinh viên”. Tác giả đã chỉ ra rằng tập luyện TDTT ngoại khóa có tổ chức theo hình thức tự tập theo nhóm, tổ, CLB dựa trên nguyện vọng của nữ sinh viên, tác giả đã thấy rằng tự tập và tập theo nhóm tổ là đông nhất. Qua nghiên cứu này cho thấy nếu 2 hình thức kể trên được tổ chức và quản lý chặt chẽ cũng mang lại kết quả khả quan.Trong nghiên cứu của Võ Văn Vũ về “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC và hoạt động thể thao trong trường THPT ở Đà Nẵng”, tác giả cũng đã xác định rằng trong hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh nhờ ứng dụng các giải pháp, số môn thể thao được mở rộng dưới 2 hình thức là: đội nhóm (9 môn) và lớp học thể thao (5 môn), số người tập luyện cũng được tăng lên.

Về hình thức tập luyện theo nhóm lớp không thể không kể tới nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành với đề tài “Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở Tp.HCM”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên là khá tản mạn, nhiều nhất là thể dục sáng, nhóm lớp và tự tập, nhưng thiếu tính thường xuyên và tự giác [76].

Theo Nguyễn Hoàng Long trong 6 biện pháp cũng đưa ra biện pháp “Tổ chức các buổi tập luyện ngoại khóa theo hình thức tự tập và tập luyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên để nâng cao thể lực cho nữ sinh viên chuyên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế Phú Thọ [53].

Về vấn đề này Jean – Jacques Bozonnet cũng đã đề cập trong “thể thao và xã hội”. Tác giả đã đề cập tới một hình thức tập luyện khá phổ biến vào lúc rảnh rỗi của người dân Pháp là “đi xe đạp, chạy bộ, đi bộ một mình hay với bạn bề, cả trong gia đình”, nghĩa là tập với hình thức cá nhân hoặc theo nhóm tổ [104].

Bàn luận về nội dung tập luyện trong các tổ chức thể thao giải trí:

Về nội dung tập luyện, dù tập luyện theo hình thức nào thì đa phần vẫn tập các môn thể thao phổ cập như đi bộ, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, tennis, võ thuật…Các môn thể thao đắt tiền, chi phí lớn và các môn thể thao giải trí mạo hiểm hầu như ít có nghiên cứu đề cập tới và cũng không phổ cập ở các địa phương.

Bàn luận về tổ chức quản lý:

Tổ chức tập luyện TDTT trong đó có thể thao giải trí nếu không được tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch và có người hướng dẫn thường không mấy hiệu quả [76]. Thế nên đây là một thực trạng cần khắc phục. Chỉ đưa ra một ví dụ là ở trường đại học Y – Dược Thái Nguyên tuy có một đội ngũ giáo viên GDTC nhưng vẫn có đến 86.5% nam và 71.9% nữ tập TDTT ngoại khóa – một hình thức của thể thao giải trí không có người hướng dẫn [47]. Bởi vậy điều cần quan tâm hàng đầu trong tổ chức quản lý đối với thể thao giải trí (trong đó có ở nội thành Hà Nội) là người hướng dẫn tập luyện. Nếu điều này được giải quyết, chắc rằng thể thao giải trí sẽ đạt được mục đích mà nó hướng tới. Điều đó đã được các nghiên cứu của Mai Thị Thúy và Nông Thái Hưng chứng minh đối với giờ học ngoại khóa của sinh viên, giờ học hầu như hoàn toàn đều mang tính tự nguyện, một hình thức tiêu biểu của thể thao giải trí trong học sinh, sinh viên [47], [81].

Như đã nói ở trên, Mai Thị Thúy, trong 6 biện pháp lựa chọn để tổ chức hoạt động ngoại khóa nâng cao thể lực cho nam sinh viên có 2 biện pháp liên quan đến tổ chức tập luyện, đó là có một đội ngũ hướng dẫn viên và hướng dẫn sinh viên tập luyện [81].

Nông Thái Hưng đã xây dựng được 2 CLB đi vào hoạt động có tổ chức, có kế hoạch trong hoạt động TDTT ngoại khóa đã làm tỉ lệ sinh viên khá giởi tăng lên hẳn và thể lực cũng tăng lên đáng kể so với số sinh viên thiếu tổ chức [47].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)