Xuất biện pháp phát triển thể thao giải trí tại thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 103 - 121)

5. Giả thuyết khoa học

3.3. xuất biện pháp phát triển thể thao giải trí tại thành phố Thái Nguyên

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, cùng với kết quả phân tích những thuận lợi, khó khăn, từ đó đề tài tiến hành lựa chọn và đề xuất một số biện pháp phát triển thể thao giải trí tại thành phố Thái Nguyên. Kết quả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia đã tổng hợp được 5 nhóm biện pháp mang tính khả thi, có thể áp dụng trong việc định hướng phát triển TDTT giải trí góp phần tích cực mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động TDTT cho quần chúng nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao chất lượng giá trị của cuộc sống.

Nhóm biện pháp 1: Tăng cường chính sách phát triển nguồn nhân lực thể thao giải trí

Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên cần triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quản lý trên địa bàn, nhất là lĩnh vực thể thao giải trí kết hợp với du lịch tại một số điểm của địa phương. Kết hợp hoàn thiện cơ chế, chính sách và chuẩn hóa nguồn nhân lực TDTT, đặc biệt là thể thao giải trí. Đồng thời chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ chuyên môn sử dụng công trình TDTT giải trí.

Nhóm biện pháp 2. Nghiên cứu nhu cầu của người dân và thế mạnh cuả các môn thể thao giải trí truyền thống tại địa phương

Việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu tham gia các hoạt động thể thao giải trí của người dân tại thành phố Thái Nguyên, cũng như phát huy thế mạnh sẵn có của các môn thể thao giải trí tại địa phương là rất cần thiết, đảm bảo cho việc định hướng phát triển các môn thể thao giải trí phù hợp nhằm dự báo nhu cầu tham gia và đưa ra các giải pháp một cách kịp thời, từ đó đáp ứng nhu cầu hoạt động trong từng thời điểm để nâng cao chất lượng của hoạt động thể thao giải trí của địa phương.

Nhóm biện pháp3. Phát triển và quy hoạch có các môn thể thao giải trí phù hợp với điều kiện địa lý

Việc phát triển và quy hoạch có các môn thể thao giải trí phù hợp với điều kiện địa lý là công việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng cơ chế quản lý và điều hành hoạt động có hiệu quả. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất của thể thao giải trí phù hợp sẽ góp phần thu hút nhiều nười dân tham gia, thu hút được du

khách, kêu gọi được các nhà đầu tư theo xu hướng xã hội hóa thể thao giải trí, tiết kiệm được kinh phí của nhà nước.

Nhóm biện pháp 4: Nâng cao chất lượng dịch vụ kết hợp với hoạt động thể thao giải trí

Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực thể thao giải trí của các cơ sở - đặc biệt là những địa điểm do tư nhân đầu tư đồng nghĩa với nâng cao chất luợng dịch vụ thể thao giải trí và các dịch vụ đi kèm sẽ làm tăng số lượng người tham gia. Vì thế cần phải có chiến lược quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất, sân tập tại các địa điểm công cộng, trường học, cơ quan; tại những khu vui chơi, giải trí, đồng thời chú trọng đội ngũ HLV thể thao, hướng dẫn viên, bảo hiểm viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Bên cạnh đó chú trọng giá cả, chương trình giải trí khuyến mãi các dịp lễ, dịp đông khách tạo điều kiện thu hút người dân địa phương và du khách từ các nơi khác về tham dự.

Nhóm biện pháp 5: Tăng cường công tác truyền thông và xúc tiến quảng bá

Truyền thông và xúc tiến quảng bá về các hoạt động thể thao giải trí tại địa phương là một hoạt động không thể thiếu trong thời điểm hiện nay, đặc biệt là tại những địa điểm do tư nhân đầu tư, tổ chức. Khi các dịch vụ trên thị trường ngày càng nhiều, nhu cầu của người tập luyện giải trí ngày càng cao, nhờ vào hoạt động này mà việc kinh doanh ở các lĩnh vực khác sẽ được hưởng lợi, phù hợp với thực tế phát triển về kinh tế - xã hội của một thành phố đang phát triển. Mỗi khi kinh tế phát triển họ có thể sẵn lòng chi tiền cho các hoạt động giải trí nhằm rèn luyện nâng cao sức khỏe, thư giãn, giảm tải những áp lực do công việc tạo nên trong cuộc sống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đi đến kết luận sau:

1/ Về thực trạng của thể thao giải trí tại thành phố Thái Nguyên:

- Người tập luyện thể thao giải trí đông nhất là ở nhóm V (gồm các môn thiên về thể thao dưỡng sinh, dân tộc) và nhóm VI (gồm các môn bóng và cầu lông), chủ yếu ở lứa tuổi từ 18 - 64 và là cán bộ viên chức.

- Cơ sở sân bãi đa phần là sân bóng các loại, diện tích đất dành cho TDTT nói chung còn ít; Diện tích khu vui chơi giải trí đa phần nhỏ hẹp, ít hấp dẫn, chi phí cao, phục vụ chưa tốt. Cửa hàng kinh doanh sản phẩm TDTT chủ yếu là tư nhân.

2/ Về đặc điểm xã hội của thể thao giải trí:

- Người tập thể thao giải trí phần lớn ở nơi công cộng ngoài trời, vào sáng sớm và vào buổi tối là chủ yếu.

- Số lượng người tham gia hoạt động giải trí ngoài trời chủ yếu là bóng đá thứ đến là cầu lông; Còn hàng tuần đông nhất là cầu lông và chạy bộ, bóng đá;

- Hình thức nghỉ ngơi vào cuối tuần chủ yếu có 3 hình thức là chơi thể thao, công việc gia đình và công việc xã hội; còn hình thức nghỉ ngơi trong 12 tháng gần đây thì chơi thể thao vẫn là chủ yếu, thứ đến là mua sắm và công việc khác nhưng đến công viên và các khu vui chơi còn ít.

- Thời gian tập luyện trong tuần nhiều nhất là 3 buổi trở lên, hơn hẳn số tập 1 - 2 buổi hoặc thỉnh thoảng.

- Số người tập thể thao giải trí có thu nhập dưới 7 triệu tăng theo mức thu nhập, còn trên nữa thì giảm theo mức thu nhập; Họ chủ yếu sở hữu những thiết bị đơn giản, phổ cập, rẻ tiền và có khó khăn chủ yếu là thiếu địa điểm, phương tiện tập luyện và thiếu thời gian, cũng như điều kiện giao thông đi lại.

3/ Đề xuất biện pháp phát triển thể thao giải trí tại thành phố Thái Nguyên:

Kết quả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia đã tổng hợp được 5 nhóm biện pháp, bao gồm:

- Nhóm biện pháp 1: Tăng cường chính sách phát triển nguồn nhân lực thể thao giải trí

- Nhóm biện pháp 2: Nghiên cứu nhu cầu của người dân và thế mạnh cuả các môn thể thao giải trí truyền thống tại địa phương

- Nhóm biện pháp3: Phát triển và quy hoạch có các môn thể thao giải trí phù hợp với điều kiện địa lý

- Nhóm biện pháp 4: Nâng cao chất lượng dịch vụ kết hợp với hoạt động thể thao giải trí

- Nhóm biện pháp 5: Tăng cường công tác truyền thông và xúc tiến quảng bá.

Kiến nghị:

- Vấn đề thể thao giải trí là vấn đề khá mới đối với nước ta, do vậy cần phải được tiến hành nghiên cứu tiếp tục nhất là cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Cần nghiên cứu về các giải pháp nhằm phát triển thể thao giải trí sâu rộng hơn nữa trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao thể chất và đời sống tinh thần cho người dân.

- Các biện pháp mà đề tài đề xuất cần được kiểm chứng trong thực tiễn để đánh giá tính hiệu quả và tham khảo áp dụng vào công tác phát triển thể thao giải trí tại thành phố Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Đức Anh (2014), Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa các môn thể thao nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở Nghệ An, Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

2. Nguyễn Ngọc Kim Anh (2013), Nghiên cứu phát triển TDTT quần chúng xã, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tóm tắt luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (1996), Báo cáo về các văn kiện trình Đại hội VIII do đồng chí Đỗ Mười - Tổng Bí thư trình bày.

4. Ban bí thư TW Đảng (1994), Chỉ thị 36/CT/TW ngày 24/3/1994 về công tác TDTT trong giai đoạn mới.

5. Ban bí thư TW Đảng (2002), Chỉ thị 17/CT-TW ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đến năm 2010.

6. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 01/11/2012 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020”.

7. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (2011),"Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020".

8. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội

9. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2001), TDTT giải trí, Nxb TDTT, Hà Nội.

10. Dương Nghiệp Chí (2009), “Các chức năng của TDTT giải trí”, Tạp chí Khoa học thể thao, số (4), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

11. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Ngọc Cừ (2009) “TDTT phục vụ an sinh xã hội”,

tạp chí Khoa họcthể thao, số (3), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

12. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2009), Lý luận và thực tiễn lập kế hoạch quản lý thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.

13. Dương Nghiệp Chí, Lương Kim Chung, Lê Tấn Đạt (2009), “TDTT giải trí là nhu cầu tất yếu của xã hội hiện đại”, Tạp chí Khoa học thể thao, số (2), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị quyết số 90/CP ngày 21/ 8/1997 của Chính phủ về "phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá".

15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về "chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao". 16. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định số

72/2001/NĐ-CP của Chính phủ về "phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị".

17. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về "đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao".

18. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về "chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt độngtrong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường".

19. Phan Quốc Chiến (2012), Thể thao giải trí trong các lễ hội vùng đất Tổ. Thực trạng và giải pháp, đề tài NCKH cấp cơ sở, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

20. Phan Quốc Chiến (2013), Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện TDTT của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phồ Hà Nội, Tóm tắt luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

21. Lương Kim Chung (2009), “Chức năng kinh tế của TDTT giải trí”, Tạp chí thể thao, số 4/2009.

22. Trần Kim Cương (2009), Nghiên cứu những giải pháp phát triển các loại hình CLB TDTT cơ sở trong điều kiện kinh tế xã hội ở tỉnh Ninh Bình, Tóm tắt luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

23. Nguyễn Minh Cường (2011), Nghiên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động vào chương trình GDTC để phát triển thể lực cho sinh viên trường Đại học Phú Yên, tỉnh Phú Yên, Tóm tắt luận văn giáo dục học, Trường Đại học TDTT T.p. Hồ Chí Minh.

24. Phạm Phú Cường (2012), Nghiên cứu đưa trò chơi vận động vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiểu học huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Tóm tắt luận văn giáo dục học, Trường đại học TDTT Bắc Ninh.

25. Hoàng Công Dân (2004) Nghiên cứu phát triển thể chất cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc, từ 15 đến 17 tuổi, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

26. Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình phương pháp luận NCKH, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII

của Đảng CSVN - Nxb chính trị Quốc gia, Hà nội.

28. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng CSVN - Nxb chính trị Quốc gia, Hà nội.

29. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. 30. Lê Tấn Đạt (2010), Điều tra nhu cầu nguồn nhân lực TDTT và đổi mới đào tạo

ngành Sư phạm TDTT theo hướng kết hợp với TDTT giải trí phục vụ cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

31. Đề tài KHXH 04 - 04 (2000), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục thể chất đối với nhân dân, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước”, Hà Nội.

32. Nguyễn Thị Điểm (2011), Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc, Tóm tắt luận văn giáo dục học, Trường đại học TDTT Bắc Ninh

33. Nguyễn Gắng (2015), Nghiên cứu xây dựng mo hình liên kết TDTT giữa Đại học Huế và các tổ chức TDTT trên địa bàn thành phố Huế, Tóm tắt luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

34. Phạm Minh Hạc và cộng sự (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Hồ Hải (2007), Thực trạng phát triển TDTT giải trí ở một số tỉnh phía Nam, Tạp chí Khoa học thể thao, số (2), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

36. Bùi Quang Hải (2008), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc (từ 6 đến 10 tuổi), Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

37. Ngô Thị Hảo (2013), Xây dựng chương trình tập luyện môn cầu lông (ngoại khóa) nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính Thái Nguyên, Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường đại học TDTT Bắc Ninh. 38. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

39. Phạm Thị Lệ Hằng (2012), Nghiên cứu về giảng dạy kỹ - chiến thuật, tổ chức thi đấu và tác động của E-Sport (Bóng đá FIFA) đối với người tập, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

40. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội 41. Phạm Tuấn Hiệp (2012), Duy trì và phát triển loại hình tập luyện TDTT dựa vào phúc lợi xã hội ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

42. Học viện TDTT Bắc Kinh (1996), Thống kê TDTT (giáo tài thông dụng) Nxb TDTT nhân dân.

43. Trần Thị Tô Hoài (2008), Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên trường THCS Từ Sơn, Bắc Ninh, Tóm tắt luận văn giáo dục học, Trường đại học TDTT Bắc Ninh

44. Nguyễn Văn Hùng (2008) Nghiên cứu động cơ và hiệu quả tham gia tập luyện TDTT quần chúng của phụ nữ từ 21-55 tuổi tại Tp.HCM, luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

45. Nguyễn Văn Hùng (2009) “Ảnh hưởng của việc tập luyện TDTT đối với một số chỉ số thể chất và tâm lý của phụ nữ TP. HCM”, Tạp chí "khoa học thể thao" số 2.2009. 46. Nguyễn Văn Hùng (2008), “Động cơ tham gia tập luyện TDTT của phụ nữ TP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 103 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)