Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 42 - 50)

5. Giả thuyết khoa học

3.1.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá

3.1.1.1. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá bằng phương pháp tổng hợp tài liệu và phương pháp phỏng vấn (phiếu hỏi)

Để lựa chọn được những chỉ tiêu đánh giá thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên là vấn đề rất khó khăn, bởi cho đến nay các chuyên gia, các nhà khoa học và những nhà chuyên môn trong nước chưa ai nghiên cứu, xây dựng về các chỉ tiêu đánh giá về thể thao giải trí, đặc biệt thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên.

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu [9], [13], [15], [35], [44], [60], [79], [87], [102], phương pháp phỏng vấn (phiếu hỏi) và căn cứ vào điều kiện thực tiễn về nhu cầu hưởng thụ thể thao giải trí của người dân thành phố Thái Nguyên, điều kiện thực tiễn về cơ sở vật chất, điều kiện thực tiễn về các cơ sở cung cấp thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên, cũng như căn cứ vào Định hướng của TDTT Việt Nam đến năm 2030, Định hướng của TDTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 và nhiều văn bản chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng và Nhà nước, của các bộ ban ngành về công tác TDTT [6], [7], [15], [17],[80]… tác giả tổng hợp được 38 chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá thực trạng thể thao giải trí và các đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến những giá trị của thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên, cụ thể là:

1/ Khảo sát về thực trạng thể thao giải trí (gồm 09 chỉ tiêu):

- Tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên trên địa bàn các phường, xã - Các môn thể thao người dân tham gia tập luyện

- Số lượng công trình thể thao do nhà nước quản lý trên địa bàn. - Tổng diện tích của thành phố

- Tổng diện tích đất dành cho TDTT hiện nay. - Số lượng các khu du lịch giải trí.

- Thực trạng từng khu du lịch - giải trí hiện nay. - Số lượng sân bãi, cơ sở vật chất hoạt động TDTT

- Các loại hình thể thao giải trí đặc thù của địa phương.

2/ Khảo sát về đặc điểm xã hội (Khảo sát cá nhân về thời gian nhàn rỗi và thói quen – xu hướng giải trí) gồm 29 chỉ tiêu:

- Những thông tin về tham gia các hoạt động thể thao - giải trí. - Thời gian làm việc trung bình trong 1 tuần.

- Thời gian trung bình một tuần tham gia vào các công việc tự nguyện xã hội. - Thời gian trung bình xem tivi mỗi ngày

- Thời điểm thường đi du lịch vào các kỳ nghỉ trong 12 tháng gần đây.

- Các hình thức nghỉ ngơi chủ yếu trong những kỳ nghỉ của 12 tháng gần đây. - Thời gian rảnh rỗi vào kỳ nghỉ cuối tuần trong 12 tháng gần đây.

- Tình hình hoạt động trong các kỳ cuối tuần rảnh rỗi.

- Các phương tiện di chuyển thường sử dụng để đến các khu giải trí trong thành phố. - Các phương tiện di chuyển thường sử dụng để đến các khu giải trí xa (các tỉnh thành khác).

- Ảnh hưởng của các phương tiện giao thông bất tiện đến sự tham gia hoạt động giải trí.

- Nếu sự tiện nghi của các phương tiện giao thông công cộng được cải thiện thì khả năng tham gia các hoạt động giải trí thường xuyên như thế nào?

- Nếu chi phí của giao thông công cộng giảm xuống thì khả năng tham gia các hoạt động giải trí thường xuyên như thế nào?

- Thời gian trong ngày thuận tiện nhất để tham gia các hoạt động thể thao giải trí. - Tình hình các nhóm dân cư không đủ điều kiện kinh tế, thời gian, dịch vụ phục vụ…để tham gia hoạt động giải trí ở địa phương.

- Tình hình sở hữu các máy móc, dụng cụ giải trí.

- Số thành viên của câu lạc bộ thể thao giải trí (thể hình, thể dục nhịp điệu, quần vợt, cầu lông, dưỡng sinh, xe đạp, yoga,…).

- Tình hình nhận biết các khu du lịch giải trí trong các phường, xã trực thuộc thành phố và số lần đến trong 12 tháng gần đây.

- Các nguyên nhân, khó khăn chính làm không thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao giải trí ngoài trời của người tập.

- Các hoạt động giải trí trong nhà ưa thích và mức độ tham gia. - Thời gian tập luyện thể thao giải trí của người tập.

- Đánh giá về hệ thống công viên, dịch vụ giải trí và các vấn đề liên quan của địa phương mình ở.

- Lứa tuổi của người tập thể thao giải trí. - Số con dưới 18 tuổi (đang sống chung). - Tổng số người trong gia đình.

- Trình độ học vấn cao nhất trong gia đình. - Nghề nghiệp - chuyên môn của người tập. - Khảo sát thu nhập cá nhân của người tập.

Sau khi tổng hợp được 38 chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên, tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến một số chuyên gia có am hiểu sâu về lĩnh vực thể thao giải trí để lựa chọn ra những chỉ tiêu tiêu biểu nhất dùng đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên. Kết quả được thể hiện tại tiểu mục 3.1.1.2.

3.1.1.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên bằng phương pháp chuyên gia.

Trên cơ sở tổng hợp được 38 chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên (mục 3.1.1.1), tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia để lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên, bởi hiện nay, trong nước ta chưa có nhà khoa học nào xây dựng chỉ tiêu đánh giá về thể thao giải trí.

Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia để lựa chọn được các chỉ tiêu đánh giá thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên, tác giả chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Lựa chọn chuyên gia

Tác giả lựa chọn một số chuyên gia công tác tại Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Tỉnh, Trung tâm TDTT các phường, xã trực thuộc thành phố Thái Nguyên. Tiêu chí lựa chọn là các chuyên gia có ít nhất 15 năm trở lên công tác trong lĩnh vực TDTT

quần chúng, có nhiều kinh nghiệm và có hiểu biết về lĩnh vực thể thao giải trí ở trong nước và đưa ra được những dự báo khách quan về lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên.

- Giai đoạn 2: Trưng cầu ý kiến chuyên gia.

Tác giả gửi tới các chuyên gia phiếu hỏi gồm 38 chỉ tiêu đã tổng hợp được ở trên (mục 3.1.1.1) để xin ý kiến.

- Giai đoạn 3: Thu thập và xử lý các phản hồi về đánh giá dự báo

Sau khi có kết quả ý kiến của các chuyên gia, tác giả tiến hành thu thập và xử lý những chỉ tiêu đã trưng cầu ý kiến.

Trước khi tiến hành trưng cầu ý kiến chuyên gia lựa chọn chỉ tiêu, Tác giả quy định chỉ chọn những chỉ tiêu có kết quả phỏng vấn đạt từ 80% ý kiến trả lời ở mức tán thành trở lên để đánh giá thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên.

Trong quá trình lập bảng xử lý số liệu, do nội dung chi tiết của một số câu hỏi dài, tác giả có rút gọn một số chi tiết trong phần câu hỏi để người đọc không bị rối mắt khi xem bảng (không thay đổi câu hỏi cũng như sai lệch nội dung câu hỏi). Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia để lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên (n = 5)

TT

Nội dung chỉ tiêu

Tán thành Không tán

thành

X2 P

n % n %

a, Khảo sát về thực trạng thể thao giải trí

1

Tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên trên địa bàn các phường, xã

5 100 0 0.0 15.07 <0.01

2 Các môn thể thao người dân tham gia

tập luyện 5 100 0 0.0 15.07 <0.01 3 Số lượng công trình thể thao do nhà

4 Tổng diện tích của thành phố. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01 5 Tổng diện tích đất dành cho TDTT

hiện nay. 4 80.0 1 20.0 12.34 <0.01 6 Số lượng các khu du lịch giải trí. 1 20.0 4 80.0 6.24 >0.01 7 Thực trạng từng khu du lịch - giải trí

hiện nay. 4 80.0 1 20.0 12.34 <0.01 8 Số lượng sân bãi, cơ sở vật chất hoạt

động thể dục thể thao. 5 100 0 0.0 15.07 <0.01 9 Các loại hình thể thao giải trí đặc thù

của địa phương. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01

b, Khảo sát về đặc điểm xã hội (Khảo sát cá nhân về thời gian nhàn rỗi và thói quen – xu hướng giải trí)

10 Những thông tin về tham gia các hoạt

động thể thao - giải trí. 5 100 0 0.0 15.07 <0.01 11 Thời gian làm việc trung bình trong 1

tuần. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01

12 Thời gian trung bình một tuần tham gia

vào các công việc tự nguyện xã hội 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01 13 Thời gian trung bình xem tivi mỗi

ngày 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01

14 Thời điểm thường đi du lịch vào các

kỳ nghỉ trong 12 tháng gần đây. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01 15 Các hình thức nghỉ ngơi chủ yếu trong

những kỳ nghỉ của 12 tháng gần đây. 4 80.0 1 20.0 12.34 <0.01 16 Thời gian rảnh rỗi vào kỳ nghỉ cuối

tuần trong 12 tháng gần đây. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01 17 Tình hình hoạt động trong các kỳ cuối

18

Các phương tiện di chuyển thường sử dụng để đến những khu giải trí trong thành phố.

2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01

19

Các phương tiện di chuyển thường sử dụng để đến những khu giải trí xa (các tỉnh thành khác).

2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01

20

Ảnh hưởng của các phương tiện giao thông bất tiện đến sự tham gia hoạt động giải trí.

4 80.0 1 20.0 12.34 <0.01

21

Nếu sự tiện nghi của các phương tiện giao thông công cộng được cải thiện thì khả năng tham gia các hoạt động giải trí thường xuyên ra sao?

2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01

22

Nếu chi phí của giao thông công cộng giảm xuống thì khả năng tham gia các hoạt động giải trí thường xuyên ra sao?

2 40 3 60.0 8.02 >0.01

23

Thời gian trong ngày thuận tiện nhất để tham gia các hoạt động thể thao giải trí.

2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01

24

Tình hình các nhóm dân cư không đủ điều kiện kinh tế, thời gian, dịch vụ phục vụ…để tham gia hoạt động giải trí ở địa phương.

4 80.0 1 20.0 12.34 <0.01

25 Tình hình sở hữu các máy móc, dụng

cụ giải trí. 5 100.0 0 0.0 15.07 <0.01

26

Số thành viên của câu lạc bộ thể thao giải trí (thể hình, thể dục nhịp điệu, quần vợt, cầu lông, dưỡng sinh, yoga,…).

27

Tình hình nhận biết các khu du lịch giải trí trong các phường xã trực thuộc thành phố và số lần đến trong 12 tháng gần đây.

5 100.0 0 0.0 15.07 <0.01

28 Các hoạt động giải trí ngoài trời ưa

thích và mức độ tham gia. 5 100.0 0 0.0 15.07 <0.01

29

Các nguyên nhân, khó khăn chính làm không thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao giải trí ngoài trời của người tập.

5 100.0 0 0.0 15.07 <0.01

30 Các hoạt động giải trí trong nhà ưa

thích và mức độ tham gia. 5 100.0 0 0.0 15.07 <0.01

31 Thời gian tập luyện thể thao giải trí

của người tập. 5 100.0 0 0.0 15.07 <0.01 32

Đánh giá về hệ thống công viên, dịch vụ giải trí và các vấn đề liên quan của địa phương mình ở.

5 100.0 0 0.0 15.07 <0.01

33 Lứa tuổi của người tập thể thao giải trí. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01 34 Số con dưới 18 tuổi (đang sống

chung). 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.01

35 Tổng số người trong gia đình. 1 20.0 4 80.0 6.24 >0.01 36 Trình độ học vấn cao nhất trong gia

đình. 1 20.0 4 80.0 6.24 >0.01

37 Nghề nghiệp - chuyên môn của người

tập. 1 20.0 4 80.0 6.24 >0.01

38 Khảo sát thu nhập cá nhân của người

Thông qua kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia được trình bày tại bảng 3.1 cho thấy: Các chuyên gia đã lựa chọn 19/38 chỉ tiêu (có sự tán thành cao từ 80% trở lên) để đánh giá thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên. Điều này được thể hiện thông qua việc xử lý bằng chỉ số X2, trong đó X2 từ 12.34 đến 15.07 với P<0,01 (với X2

0,01=9.210). Đây là những chỉ tiêu có ý kiến “Tán thành” hoàn toàn chiếm ưu thế trước ý kiến “Không tán thành”.

Như vậy, qua nghiên cứu tác giả lựa chọn được 20 chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên, trong đó có 15 chỉ tiêu tán thành ở mức 100% và chỉ 05 chỉ tiêu ở mức 80% như sau:

Khảo sát về thực trạng thể thao giải trí:

- Tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên trên địa bàn các phường, xã. - Các môn thể thao người dân tham gia tập luyện

- Số lượng công trình thể thao do nhà nước quản lý trên địa bàn. - Tổng diện tích đất dành cho TDTT hiện nay.

- Thực trạng từng khu du lịch - giải trí hiện nay. - Số lượng sân bãi, cơ sở vật chất hoạt động TDTT

Khảo sát về đặc điểm xã hội (khảo sát cá nhân về thời gian nhàn rỗi và thói quen – xu hướng giải trí)

- Những thông tin về tham gia các hoạt động thể thao - giải trí.

- Các hình thức nghỉ ngơi chủ yếu trong những kỳ nghỉ trong 12 tháng gần đây. - Tình hình hoạt động trong các kỳ cuối tuần rảnh rỗi.

- Ảnh hưởng của các phương tiện giao thông bất tiện đến sự tham gia hoạt động giải trí.

- Tình hình các nhóm dân cư không đủ điều kiện kinh tế, thời gian, dịch vụ phục vụ…để tham gia hoạt động giải trí ở địa phương.

- Tình hình sở hữu các máy móc, dụng cụ giải trí.

- Số thành viên của câu lạc bộ thể thao giải trí (thể hình, thể dục nhịp điệu, quần vợt, cầu lông, dưỡng sinh, xe đạp, yoga,…).

- Tình hình nhận biết các khu du lịch giải trí trong các phường, xã trực thuộc thành phố và số lần đến trong 12 tháng gần đây.

- Các hoạt động giải trí ngoài trời ưa thích và mức độ tham gia.

- Các nguyên nhân, khó khăn chính làm không thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao giải trí ngoài trời của người tập.

- Các hoạt động giải trí trong nhà ưa thích và mức độ tham gia. - Thời gian tập luyện thể thao giải trí của người tập.

- Đánh giá về hệ thống công viên, dịch vụ giải trí và các vấn đề liên quan của địa phương mình ở.

- Khảo sát thu nhập cá nhân của người tập.

Đối với từng chỉ tiêu cụ thể, đề tài đã lựa chọn những nội dung phù hợp. Điều này đã được trình bày cụ thể tại mục 3.1.2 và 3.1.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)