Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 36)

5. Giả thuyết khoa học

1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Những nghiên cứu về giáo dục thể chất và thể thao ở nước ta cho đến nay rất nhiều và đa dạng ở những lĩnh vực khác nhau như Huấn luyện thể thao, Giáo dục thể chất, Kinh tế thể thao, Xã hội học TDTT, Y học thể thao, Tâm lí thể thao,.... Tuy nhiên, những nghiên cứu về thể thao giải trí thì lại không nhiều, chủ yếu là những bài viết có tính chất tổng quan, phản ánh ý tưởng. Những công trình về vấn đề này có thể kể đến một số nhà nghiên cứu như Dương Nghiệp Chí, Lương Kim Chung và Lê Tấn Đạt như là những người đi tiên phong trong thể thao giải trí ở nước ta [13]. Tác giả Lương Kim Chung cũng có bài viết về “chức năng kinh tế của TDTT giải trí”, trong đó xem TDTT giải trí là có chức năng kinh tế - kinh tế dịch vụ, tạo ra giá trị sản phẩm phi vật chất để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của con người [21].

Hồ Hải thì quan tâm tới “Thực trạng phát triển TDTT giải trí ở một số tỉnh phía Nam” [35]. Còn Lê Hoài Nam cũng là một người chú ý đến vấn đề này với đề tài: “Nghiên cứu vai trò của TDTT giải trí đối với người lao động trí óc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [60] và “Giải pháp phát triển TDTT giải trí ở nội thành Hà Nội” [61]. Và Phan Quốc Chiến lại quan tâm phản ánh thực trạng và đưa ra các giải pháp về “Thể thao giải trí trong các lễ hội vùng đất Tổ” [19]; Chu Thị Bích Vân nghiên cứu về “Khiêu vũ thể thao giải trí hiện đại” đối với sinh viên [86].

Trương Hồng Đàm lại quan tâm tới lý luận thể thao giải trí, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến giải trí và thể thao giải trí [100].

Còn Chu Hồng Bình, Tô Gia Phúc lại nêu vấn đề có tính thực tiễn hơn bằng cách tiến hành giải trí hóa giờ học điền kinh để tạo nên sự hứng thú cần thiết trong

việc dạy học ở môn này nhằm khắc phục sự thờ ơ của đông đảo sinh viên chuyên sâu điền kinh [98].

Diệp Gia Bảo và Tô Liên Dũng trong “khái luận TDTT” đã quan tâm nhấn mạnh chức năng giải trí của TDTT, một trong năm chức năng chủ yếu của TDTT: chức năng kiện thân, chức năng giải trí, chức năng giáo dục, chức năng chính trị và chức năng kinh tế [97]. Về chức năng giải trí của TDTT, hai tác giả đã chỉ ra 4 biểu hiện chủ yếu. Trước hết là TDTT làm tăng cường sức sống, có sự khoái cảm về năng lượng phát ra; hai là điều tiết cảm xúc làm con người nhận được cảm giác tự do, giải phóng; ba là, TDTT làm con người thể hiện được năng lực của mình, cảm nhận được sự khoái lạc về việc tự thực hiện năng lực của mình và bốn là, TDTT giúp hưởng thụ cái đẹp, đưa đến sự vui vẻ về mặt tinh thần.

Tất cả các nghiên cứu trong lĩnh vực thể thao giải trí được thực hiện đều dựa trên những cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn, do vậy các kết quả thu được đều đảm bảo tính khách quan, chính xác, phản ánh đúng thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Đây chính là những nguồn tài liệu quan trọng đã được kiểm chứng để đề tài tham khảo và vận dụng vào quá trình nghiên, giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, đối với lĩnh vực thể thao giải trí tại thành phố Thái Nguyên hiện nay thì gần như chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào đi sâu tìm hiểu về vấn đề này, trong khi đó cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội và đời sống dân trí ngày càng được nâng cao, kéo theo nhu cầu tham gia rèn luyện sức khỏe, giải trí của quần chúng nhân dân trong lĩnh vực thể thao ngày càng tăng cao, đặc biệt là lĩnh vực thể thao giải trí, do vậy rất cần những công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Xuất phát từ thực trạng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên”.

Tiểu kết chương 1:

Từ những vấn đề tổng quan nghiên cứu của đề tài nêu trên, có thể đi đến một số nhận xét sau:

Thực trạng, đặc điểm về kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên (trong đó có thành phố Thái Nguyên) đã nêu rõ bằng những thống kê cụ thể trong năm 2019 vì đây là cơ sở quan trọng để phát triển TDTT quần chúng nói chung, thể thao giải trí nói riêng.

Lý luận thể thao giải trí vẫn đang được thế giới nghiên cứu hoàn thiện. Tuy nhiên, muốn nghiên cứu về đặc điểm của thể thao giải trí đương nhiên cần thiết phải trình bày rõ về lý luận thể thao giải trí để làm cơ sở nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu về thực trạng và đặc điểm của thể thao giải trí, vì vậy trong chương 1 cần thiết phải đề cập tới lý luận về thể thao giải trí, xã hộ và đặc điểm xã hội nói chung.

Trong chương 1 còn đề cập tới những công trình đã nghiên cứu về thể thao giải trí ở trong và ngoài nước, tuy nhiên vấn đề thực trạng và đặc điểm của thể thao giải trí tại thành phố Thái Nguyên vẫn còn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm, làm rõ.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau [26], [66], [73]:

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả thuyết khoa học, xác định các nhiệm vụ và tìm cứ liệu để phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.

Những tài liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, bao gồm: Các văn kiện của Đảng, Nhà nước; những luận văn, luận án khoa học; giáo trình, tạp chí khoa học, tài liệu hội thảo, hội nghị khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Nguồn tư liệu chủ yếu được thu thập từ Thư viện Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Viện Khoa học TDTT, mạng Internet và các nguồn tài liệu của cá nhân.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm

Phỏng vấn là cách tiếp thu thông tin thông dụng trong nghiên cứu khoa học, có thể xác định được thực trạng vấn đề nghiên cứu, hình thành và kiểm chứng giả thuyết khoa học. Đề tài đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu hỏi để tìm hiểu về các chỉ tiêu đánh giá thể thao giải trí và khảo sát tình hình thể thao giải trí như mô hình tổ chức tập luyện thể thao giải trí, đặc điểm hoạt động của các tổ chức thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên.

2.1.3. Phương pháp điều tra xã hội học

Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm mục đích điều tra trên diện rộng để tìm hiểu về thông tin của những người tập luyện thể thao thường xuyên như lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, động cơ tham gia thể thao giải trí; thống kê số lượng những CLB, số người tham gia tập luyện, cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện; đặc điểm hoạt động và mức độ tập luyện, của đối tượng nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.1.4. Phương pháp chuyên gia

Đề tài sử dụng phương pháp này để hỏi và thảo luận trực tiếp với những nhà quản lý và nhà khoa học nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, qua đó thu thập và xin những ý kiến về việc lựa chọn các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và đặc điểm tình hình tập luyện thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên hiện nay.

2.1.5. Phương pháp toán học thống kê

Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài thông qua phần mềm Excel 2010. Những tham số đặc trưng mà đề tài sử dụng là giá trị trung bình và tỉ lệ phần trăm. Kết quả tính toán của các tham số đặc trưng trên, được trình bày tại chương 3 "Kết quả nghiên cứu và bàn luận" của đề tài.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Chủ thể nghiên cứu: Bao gồm thực trạng và đặc điểm của thể thao giải trí như nội dung, hình thức; thành phần, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi,...của người tham gia thể thao giải trí.

- Khách thể nghiên cứu:

+ Các câu lạc bộ, trung tâm thể thao giải trí tại thành phố Thái Nguyên. + Những người tham gia hoạt động thể thao giải trí.

+ Các nhà quản lý, nhà khoa học về lĩnh vực thể thao giải trí.

2.2.2. Phạm vi, địa điểm nghiên cứu

- Số lượng mẫu nghiên cứu (n): Đề tài tiến hành khảo sát và phỏng vấn trên 1815 người dân tham gia tập luyện thể thao giải trí; các nhà quản lí, nhà khoa học về lĩnh vực thể thao giải trí.

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Các xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên (các câu lạc bộ, các trung tâm TDTT, những điểm tập luyện thể dục thể thao,…).

2.2.3. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2020 và được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ tháng 6/2019 đến tháng 8/2019 là giai đoạn xác định các vấn đề nghiên cứu, xác định tên đề tài, xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu.

- Giai đoạn 2: Từ tháng 9/2019 đến tháng 1/2020 tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Đây chính là cơ sở để đề tài đánh giá được thực trạng vấn đề nghiên cứu, làm rõ đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên.

- Giai đoạn 3: Từ tháng 2/2020 đến tháng 6/2020, đề tài tiến hành phân tích, xử lý số liệu, viết bản thảo, hoàn thiện và chuẩn bị báo cáo đề tài.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng của hoạt động thể thao giải trí tại thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

3.1.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá

3.1.1.1. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá bằng phương pháp tổng hợp tài liệu và phương pháp phỏng vấn (phiếu hỏi)

Để lựa chọn được những chỉ tiêu đánh giá thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên là vấn đề rất khó khăn, bởi cho đến nay các chuyên gia, các nhà khoa học và những nhà chuyên môn trong nước chưa ai nghiên cứu, xây dựng về các chỉ tiêu đánh giá về thể thao giải trí, đặc biệt thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên.

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu [9], [13], [15], [35], [44], [60], [79], [87], [102], phương pháp phỏng vấn (phiếu hỏi) và căn cứ vào điều kiện thực tiễn về nhu cầu hưởng thụ thể thao giải trí của người dân thành phố Thái Nguyên, điều kiện thực tiễn về cơ sở vật chất, điều kiện thực tiễn về các cơ sở cung cấp thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên, cũng như căn cứ vào Định hướng của TDTT Việt Nam đến năm 2030, Định hướng của TDTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 và nhiều văn bản chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng và Nhà nước, của các bộ ban ngành về công tác TDTT [6], [7], [15], [17],[80]… tác giả tổng hợp được 38 chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá thực trạng thể thao giải trí và các đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến những giá trị của thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên, cụ thể là:

1/ Khảo sát về thực trạng thể thao giải trí (gồm 09 chỉ tiêu):

- Tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên trên địa bàn các phường, xã - Các môn thể thao người dân tham gia tập luyện

- Số lượng công trình thể thao do nhà nước quản lý trên địa bàn. - Tổng diện tích của thành phố

- Tổng diện tích đất dành cho TDTT hiện nay. - Số lượng các khu du lịch giải trí.

- Thực trạng từng khu du lịch - giải trí hiện nay. - Số lượng sân bãi, cơ sở vật chất hoạt động TDTT

- Các loại hình thể thao giải trí đặc thù của địa phương.

2/ Khảo sát về đặc điểm xã hội (Khảo sát cá nhân về thời gian nhàn rỗi và thói quen – xu hướng giải trí) gồm 29 chỉ tiêu:

- Những thông tin về tham gia các hoạt động thể thao - giải trí. - Thời gian làm việc trung bình trong 1 tuần.

- Thời gian trung bình một tuần tham gia vào các công việc tự nguyện xã hội. - Thời gian trung bình xem tivi mỗi ngày

- Thời điểm thường đi du lịch vào các kỳ nghỉ trong 12 tháng gần đây.

- Các hình thức nghỉ ngơi chủ yếu trong những kỳ nghỉ của 12 tháng gần đây. - Thời gian rảnh rỗi vào kỳ nghỉ cuối tuần trong 12 tháng gần đây.

- Tình hình hoạt động trong các kỳ cuối tuần rảnh rỗi.

- Các phương tiện di chuyển thường sử dụng để đến các khu giải trí trong thành phố. - Các phương tiện di chuyển thường sử dụng để đến các khu giải trí xa (các tỉnh thành khác).

- Ảnh hưởng của các phương tiện giao thông bất tiện đến sự tham gia hoạt động giải trí.

- Nếu sự tiện nghi của các phương tiện giao thông công cộng được cải thiện thì khả năng tham gia các hoạt động giải trí thường xuyên như thế nào?

- Nếu chi phí của giao thông công cộng giảm xuống thì khả năng tham gia các hoạt động giải trí thường xuyên như thế nào?

- Thời gian trong ngày thuận tiện nhất để tham gia các hoạt động thể thao giải trí. - Tình hình các nhóm dân cư không đủ điều kiện kinh tế, thời gian, dịch vụ phục vụ…để tham gia hoạt động giải trí ở địa phương.

- Tình hình sở hữu các máy móc, dụng cụ giải trí.

- Số thành viên của câu lạc bộ thể thao giải trí (thể hình, thể dục nhịp điệu, quần vợt, cầu lông, dưỡng sinh, xe đạp, yoga,…).

- Tình hình nhận biết các khu du lịch giải trí trong các phường, xã trực thuộc thành phố và số lần đến trong 12 tháng gần đây.

- Các nguyên nhân, khó khăn chính làm không thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao giải trí ngoài trời của người tập.

- Các hoạt động giải trí trong nhà ưa thích và mức độ tham gia. - Thời gian tập luyện thể thao giải trí của người tập.

- Đánh giá về hệ thống công viên, dịch vụ giải trí và các vấn đề liên quan của địa phương mình ở.

- Lứa tuổi của người tập thể thao giải trí. - Số con dưới 18 tuổi (đang sống chung). - Tổng số người trong gia đình.

- Trình độ học vấn cao nhất trong gia đình. - Nghề nghiệp - chuyên môn của người tập. - Khảo sát thu nhập cá nhân của người tập.

Sau khi tổng hợp được 38 chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên, tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến một số chuyên gia có am hiểu sâu về lĩnh vực thể thao giải trí để lựa chọn ra những chỉ tiêu tiêu biểu nhất dùng đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên. Kết quả được thể hiện tại tiểu mục 3.1.1.2.

3.1.1.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên bằng phương pháp chuyên gia.

Trên cơ sở tổng hợp được 38 chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên (mục 3.1.1.1), tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia để lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở thành phố Thái Nguyên, bởi hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)