Bàn luận về thực trạng thể thao giải trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 73 - 76)

5. Giả thuyết khoa học

3.1.4. Bàn luận về thực trạng thể thao giải trí

Theo kết quả nghiên cứu ở mục 3.1, trong phần bàn luận tác giả sẽ bàn luận về thực trạng của thể thao giải trí và đặc điểm của thể thao giải trí ở các phường tại tỉnh Thái Nguyên.

Về thực trạng của thể thao giải trí:

Trong các chỉ tiêu đánh giá về TDTT quần chúng có 2 chỉ tiêu rất quan trọng là người tập TDTT thường xuyên và đất đai dành cho TDTT. Về người tập TDTT

thường xuyên ở các phường chiếm 29,81% rõ ràng cao hơn định mức chung cả nước năm 2015 (28%). Trong đó đất dành cho TDTT trong khoảng 3,5 – 4,5m2/người.

Về đặc điểm người tập thể thao giải trí trong nghiên cứu cho thấy nam giới chiếm đa số, công nhân viên chức chiếm số đông, người có trình độ đại học chiếm phần lớn và người có thu nhập dưới 7 triệu đồng đông hơn cả. Có thể lý giải về hiện trạng trên là do nữ giới thường phải lo toan nhiều thứ như chăm sóc gia đình, con cái; cán bộ, viên chức nói chung đi làm việc với thời gian tương đối ổn định, công việc cũng căng thẳng nên cần có sự giải tỏa cần thiết để phục hồi sức khỏe, duy trì khả năng làm việc để đảm bảo hiệu quả lao động. Còn học sinh, sinh viên như đã nói ở trên các em phải chịu nhiều áp lực về việc học hành nên cũng cần có sự điều chỉnh, vì vậy đến với TDTT là một hình thức để giải trí, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ năng lượng cho hoạt động trí óc. Những người làm nghề kinh doanh nói chung cuộc sống được đảm bảo, thời gian không chịu ràng buộc, không chịu sức ép về mặt thời gian và đời sống kinh tế, nên có điều kiện hơn để tham gia các hoạt động giải trí, trong đó có giải trí thể thao là khá tối ưu. Với những người lao động chân tay và làm nghề tự do, rõ ràng họ chịu nhiều áp lực đời sống kinh tế, phải lao động chân tay nặng nhọc, lại có quan niệm suốt ngày lao động bốc vác nên coi nhẹ TDTT, do đó họ đến với thể thao giải trí cũng có tỉ lệ khiêm tốn, ít hơn các đối tượng khác cũng không có gì quá ngạc nhiên. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng đối với nữ lứa tuổi từ 21-55 cũng cho kết quả tương tự: nữ nông thôn lao động chân tay tham gia TDTT chiếm tỉ lệ thấp nhất so với các nghề khác [44].

Dù rằng người tập đông nhất là từ 18-64 tuổi, song nhóm trên 65 tuổi trở lên lại chiếm lớn hơn so với các nhóm tuổi khác, điều này dễ hiểu bởi ở tuổi này, nhiều người đã nghỉ hưu nên quan tâm tới tập luyện và có nhiều thời gian hơn. Trong lúc đó, lứa tuổi dưới 18 đa phần là học sinh phổ thông, như đã nói ở trên, còn gánh nặng về học hành. Người tập thể thao giải trí đa phần có trình độ đại học, bởi các phường nội thành như đã nói ở mục1.1, là trung tâm giáo dục đào tạo, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước nên tập trung nhiều người có trình độ đại học cũng là lẽ đương nhiên. Số có trình độ trên đại học tham gia tập luyện thể thao giải trí ít nhất là do số này cũng không chiếm tỉ lệ cao trong cộng đồng dân cư.

Xét theo thu nhập hàng tháng những người tập thể thao giải trí có mức dưới 7 triệu đồng/tháng đông đảo, số người thu nhập trên 7 triệu có chiều hướng ngược lại do thu nhập đôi khi tỉ lệ thuận với khối lượng công việc và thời gian.

Bàn luận về đặc điểm của thể thao giải trí:

Ngoài đặc điểm của người tập thể thao giải trí như đã nói ở mục trên, còn bộc lộ những đặc điểm giải trí: Trước hết nói về nội dung tập, có thể nói người dân tập thể thao giải trí hầu hết chọn các môn phổ biến, dễ tập và không tốn kém là chính. Trong các môn tập của những người tập luyện thể thao giải trí ở các phường nội thành thì nhóm V gồm đi bộ và chạy là đông nhất, bởi đây là các môn có tính thực dụng, dễ tập và hầu như ít tốn kém, không cần cơ sở vật chất mà lại có giá trị cao đối với sức khỏe. Ngoài ra, nhóm VI: các môn bóng cũng thu hút đông người tập bởi những môn này luôn tạo nên hứng thú, vui vẻ khi tập - một yêu cầu cơ bản cần hướng tới của thể thao giải trí. Các môn nhóm II như thể dục thẩm mỹ, aerobic, khiêu vũ thể thao cũng được đông người hưởng ứng bởi chúng phù hợp với thanh thiếu niên. Trong nhóm IV, trượt patin cũng được giới trẻ hâm mộ bởi nó phù hợp với lòng say mê khám phá, ưa thích mạo hiểm. Nhóm III trong đó môn cờ được ưa chuộng bởi có lẽ nó khá thuận tiên, ở đâu cũng chơi được.

Tóm lại, lựa chọn môn tập phù hợp là một trong những xu hướng của thể thao giải trí ở các phường tại thành phố Thái Nguyên, các môn đó không có gì khác ngoài các môn phổ cập, dễ tập, vừa bổ ích vừa không mất, hoặc mất ít chi phí.

Về địa điểm, thời điểm, thời gian tập luyện người tập thể thao giải trí đa phần có xu hướng đến tập nơi công cộng, vào sáng sớm hoặc chiều tối. Đến nơi công cộng có không khí thoáng đãng, không thu phí; tập sáng sớm chiếm tỉ lệ nhiều là để nhằm xóa đi trạng thái ngái ngủ, ức chế cao của một đêm yên giấc và chuẩn bị cho một ngày làm việc mới trong trạng thái sảng khoái, sung sức. Còn tập buổi tối nhiều hơn cũng có lý do của nó, bởi mọi người vào thời điểm này không bị câu thúc về mặt thời gian, có điều kiện để giao lưu, nhất là để giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi, để hồi phục sức lực, góp phần tái sản xuất sức lao động.

Về hình thức nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần và trong 12 tháng gần đây, đa số người tập thể thao giải tí đều lựa chọn chơi thể thao là phương tiện chủ yếu. Không những

vậy, dù hoạt động trong nhà hay ngoài trời, người tập đều lựa chọn tập thể thao là hoạt động ưa thích nhất. Hiện trạng này phần nào nói lên được giá trị về mặt thể chất và tinh thần mà TDTT nói chung và thể thao giải trí nói riêng mang lại. Đến với thể thao không những có lợi đối với sức khỏe, tinh thần thoải mái, giảm đi đáng kể những lo toan cuộc sống thường nhật, nó còn là phương tiện gắn kết giữa những người tập với nhau. Và con người ngày càng ý thức được giá trị của thể thao.

Trong những hoạt động của thể thao giải trí ở các phường tại thành phố Thái Nguyên còn thiếu đi những tổ chức hoạt động vào các ngày cuối tuần cho đông đảo mọi người.

Có một đặc điểm nhìn ra có vẻ mâu thuẫn, đó là người tập thể thao giải trí rất có thiện cảm ở nơi công cộng nhưng lại ít tới các công viên, ao hồ ở nội thành. Những nơi đó, như đánh giá là do chất lượng phục vụ kém, và đa số người dân chưa hài lòng, thiếu các thông tin quảng cáo, thiếu sự tư vấn…Và họ đòi hỏi các mặt trên nên được cải thiện mới có thể thu hút được người tập.

Một đặc điểm không kém phần quan trọng là ảnh hưởng của các phương tiện đi lại gây bất lợi do giao thông không thuận tiện, điều kiện về kinh tế và thời gian…và những yếu tố bất lợi đó tồn tại một cách khách quan.

Tóm lại, dù thể thao giải trí ở Thái Nguyên có sự phát triển đa dạng, phong phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đặc điểm của hoạt động thể thao giải trí hiện nay ở thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)