TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH SA ĐÉC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sa đéc (Trang 33)

ĐÉC

4.1.1 Tổng quan về Ngân hàng VietinBank chi nhánh Sa Đéc

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Sa Đéc

Tên viết tắt: VietinBank chi nhánh Sa Đéc

Địa chỉ trụ sở chính: Số 20 A, đường Trần Hưng Đạo, khóm 3, phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Tiền thân VietinBank Chi nhánh Sa Đéc là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Đồng Tháp (VietinBank Chi nhánh Đồng Tháp), được thành lập theo quyết định số 38/NH-TCCB ngày 23/06/1988 của Tổng Giám Đốc NHNN Việt Nam (nay là Thống Đốc NHNN Việt Nam).

Thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình tổ chức và triển khai chương trình hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam (INCAS), đến ngày 04/07/2006, VietinBank Chi nhánh Sa Đéc được tách và nâng cấp lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 184/QĐ-HĐQT-NHCT1 của HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Tháng 7/2009, theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ về việc cổ phần hoá các Ngân hàng quốc doanh, toàn hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTM nhà nước sang mô hình NHTM cổ phần theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN số 142/GP-NHNN ngày 03/07/2009, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 03/07/2009. Theo đó, Ngân hàng Công thương Chi nhánh Sa Đéc được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Sa Đéc (VietinBank Chi nhánh Sa Đéc).

Hiện tại, VietinBank Chi nhánh Sa Đéc có mạng lưới hoạt động gồm 02 Phòng giao dịch trực thuộc là Phòng giao dịch Nha Mân và Phòng giao dịch Tân Thành.

Tổng số lao động của ngân hàng VietinBank Chi nhánh Sa Đéc đến thời điểm 31/12/2017 là 71 lao động, có trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: lao động, chiếm 12,68%; Đại học, cao đẳng: 57 lao động, chiếm 80,28%; Trung cấp, sơ cấp: 5 lao động, chiếm 7,04%.

Từ khi tách hoạt động độc lập với VietinBank Chi nhánh Đồng Tháp và được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, từ năm 2006 đến năm 200 là giai đoạn phát triển nổi bật của VietinBank Chi nhánh Sa Đéc với qui mô ngày càng tăng trưởng qua các năm ở tất cả các lĩnh vực hoạt động, hiệu quả hoạt động ngày càng cao với kết quả lợi nhuận tăng từ 10.855 triệu đồng năm 2006 đến năm 200 đạt 17.427 triệu đồng.

Từ năm 2010 trở lại đây do gặp nhiều khó khăn thách thức đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm và nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên, VietinBank Chi nhánh Sa Đéc đã đạt được những kết quả và thành công nhất định, mạng lưới phát triển, duy trì lợi nhuận hoạt động kinh doanh, phấn đấu đạt và vượt kế hoạch được giao. VietinBank Chi nhánh Sa Đéc đang dần khắc phục khó khăn để ngày càng phát triển ổn định và tiếp tục khẳng định vị thế của VietinBank trên địa bàn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nhà cũng như sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam

4.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng VietinBank chi nhánh Sa Đéc

Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của VietinBank Chi nhánh Sa Đéc được sắp xếp tinh gọn, khoa học phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của Chi nhánh tại địa bàn, đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trong hoạt động kinh doanh, phù hợp với tình hình đổi mới của ngành ngân hàng cũng như nhu cầu của thị trường. Trong xu thế chung của toàn hệ thống VietinBank trong việc thực hiện sứ mệnh “là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế”, VietinBank Chi nhánh Sa Đéc hiện đã được nâng cấp và thực hiện chuyển đổi theo mô hình mới với 03 khối: Khối kinh doanh, Khối dịch vụ và Khối hỗ trợ.

Tại hội sở chính tọa lạc tại thành phố Sa Đéc có 6 phòng trong đó 3 phòng làm nhiệm vụ kinh doanh, trực tiếp giao dịch với khách hàng là Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Bán lẻ và Phòng Kế toán Giao dịch; 3 phòng còn lại với nhiệm vụ hỗ trợ là Phòng Tiền tệ Kho quỹ, Phòng Tổ chức Hành chính và Phòng Tổng hợp.

Về mạng lưới, hiện chi nhánh có 02 PGD hoạt động tại các vùng lân cận là huyện Lai Vung và huyện Châu Thành, tất cả các Phòng giao dịch đều có chức năng thực hiện hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh tương tự hội sở Chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hàng tại từng địa bàn.

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh

Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức tại VietinBank chi nhánh Sa Đéc

4.1.3 Các dịch vụ bán lẻ tại VietinBank chi nhánh Sa Đéc

4.1.3.1 Dịch vụ huy động vốn khách hàng cá nhân

Một trong những chức năng quan trọng của NHTM là huy động vốn để cho vay và đầu tư. Thông qua các biện pháp và công cụ được sử dụng, các NHTM huy động nguồn vốn từ khách hàng bán lẻ dưới các hình thức chủ yếu như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng…) và các hình thức tiền gửi khác. Các khách hàng bán lẻ có nguồn vốn nhàn rỗi tuy không lớn nhưng với số lượng khách hàng đông sẽ tạo nên một nguồn huy động vốn tiềm năng và dồi dào cho các NHTM. Hiện nay, ngoài các sản phẩm tiền gửi truyền thống, các NHTM đã đa dạng hóa nhiều sản phẩm tiết kiệm linh hoạt về kỳ hạn và lãi suất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

4.1.3.2 Dịch vụ tín dụng

Dịch vụ tín dụng bán lẻ cung cấp cho khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp siêu vi mô các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn, bao gồm: cho vay du học, cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay thấu chi, cho vay cầm cố giấy tờ có giá…

Tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp siêu vi mô ngày càng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, nó góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho các NHTM. Dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp siêu vi mô hứa hẹn một tiềm năng thị trường lớn và sẽ không ngừng phát triển. Tuy nhiên, các khoản vay nhỏ lẻ, phân tán nên chi phí quản lý cao. Bên cạnh đó, khách hàng vay này rất nhạy cảm với các yếu tố lãi suất, thời hạn và thủ tục… nên NHTM thường bị

BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tổng hợp Phòng Tiền tệ Kho quỹ KHỐI HỖ TRỢ Phòng Kế toán Giao dịch KHỐI DỊCH VỤ PHÒNG GIAO DỊCH Phòng Giao dịch Tân Thành Phòng Giao dịch Nha Mân KHỐI KINH DOANH Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Bán lẻ

tác động mạnh với các yếu tố cạnh tranh trên thị trường và khả năng trục lợi của khách hàng

4.1.3.3 Dịch vụ thẻ

Thẻ ngân hàng là một sản phẩm tài chính cá nhân đa chức năng do ngân hàng phát hành, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Thẻ có thể sử dụng để rút tiền, gửi tiền, cấp tín dụng, thanh toán hóa đơn dịch vụ hay để chuyển khoản. Thẻ cũng được sử dụng cho nhiều dịch vụ phi tài chính như tra vấn thông tin tài khoản…Thẻ thanh toán hiện nay có rất nhiều loại khác nhau, nhưng nhìn chung có hai loại cơ bản là thẻ ghi nợ (nội địa và quốc tế) và thẻ tín dụng. Thẻ ghi nợ sử dụng số dư hiện có trên tài khoản cá nhân. Còn thẻ tín dụng nổi bật với tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau” trên cơ sở được ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng.

Dịch vụ thẻ góp phần quan trọng cho NHTM trong việc huy động vốn, thu phí dịch vụ và nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong công chúng. Sản phẩm dịch vụ thẻ đi liền với ứng dụng công nghệ và khả năng liên kết giữa các NHTM trong khai thác thị trường và tận dụng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin

4.1.3.4 Dịch vụ thanh toán

Dịch vụ thanh toán được xem là mảng nghiệp vụ mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhưng chưa có sự quan tâm đúng mức. Các phương tiện thanh toán thông dụng bao gồm: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thương phiếu, lệnh chi…Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán về hàng hóa và dịch vụ thông qua thanh toán bù trừ, chuyển khoản qua mạng lưới thanh toán điện tử trong nội bộ hệ thống ngân hàng hay khác hệ thống ngân hàng, chuyển khoản trong nước hay nước ngoài

Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại, nước… qua dịch vụ thẻ đang phát triển mạnh và tạo nguồn thu đáng kể cho các NHTM. Dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền kiều hối ngày càng được mở rộng và đẩy mạnh phát triển. Nhiều NHTM đã liên kết, hợp tác làm đại lý nhận chuyển tiền và chi trả kiều hối cho một số tổ chức tài chính quốc tế như Wester Union, Money Gram…

4.1.3.5 Dịch vụ ngân hàng điện tử

Trong bối cảnh thị trường tài chính - ngân hàng hội nhập, Việt Nam dần mở rộng cửa cho các ngân hàng nước ngoài thì sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng trong nước cần phải tìm được điểm khác biệt về hình thức, nội dung. Trong đó, nổi bật lên là các dịch vụ ngân hàng công nghệ hiện đại. Hiện nay, SMS Banking, eBanking, Mobile Banking… đang là những dịch vụ được nhiều khách hàng lựa chọn. Với các dịch vụ này, khách hàng không phải đến ngân hàng, cũng không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể thực hiện được các giao dịch cần thiết như: chuyển khoản, kiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn, giao dịch tiền gửi cũng như tiền vay… Đây thật sự là

những dịch vụ tiện ích, đưa khách hàng tiếp cận ngày càng gần hơn với cuộc sống hiện đại.

Việc ứng dụng các DVNH điện tử trong hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay như là một lợi thế cạnh tranh, và đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong xu hướng phát triển dịch vụ NHBL trong tương lai. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại có thể kể đến như:

- Call center: cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có trung tâm Call center; và dĩ nhiên, tổng đài Call center của VietinBank cũng phải hoạt động 24/24 để giải quyết nhu cầu của cách hàng mọi lúc, mọi nơi

- Phone banking: là loại hình dịch vụ mà khách hàng sử dụng điện thoại gọi đến một số máy cố định của ngân hàng cung cấp dịch vụ để thực hiện các giao dịch hay kiểm tra sao kê tài khoản, nghe thông tin về tỷ giá và lãi suất…

- Mobile banking: là loại hình dịch vụ ngân hàng giao dịch qua điện thoại di động. Khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản, liệt kê giao dịch, nhận thông báo số dư, tỷ giá, lãi suất tự động qua tin nhắn SMS Banking, thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, internet…

- Home banking: là loại dịch vụ mà các giao dịch có thể được thực hiện tại nhà thông qua hệ thống máy tính kết nối với hệ thống máy tính của ngân hàng, bao gồm các dịch vụ chuyển tiền, báo có, báo nợ, tỷ giá, lãi suất…

- Internet banking: là dịch vụ ngân hàng mà khách hàng giao dịch với ngân hàng thông qua Internet. Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng hay truy cập thông tin về tài khoản cá nhân, số dư, tiền gửi, tiền vay…

4.1.3.6 Các dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ nêu trên, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân còn bao gồm: chuyển tiền du học, giữ hộ tài sản quý hiếm, cho thuê két sắt, thu thuế, đóng lệ phí nhà đất, thu tiền điện, tiền nước, nhận tiền kiều hối…

4.2 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH SA ĐÉC SA ĐÉC

Từ năm 2015, VietinBank chuyển đổi mô hình bán lẻ đồng nhất từ Trụ sở chính đến chi nhánh và phòng giao dịch. Đồng thời, ngân hàng kiện toàn đội ngũ nhân sự bán lẻ quy mô toàn hệ thống và phát triển các đơn vị phòng của khối bán lẻ nối dài trên toàn quốc. Vietinbank đầu tư bài bản về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật; đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, các kênh bán hàng tạo điều kiện mở rộng việc tiếp cận khách hàng…Từ 37 chi nhánh có dư nợ bán lẻ trên 1.000 tỷ đồng năm 2015 hiện ngân hàng có 81 chi nhánh đạt dư nợ bán lẻ trên 4.000 tỷ đồng.

Năm 2017, VietinBank phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao. Ngân hàng đã ra mắt thành công dịch vụ VietinBank iPay Mobile 3.0 dành cho khách hàng cá nhân. Đó được xem là một sản phẩm đột phá của dịch vụ Internet Banking giúp khách hàng làm chủ các tiện ích ngân hàng mọi lúc, ở mọi nơi. VietinBank iPay Mobile 3.0 đã nhận giải Sao Khuê năm 2016. Global Banking and Finance Review công bố vào tháng 6 năm 2017: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đạt Giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, VietinBank giành giải thưởng danh giá từ tạp chí uy tín này

Tại chi nhánh Sa Đéc, theo kế hoạch chuyển đổi mô hình Khối bán lẻ từ năm 2015, hoạt động kinh doanh sôi nổi hơn và chú trọng vào mảng bán lẻ với chỉ tiêu tăng qua các năm. Tình hình hoạt động của Vietinbank chi nhánh Sa Đéc đạt được một số kết quả sau:

Hoạt động huy động vốn: tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2017 đạt 1.670 tỷ đồng, tăng trưởng 30,77 % so với năm 2016, và tăng hơn gần 2 lần so với năm 2014.

Tận dụng những lợi thế từ chính sách tài chính tiền tệ, cùng với khai thác lợi thế tối đa sức mạnh nội tại từ chính bản thân chi nhánh như uy tín thương hiệu tốt đã giúp chi nhánh thu hút được lượng vốn huy động cao, năm 2017 nguồn vốn huy động tăng nhưng tốc độ tăng giảm hơn so với các năm trước do tính cạnh tranh trong huy động vốn tại chỗ ngày càng gay gắt với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, nhưng nguồn vốn huy vẫn được duy trì ổn định.

Hoạt động tín dụng: Dư nợ cho vay của VietinBank Chi nhánh Sa Đéc giai đoạn 2014-2017 tăng trưởng tương đối ổn định tuy chưa có tăng trưởng vượt bậc nhưng trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động mà chi nhánh vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định tạo điều kiện cho vay cho các ngành nghề và nhiều loại đối tượng.

Từ năm 2014-2017 và trước đó, nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong hoàn cảnh đó thì hoạt động cho vay của Vietinbank Sa Đéc cũng bị ảnh hưởng nhưng chi nhánh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân 20,44%. Đây là hoạt động có doanh thu chiếm tỷ trọng trên 90% tổng doanh thu, đem lại nguồn thu nhập chính cho Vietinbank Sa Đéc

Năm 2017 tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh đạt 3.295 tỷ đồng tăng trưởng 22,45% so với năm 2016, tương ứng tăng 604 tỷ đồng, đây là giai đoạn VietinBank Chi nhánh Sa Đéc đang dần vượt qua những thách thức, khắc phục khó khăn để đưa hoạt động của Chi nhánh đi vào ổn định, đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Thu nhập mang lại qua các năm đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều, năm 2017 thu nhập giảm so với 2016 là do tình hình kinh tế có nhiều biến động làm ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sa đéc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)