Những tồn tại và nguyên nhân 1 Những tồn tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế biển tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 58 - 66)

- Tỷ lệ nợ xấu:

2011 2012 2013 2014 6/2015 1 Tổng NV huy động nộ

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 1 Những tồn tạ

2.3.2.1. Những tồn tại

Qua phân tích thực trạng tín dụng đối với phát triển kinh tế biển tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu tại chương 2 của luận văn, rút ra được những tồn tại như sau:

Công tác huy động vốn tại Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: tính ổn định qua các năm chưa cao; Huy động vốn chủ yếu là các kỳ hạn ngắn; Tỷ trọng huy động vốn từ 12 tháng trở lên thấp; Chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoại tệ và những nguồn vốn có lãi suất thấp…

Thực tế cho thấy, Chi nhánh chưa sử dụng vốn thực sự hiệu quả khi mà Tổng nguồn vốn huy động lớn hơn nhiều so với Tổng dư nợ cho vay. Điển hình trong tháng 6 năm 2015, tổng nguồn vốn huy động là 1400 tỷ đồng, trong khi đó,

tổng dư nợ cho vay chỉở mức 1260 tỷ đồng. Điều này cho thấy, mặc dù kinh doanh có lãi, nhưng Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu đã không tận dụng triệt để nguồn vốn huy động trong dân cư.

Hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu, quyết định hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Giai đoạn 2011-2015, mặc dù nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, đồng thời việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, nhân viên để nâng cao chất lượng làm việc cũng đã được chú trọng. Tuy nhiên, trên thực tế do nhiền nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, nguồn nhân lực của Chi nhánh vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguồn nhân lực chưa thực sự được trẻ hóa nếu khơng nói là già so với các TCTD khác trên địa bàn, tính chuyên nghiệp chưa cao, trình độ của cán bộ chưa đồng đều, thiếu các kỹ năng mềm hỗ trợ cho cơng tác… Phải có số liệu minh chứng vì ở phần thực trạng chưa phân tích: lập bảng số liệu dưới đây và phân tích theo bảng số liệu:

Bảng 2.9: Thực trạng nguồn nhân lực Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số nguồn nhân lực 45 53 63 61 62 1. Trình độ chun mơn 31 43 53 50 48 1.1.Trên đại học 03 03 06 07 09 1.2. ĐH và CĐ 10 07 03 03 03 1.4.Sơ cấp trở xuống 01 01 01 01 02 2.Tình độ ngoải ngữ 44 51 56 57 59 3.Trình độ tin học 30 30 29 29 29

3. Có kiến thức về kinh tếbiển 0.0 1 3 5 5

Nguồn: Báo cáo tổ chức nhân sự NHTMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu hang năm.

Hạn chế về công nghệ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian giao dịch cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra, việc ứng dụng hệ thống mới để tổng hợp, lưu trữ, phân tích, đánh giá thơng tin vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa khai thác được nhiều thông tin để giúp cho cơng tác hoạch định chính sách khách hàng, ra quyết định điều hành hoạt động của các cấp quản lý hoặc trong thẩm định cho vay, phịng ngừa rủi ro tín dụng… Hạn chế do công nghệ thiếu đồng bộ và ứng dụng chưa tốt đã ảnh hưởng đến công tác cho vay phát triển kinh tế biển. Vì vậy cần có giải pháp khắc phục.

Hạn chế về chính sách khách hàng. Dù đã có những nhận thức mới về chiến lược khách hàng trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập, song cho đến nay Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa có sự chuẩn bị thật đầy đủ để xây dựng một chiến lược khách hàng đúng nghĩa. Do đó, vẫn cịn hạn chế trong phân loại, đánh giá một cách đúng đắn, đầy đủ về khách hàng nên khơng phân biệt được chính xác từng loại khách hàng cụ thể. Đây là một hạn chế quan trọng cần được khắc phục.

Hạn chế trong bảo đảm tiền vay. trong quy trình cho vay. Hiện nay quy trình cho vay và quản lý tín dụng dân cư cịn nhiều bất cập, chưa gọn nhẹ, có quá nhiều loại giấy tờ trùng lắp về nội dung, chẳng hạn: biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm có thể lồng ghép trong hợp đồng thế chấp tài sản; Dự án, phương án sản xuất kinh doanh có thể lồng ghép trong giấy đề nghị vay vốn… Mặt khác, một số quy định, thủ tục vay vốn cịn mang nặng tính hình thức như: quy định về hố đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay rất khó thực hiện vì các đối tượng đầu vào của sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế biển thường phân tán, nhỏ lẻ; Quy định về kiểm tra sau khi cho vay khơng thật sự cần thiết vì việc sản xuất kinh doanh của các hộ dân cư hầu như mang tính chu kỳ, diễn ra thường xuyên, liên tục. Nếu CBTD am hiểu địa bàn thì sẽ nắm vững được tình hình sản xuất, kinh doanh của hộ vay mà không cần phải kiểm tra; Quy định về người đứng tên trên giấy phép kinh doanh phải là người đứng tên trong giấy đề

nghị vay vốn là chưa phù hợp vì việc kinh doanh ở địa bàn nơng thơn thường mang tính chất hộ gia đình…

Hạn chế trong cơng tác kiểm tra, giám sát. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua đã được chỉ đạo sâu sát, thường xuyên và thực hiện khá chủ động, bài bản, đồng bộ. Tuy nhiên, với mạng lưới và địa bàn hoạt động, số lượng khoản vay chưa lớn nên công tác này chưa thực sự được làm tốt để ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm. Hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát chưa cao dẫn đến một số các sai phạm được lặp đi, lặp lại nhiều lần. Mặt khác, một số cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm sốt cịn hạn chế về trình độ, khơng theo kịp so với u cầu hiện đại hóa hoạt động ngân hàng.

1.3.2.2. Những nguyên nhân của tồn tại

Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng

+ Nhận thức về cạnh tranh và hội nhập chưa đầy đủ. Ngày nay, hơn lúc nào hết hoạt động của ngân hàng phải ln đối diện với cạnh tranh. Để có thể tồn tại và đứng vững trên thương trường, yêu cầu đầu tiên đặt ra cho bất cứ một ngân hàng nào đó chính là nhận thức đúng đắn về cạnh tranh và hội nhập. Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều chuyển biến từ các cấp lãnh đạo đến nhân viên của Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu về vấn đề này. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng nhận thức về cạnh tranh và hội nhập trong hoạt động ngân hàng ở một số cán bộ nhân viên chưa đầy đủ, rõ ràng, cịn mơ hồ. Vì thế chưa thật sự chủ động, linh hoạt trong cơng việc. Thậm chí, một số vẫn cịn tư tưởng theo cơ chế “xin cho” như trước đây. Điều này gây khơng ít khó khăn trong hoạt động của ngân hàng nói chung và trong đầu tư tín dụng phát triển kinh tế biển nói riêng.

+ Chất lượng của CBTD còn nhiều bất cập. Trình độ của CBTD còn hạn chế, thiếu kỹ năng thẩm định, kỹ năng giao tiếp khách hàng, phong cách giao dịch chưa thích ứng với yêu cầu. Môt bộ phận CBTD thiếu kiến thức về kinh tế biển, không am hiểu đầy đủ các định mức kinh tế kỷ thuật cũng như các cơ chế,

chính sách liên quan đến khuyến nơng, khuyến ngư dẫn đến xác định kế hoạch tín dụng khơng phù hợp, đề xuất cho vay khơng chính xác.

+ Chưa có cơ chế thưởng phạt thỏa đáng đối với cán bộ ở địa bàn nông thôn và khu vực ven biển, hải đảo. Đầu tư tín dụng cho kinh tế biển phát sinh chi phí cao, số tiền vay thường nhỏ, cán bộ tín dụng phải quản lý một lượng khách hàng quá lớn, vốn vay thường xuyên gặp rủi ro bất khả kháng, dễ phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, thi đua của cá nhân nên có lúc, có nơi ngại mở rộng tín dụng hoặc giảm sút tính năng động, tích cực trong cho vay phát triển kinh tế biển. Vì vậy, cần có một cơ chế thưởng, phạt thỏa đáng đối với cán bộ tín dụng phụ trách cho vay kinh tế biển.

+ Chưa chú trọng đến hoạt động marketing. Thời gian qua, hoạt động marketing đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tính chất, đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sản phẩm, dịch vụ nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm, dịch vụ truyền thống, chưa chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đối tượng khách hàng ở nông thôn, vùng ven biển, hải đảo. Chưa xây dựng được chiến lược, kế hoạch tuyên truyền, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ một cách bài bản, chuyên nghiệp và toàn diện. Thực tế hiện nay phần lớn các khách hàng ở vùng nông thơn, vùng ven biển, hải đảo biết rất ít về các sản phẩm, dịch vụ hiện có của Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam. Chưa có một chính sách khách hàng phù hợp, cơng tác chăm sóc khách hàng chủ yếu vẫn tập trung đối với các khách hàng lớn, ở thành phố, thị xã, thị trấn, trong khi đó những khách hàng truyền thống lâu năm ở nông thôn, khu vực ven biển, hải đảo dường như bị lãng quên.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

+ Trìn độ cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất cịn thấp. Trình độ ứng dụng khoa học cơng nghệ trong sản xuất kinh doanh cịn nhiều hạn chế. Công nghệ, kỹ thuật thấp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu quả của phát triển kinh tế biển, thiếu các yếu tố cần thiết đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Những hạn

chế, yếu kém cịn thể hiện cả trong các cơng đoạn thu hoạch sản phẩm, bảo quản, chế biến, chủ yếu vẫn chỉ là thủ công, các mặt hàng thuỷ sản chủ yếu ở dạng sơ chế, chưa tạo được nhiều thương hiệu có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

+ Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Phần lớn các hộ khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản… là những hộ nhỏ lẻ, phát triển tự phát, tổ chức sản xuất theo phương pháp truyền thống, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, việc nắm bắt và khả năng phân tích thơng tin về thị trường, giá cả còn nhiều hạn chế, dễ dẫn đến rủi ro trong đầu tư.

+ Sự am hiểu về ngân hàng chưa nhiều. Việc tuyên truyền, phổ biến các hoạt động của ngân hàng chưa nhiều dẫn đến hiểu biết của một bộ phận không nhỏ khách hàng, đặc biệt là khách hàng ở vùng sâu, vùng xa cịn nhiều bất cập. Chính vì vậy, đã phát sinh một số tiêu cực trong đầu tư tín dụng đối với phát triển kinh tế biển như tình trạng cho vay thơng qua cị tín dụng; tình trạng cho vay nặng lãi, bán trước sản phẩm; tình trạng vay ké, xâm tiêu của cán bộ tín dụng …

Các nguyên nhân khác

+ Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và đầy đủ, còn nhiều vướng mắc bất cập. Luật công chứng không quy định hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng;(ii) Việc quy định bắt buộc thực hiện cả thủ tục công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với thế chấp quyền sử dụng đất là không phù hợp với chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước, gây phiền hà và tăng chi phí tiền bạc, thời gian cho tổ chức, cá nhân liên quan;(iii) Xét về bản chất, quy định bắt buộc thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực đối với thế chấp quyền sử dụng đất khơng phù hợp với tính chất quan hệ dân sự vì hợp đồng được ký kết trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận của các bên, Trong khi đó, các tổ chức kinh tế hồn tồn có thể sử dụng quyền sử dụng đất đảm bảo cho các hình thức cấp tín dụng khác như: phát hành bảo lãnh, mở L/C, bao thanh toán hay rộng hơn nữa là để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng kinh doanh thương mại khác của tổ chức kinh tế.

+ Một số bất cập của Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Cụ thể là: Hạn chế đối tượng được vay vốn. Nghị định 41 quy định đối tượng được vay vốn là các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn “nông thôn”,. Tuy nhiên, “nông thôn” được quy định là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bới cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Theo đó, các hộ gia đình, hộ kinh doanh mặc dù thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nhưng ở trong nội thành, nội thị thì khơng được vay vốn theo nghị định này. Vì vậy, đã phần nào hạn chế đối tương cho vay để phát triển nông nghịêp.

+ Một số bất cập trong Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản, điểm nghẽn ở đây chính nằm trong khâu thiết kế mẫu tàu, quy trình phê duyệt hồ sơ ở địa phương và vốn đối ứng của ngư dân.

+ Một số bất cập ở địa phương. Công tác quy hoạch đất đai, quy hoạch các vùng chun canh, các khu ni trồng tập trung cịn nhiều vướng mắc; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra chậm ảnh hưởng đến việc thế chấp, bảo lãnh để vay vốn ngân hàng, làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng; khung giá đất đối với đất nông nghiệp chưa phù hợp với từng địa phương và sát với giá thị trường; chưa chú trọng tới các khâu khuyến ngư, bảo quản, chế biến sau thu hoạch và khâu tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản; chưa tạo ra được sự liên kết hiệu quả, đồng bộ giữa bốn nhà: nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, luân văn đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu; tín dụng đối với phát triển kinh tế biển tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu, cụ thể là:

Khái quá tình hình phát triển kinh tế biển Bà Rịa - Vũng Tàu: Những mặt đạt được, tồn tại và những nguyên nhân của tồn tại trong phát triển kinh tế biển;

Phân tích, đánh giá tín dụng đối với phát triển kinh tế biển của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng đối với phát triển kinh tế biển tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2011 đến năm 2015, Trong đó, đề cập đến 3 nhân tố chính là cơng tác huy động vốn, dư nợ cho vay và chất lương tín dụng,

Qua phân tích, đã rút ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong tín dụng đối với phát triển kinh tế biển tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2011 đến năm 2015. Đặc biệt, luận văn đã làm rõ nguyên nhân của những hạn chế. Những nguyên nhân này được xếp thành 3 nhóm: Ngun nhân từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng và những nguyên nhân khác. Đây chính là cơ sở khoa học thực tiễn của hệ thống giải pháp, khuyến nghị và đề xuất nhằm mở rộng và góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển kinh tế biển tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu trong chương sau.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế biển tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 58 - 66)