Thực trạng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các

trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

2.2.4.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Để đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trong quá trình tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, tác giả đ tiến hành điều tra bằng câu hỏi 4 Phụ lục 1 và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.4. Thực trạng mức độ thực hiện các mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn

huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang STT Mục tiêu phát triển ngôn ngữ

Mức độ thực hiện Điểm trung bình TX (3đ) CTX (2đ) TT (1đ) KTH (0đ)

1 Khả năng lắng nghe, hiểu lời nói

trong giao tiếp hằng ngày 133 15 2 0 2.9

2 Khả năng biểu đạt bằng lời nói, nét

mặt, cử chỉ, điệu bộ,... 93 37 20 0 2.5

3 Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá

trong cuộc sống hàng ngày. 83 42 25 0 2.4

4 Khả năng nghe và kể lại sự việc, kể

lại truyện. 68 40 31 22 2.1

5

Khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.

122 18 10 0 2.75

6 Có một số kĩ năng ban đầu về việc

đọc và viết. 114 12 18 0 2.56

Từ số liệu trên thấy rằng mục tiêu đề ra đ có nhƣng mức độ thực hiện lại có kết quả khác nhau. Các mục tiêu khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày; mục tiêu khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi; mục tiêu có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết đƣợc thực hiện ở mức độ tốt. Các mục tiêu nhƣ: khả năng biểu đạt bằng lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và mục tiêu diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày đƣợc thực hiện khá tốt, điều đó cho thấy giáo viên vẫn thƣờng xuyên, tích cực thực hiện những mục tiêu liên quan đến những kỹ năng thụ động (lắng nghe, hiểu, cảm nhận, kỹ năng đọc, viết...) vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày. Tuy nhiên, mục tiêu khả năng nghe, kể lại sự việc, kể lại truyện chỉ thực hiện ở mức độ trung bình (2.1).

Đánh giá về thực trạng này, GV N. T.D Trƣờng MN Đông Hà cho rằng: “Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi việc xác định đúng mục tiêu là vô cùng quan trọng nhƣng quan trọng hơn cả đó là việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động trong nội dung chƣơng trình giáo dục, trong các chủ đề sao cho các mục tiêu phát triển ngôn ngữ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, cân đối, hài hòa không coi trọng mục tiêu này mà đánh giá thấp mục tiêu khác. Song, do nhận thức, năng lực của GV chƣa đồng đều, nên việc rèn luyện cho trẻ các kĩ năng không có sự thống nhất

Do vậy, thấy rằng việc thực hiện các mục tiêu trên còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra và nhà quản lý cần có biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trên, tăng cƣờng thực hiện đồng đều các mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi để giúp trẻ phát triển toàn diện.

2.2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Để đánh giá mức độ thực hiện nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, tác giả đ sử dụng câu hỏi 5 (Phụ lục 1). Kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.5. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố huyện Quản Bạ,

tỉnh Hà Giang

STT Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ

TT Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ TX (3đ) CTX (2đ) TT (1đ) KTH (0đ) Nội dung nghe

1

Nghe hiểu các từ chỉ ngƣời, sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát.

130 12 8 0 2,81

2 Nghe hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày 138 12 0 0 2,92 3 Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, bài

thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. 128 19 3 0 2,83

Nội dung nói

4 Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt. 108 35 7 0 2,67 5 Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản

thân bằng các loại câu khác nhau 75 56 19 0 2,33 6 Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp

hằng ngày; Trả lời và đặt câu hỏi. 87 42 21 0 2,44 7 Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện. 98 35 17 0 2,54 8 Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp. 70 55 25 0 2,30

Nội dung làm quen với việc đọc, viết

9 Làm quen với cách sử dụng sách, bút. 108 25 17 0 2,67 10 Làm quen với một số kí hiệu thông thƣờng

trong cuộc sống. 98 13 15 0 2,23

Qua kết quả nghiên cứu, phân tích thứ bậc mức độ thực hiện nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non qua bảng trên, tác giả thấy:

- Đối với nội dung nghe: thông qua số điểm trung bình có thể thấy GV đ thực hiện ở mức độ tốt việc kết hợp sử dụng phƣơng pháp quan sát, trò chuyện, đàm thoại... trong nghiên cứu nhận thấy rằng các nội dung “nghe , đƣợc GV thực hiện thƣờng xuyên trong giờ học làm quen với văn học, nội dung “làm quen với việc đọc và viết thƣờng đƣợc tổ chức trong hoạt động làm quen với chữ cái ngoài ra GV còn tổ chức rèn ngôn ngữ, tăng cƣờng khả năng nghe, hiểu cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi thông qua lời nói trong giao tiếp hằng ngày hay những hoạt động của ngày hội, ngày lễ.

- Đối với nội dung “Nói và “ Làm quen với việc đọc và viết đƣợc giáo viên thực hiện ở mức độ khá. Từ số điểm trung bình cho thấy mức độ thực hiện đ ít hơn so với hoạt động nghe. Trẻ đƣợc thể hiện ngôn ngữ nói của mình qua đọc thơ, ca dao, đồng dao từ đó rèn luyện khả năng phát âm của trẻ. Sự tăng dần mức độ khó của nội dung giáo dục ngôn ngữ (nhƣ từ việc trẻ biết sử dụng đúng từ ngữ rồi biết đặt câu hỏi, sau đó đến chủ động tự tin trong giao tiếp; biết bày tỏ cảm xúc của bản thân bằng các loại câu khác nhau...) song mức độ thực hiện thƣờng xuyên lại ít hơn và mức độ chƣa thƣờng xuyên lại nhiều hơn. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn nhƣng lại chƣa đƣợc CBQL, GV quan tâm nhiều. Chính vì vậy, nội dung “nói và “làm quen với việc đọc và viết trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần đƣợc GV chú trọng nhiều hơn nữa, tăng cƣờng mức độ thực hiện để nhằm kích thích trẻ tự tin nói và thể hiện những cảm nghĩ, suy nghĩ của mình cho mọi ngƣời nghe thông qua lời nói.

Giáo viên L. T. Th. Trƣờng MN Thái An cho biết: “Khi xây dựng kế hoạch đ linh hoạt tự lựa chọn các nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ để thực hiện sao cho trẻ tiếp thu tốt nhất, hiệu quả nhất, phù hợp với quy luật tiếp thu kiến thức từ dễ đến khó .

Giáo viên T.M.L trƣờng MN Tả Ván có ý kiến: “thông thƣờng giáo viên lựa chọn các các nội dung dễ để thực hiện, các nội dung khó hơn ít đƣợc chú trọng, nhiều giáo viên dạy theo lối cũ truyền thụ kiến thức còn trẻ là tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Giáo viên thƣờng quan tâm nhiều đến việc tạo môi trƣờng để trẻ phát huy khả năng nói, khả năng nghe mà chƣa chú ý nhiều đến việc dạy khả năng đọc và viết.

Nhƣ vậy, để hƣớng tới việc thực hiện các nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non đạt đƣợc mục tiêu kế hoạch đề ra, có sự đồng đều thì nhà quản lý cần có biện pháp quản lý, rà soát, kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện các nội dung phát triển ngôn ngữ cho phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển đồng đều cả 3 nội dung nghe, nói, làm quen với việc đọc và viết.

2.2.5. Thực trạng sử dụng phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ

Để tìm hiểu thực tế các nhà trƣờng đ sử dụng những phƣơng pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở trƣờng mầm non nhƣ thế nào, tác giả đ sử dụng câu hỏi 6 (Phụ lục 1). Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 2.6 cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ

TT Phƣơng pháp tổ chức Mức độ sử dụng Tổng điểm Kết quả thực hiện ĐTB TX (3đ) CTX (2đ) TT (1đ) KTH (0đ) T (3đ) K (2đ) TB (1đ) Y (0đ) 1 Phƣơng pháp thực hành trải nghiệm 139 9 2 0 3,91 146 4 0 0 2,97 2 Phƣơng pháp trực

quan- minh họa 143 7 0 0 3,95 138 10 2 0 2,91 3 Phƣơng pháp dùng lời nói 145 5 0 0 3,97 131 17 2 0 2,86 4 Phƣơng pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ 108 35 7 0 3,67 135 13 2 0 2,89 5 Phƣơng pháp nêu gƣơng - đánh giá 95 37 12 0 3,52 142 7 1 0 2,94 Kết quả trên cho thấy rằng trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn, CBQL, GV đ sử dụng các nhóm phƣơng pháp khác nhau. Qua kết quả mức độ sử dụng và kết quả thực hiện của các phƣơng pháp tác giả thấy:

Xếp ở vị trí thứ 1 là phƣơng pháp thực hành trải nghiệm nhƣng hiệu quả sử dụng đứng thứ 3 nhƣng hiệu quả sử dụng lại rất cao (2,97%); xếp thứ 2 là phƣơng pháp trực nêu gƣơng - đánh giá 2,94 nhƣng hiệu quả sử dụng đứng ở thứ tự 5; xếp thứ 3 là phƣơng pháp thực trực quan minh họa (2,91%); xếp thứ 4 là phƣơng pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ 2,89 ; Phƣơng pháp dùng lời nói - xếp thứ 5 (2,86%).

Cùng với kết quả khảo sát và qua quan sát, trao đổi tác giả thấy rằng không phải phƣơng pháp nào thực hiện thƣờng xuyên nhất cũng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, đội ngũ CBQL, GV cần quan tâm nhiều hơn nữa tới khả năng của trẻ, quan tâm đến nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của trẻ để dạy trẻ đó mới là tối ƣu. Bởi hiện nay nhiều GV vẫn coi mình là trung tâm của quá trình dạy học, vẫn chủ yếu hƣớng dẫn trẻ bằng cách truyền đạt thông tin, thƣờng sử dụng mẫu, vật mẫu, kết hợp với diễn tả để dạy trẻ, chọn việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ đƣợc hoạt động, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm lo ng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả đạt đƣợc không cao, các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chƣa phong phú và đa dạng, giáo viên chƣa tận dụng triệt để môi trƣờng tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ chƣa phong phú, đa dạng và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động.

Cô: L.T.N giáo viên lớp mẫu giáo 4 tuổi Trƣờng mầm non Cán Tỷ cho rằng: “Khi thực hiện các hoạt động phát triển ngôn ngữ nhƣ hoạt động kể chuyện, tôi thƣờng sử dụng các phƣơng pháp dùng lời nói hoặc phƣơng pháp thực hành trải nghiệm thông qua trò chơi, câu đố để thu hút trẻ vào bài và để trẻ tiếp cận đƣợc với câu truyện tôi sử dụng phƣơng pháp trực quan minh họa qua mô hình, sa bàn hoặc tranh truyện,....Khi muốn trẻ hiểu đƣợc nội dung của câu chuyện, tôi sử dụng phƣơng pháp đàm thoại, trích dẫn và sau cùng là cho trẻ luyện tập củng cố để trẻ hiểu kỹ hơn về nội dung câu chuyện .

Qua các ý kiến trên, tác giả thấy rằng, mặc dù giáo viên đ vận dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau để dạy trẻ, song giáo viên chƣa quan tâm nhiều đến khả năng khác nhau của từng trẻ, chƣa biết cách khơi gợi trẻ nói và sửa sai cho trẻ,

đƣợc tự thể hiện mình và tự tin nói lên những cảm nghĩ của mình cho mọi ngƣời nghe. Đây chính là những biểu hiện của việc chậm đổi mới các phƣơng pháp giáo dục, chƣa biết cách lấy trẻ làm trung tâm “học bằng chơi, chơi mà học , chƣa vận dụng chƣa linh hoạt để mở mang nhận thức của trẻ thông qua phƣơng pháp thực hành trải nghiệm, tìm tòi khám phá bằng các giác quan những sự vật, hiện tƣợng diễn ra xung quanh trẻ, đồng thời trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi với bạn bè, hay sự khích lệ, động viên của GV. Vì vậy, vai trò của CBQL, GV là cần khai thác các tình huống cũng nhƣ các vật liệu khác nhau để khuyến khích trẻ chơi, khuyến khích trẻ hoạt động, giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tƣợng xung quanh và chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc.

Điều đó đòi hỏi đội ngũ CBQL, GV cần đổi mới phƣơng pháp dạy học, phối hợp linh hoạt, sáng tạo các phƣơng pháp cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non và nhà quản lý cần quan tâm, có kế hoạch cụ thể để bồi dƣỡng các phƣơng pháp cho GV nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phát triển ngôn ngữ, nâng cao năng lực quản lý, năng lực giảng dạy của CBQL, GV.

2.3. Thực trạng h nh thức tổ chức h ạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầ n n vùng đặc biệt khó khăn h yện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầm non là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Điều này đòi hỏi CBQL, GV không những chỉ cần có nhận thức đúng về vai trò, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mà còn phải biết sử dụng những hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho linh hoạt, thu hút đƣợc trẻ tham gia và phù hợp với từng độ tuổi. Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ, tác giả sử dụng câu hỏi 7 (Phụ lục 1 để trƣng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.7. Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn h yện Quản Bạ

STT Hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Mức độ sử dụng ĐTB TX (3đ) CTX (2đ) TT (1đ) KTH (0đ) 1 Hoạt động học có chủ định 142 8 0 0 2,95

2 Hoạt động chơi và hoạt động sinh hoạt

hàng ngày 138 9 3 0 2,90

3 Hoạt động lễ, hội 60 80 10 0 2,33

4 Phối hợp với gia đình để phát triển ngôn

ngữ cho trẻ 45 80 25 0 2,13

Từ bảng số liệu trên tác giả thấy, hình thức đƣợc GV sử dụng thƣờng xuyên và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 60)