Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 80 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đƣa ra phải thiết thực, cụ thể phù hợp với điều kiện của địa phƣơng, của nhà trƣờng và sự đồng thuận ủng hộ của Phòng Giáo dục, CBQL, GV các trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn.

Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ phải dựa trên thực tiễn giáo dục của nhà trƣờng, của địa phƣơng, bởi mỗi nhà trƣờng, địa phƣơng đều có những đặc điểm, điều kiện riêng biệt mà đƣa ra các biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn.

Các biện pháp đề xuất quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ phải xuất phát từ thực tiễn, từ thực trạng dạy trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ của mỗi nhà trƣờng, hƣớng đến khắc phục những hạn chế trong quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi vùng đặc biệt khó khăn, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ của từng trƣờng. Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi vùng đặc biệt khó khăn phải thể hiện thông qua việc cụ thể hoá mục tiêu đƣờng lối phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc, các chế định của ngành vào chƣơng trình hoạt động giáo dục của nhà trƣờng gắn với bối cảnh thực tiễn về kinh tế xã hội ở địa phƣơng.

Nguyên tắc đòi hỏi các biện pháp đƣa ra phải dựa trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang và có khả năng vận dụng trong quá trình quản lý. Các biện pháp quản lý phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở trƣờng mầm non, trẻ đạt đƣợc các mục tiêu về ngôn ngữ cuối độ tuổi và giúp trẻ phát triển toàn diện

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đƣa ra phải phù hợp với điều kiện kinh tế, x hội, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất của từng trƣờng, tâm lý của trẻ và có khả năng vận dụng trong quá trình quản lý. Các biện pháp đƣa ra phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết mâu thuẫn và cải tạo thực tiễn. Khi đƣa ra các biện pháp đều phải cân nhắc đến tính vừa sức và cân đối với điều kiện hiện có để các biện pháp đó đem lại chất lƣợng, hiệu quả, đặc biệt có khả năng áp dụng vào hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở trƣờng 3-6 tuổi vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 80 - 82)